Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam hiện nay

06/07/2024
Nguyễn Kim Chi
Nguyễn Kim Chi
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam – từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Một trong số đó phải kể đến việc Hồ Chí Minh đã vận dụng tư tưởng này vào xây dựng nhà nước Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước ta, Bác Hồ đã phát hiện và khẳng định: “Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”.

1- Cơ sở lý luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng thuật ngữ “Chủ nghĩa cá nhân” từ năm 1947 trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Người chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là “một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm” như bệnh tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, ... Đến bài báo “Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân” thì diện mạo của chủ nghĩa cá nhân được Bác chỉ ra tương đối toàn diện và cụ thể. Dưới đây là 10 loại biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước:

Một là bệnh quan liêu. Quan liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, mất dân chủ. Họ khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như một ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạnh hoẹ ở vùng ấy, lĩnh vực ấy. Họ đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần chúng thì quan cách. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng, Nhà nước và xã hội, trước hết là tham ô, lãng phí, do đó cần phải tiêu diệt bệnh quan liêu.

Hai là bệnh tham lam. Những người mắc bệnh này đều đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”, chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Do đó họ tự tư, tự lợi, dùng của công làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, tham ô, hủ hoá, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi.

Ba là bệnh lười biếng. Lười biếng là tự cho mình cái gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. Họ làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ; ngại khó khăn, gian khổ; việc dễ thì tranh lấy cho mình, việc khó thì đùn cho người khác và gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh.

Bốn là bệnh kiêu ngạo. Kiêu ngạo là chứng bệnh tự cao, tự đại, hay lên mặt. Họ ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình; ưa sai khiến người khác; hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình; không thèm học hỏi quần chúng, không muốn người khác phê bình mình; việc gì cũng muốn làm thay người khác.

Năm là bệnh hiếu danh. Những người mắc bệnh này đều tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Họ vì tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm, cho đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lại lung lay. Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống, chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ, chỉ ham làm chủ tịch này, uỷ viên nọ, chứ không ham công tác thiết thực.

Sáu là bệnh “hữu danh, vô thực”. Chứng bệnh này thể hiện ở mặt làm việc không thiết thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới làm lên mà là làm cho có chuyện, làm được ít suy ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch.

Bảy là bệnh cận thị. Đây là loại bệnh không trông xa, thấy rộng; những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chút những việc vụn vặt. Những người như vậy chỉ trông thấy sự lợi, hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi, hại to lớn.

Tám là bệnh tị nạnh. Tị nạnh là cái gì cũng muốn “bình đẳng”, sinh ra hiểu lầm hai chữ “bình đẳng”, không hiểu rằng người khoẻ gánh nặng, người yếu gánh nhẹ, người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít.

Chín là bệnh xu nịnh, a dua. Đây là bệnh của những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu; thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi, theo gió bẻ buồm, không có khí khái.

Mười là bệnh kéo bè, kéo cánh. Những người mắc bệnh này thường ai hợp với mình thì người xấu mấy cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau; còn ai không hợp với mình thì người tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Từ đó họ đi đến kết bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân là vết tích của xã hội cũ, đó là lối sống ích kỷ, chỉ biết có riêng mình, thu vén cho riêng mình, chỉ thấy công lao của mình mà quên mất công lao của người khác. Theo Bác, chủ nghĩa cá nhân là đồng minh của đế quốc, là một thứ vi trùng rất độc. Theo đó, chủ Nghĩa cá nhân đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm như: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, tham danh, trục lợi, quyền hành, coi thường tập thể, tự cao, tự đại, độc đoán chuyên quyền ... Đó là “một thứ gian xảo, xảo quyệt, nó dỗ dành người ta đi xuống dốc”. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

2- Vận dụng thực tiễn

[a] Thực trạng chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam hiện nay

Chủ nghĩa cá nhân là nguồn gốc của mọi sự suy thoái, tiêu cực, hư hỏng, song nó lại ẩn trong mỗi con người nên cuộc đấu tranh để từ bỏ nó rất khó khăn phức tạp. Tệ nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu tiêu biểu của chủ nghĩa cá nhân.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo, công tác phòng chống tham nhũng, thì việc này đã được đẩy mạnh, có nhiều điểm đột phá. Thậm chí, có thể khẳng định, một trong những thành tựu nổi bật nhất trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng là công tác phòng chống tham nhũng, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có sự thay đổi rõ rệt về chất.

Đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, Đại hội XII của Đảng đã nhận định: “Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm”.

Tổng kết về công tác phòng chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng cho thấy, có đến hơn 87 nghìn đảng viên bị kỷ luật, trong đó vi phạm chủ yếu là nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, những điều đảng viên không được làm (tham nhũng, tiêu cực, buông lỏng lãnh đạo, cố ý làm trái). Kết quả cũng cho thấy, có đến 113 cán bộ cao cấp diện Trung ương quản lý bị kỷ luật (tăng hơn 10 lần so với nhiệm kỳ Đại hội XI - chỉ xử lý 11 trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý). Thanh tra Chính phủ và thanh tra chuyên ngành đã chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý gần 450 vụ, hơn 600 đối tượng. Kiểm toán nhà nước đã chuyển gần 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Từ năm 2013-2020, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương đã khởi tố, điều tra 14.300 vụ/24.410 bị can, xét xử sơ thẩm hơn 11.700 vụ/22.600 bị cáo về tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa hơn 800 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo.

Tuy nhiên, công tác phòng chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ rệt, trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng chống tham nhũng chưa được đề cao. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế; tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi… Tham nhũng trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội… Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam ta

Như vậy, ta có thể kết luận rằng, trên thực tế, mặc dù chủ nghĩa cá nhân (tiêu biểu ở đây là tham nhũng) đã được hạn chế và thuyên giảm, tuy nhiên, việc thực thi phòng chống chủ nghĩa cá nhân vẫn chưa được hiểu quả như mong đợi, nhất là khu vực địa phương.

[b] Đề xuất giải pháp chống Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam

Dựa vào thực trạng như đã nêu ở mục [a] thì dưới đây là một số đề xuất giải pháp chống Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam:

Một là, người làm cán bộ, công chức, viên chức trong Đảng và Nhà nước cần nắm vững Luật Phòng chống tham nhũng 2018, hiểu rõ nội dung cơ bản cũng như nắm bắt được điểm mới trong Luật Phòng chống tham nhũng hiện hành và thực thi nghiêm ngặt pháp luật phòng chống tham nhũng trên thực tế.

Hai là, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức đi theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị phải không ngừng được giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ tiền bối theo đúng nội dung xây dựng Đảng về đạo đức Đại hội XII của Đảng đã đề ra.

Ba là, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Xây dựng hệ thống giáo dục đạo đức, chính trị ngay từ thuở mầm non cho các chủ nhân tương lai của đất nước.

Bốn là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, pháp luật của Nhà nước, mọi cán bộ, đảng viên sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, đồng thời Nhà nước cần phải hoàn chỉnh cơ chế, thể chế, quy định về quản lý kinh tế, quản lý tài chính, ngân sách, nguồn vốn và tài sản công, tài nguyên, đất đai và tăng cường kiểm soát quyền lực từ trung ương đến địa phương.

Do đó, để nâng cao hiệu quả trong việc phòng chống chủ nghĩa cá nhân, Nhà nước ta cần hoàn thiện hệ thống pháp luật tinh chuẩn, cần xây dựng đội ngũ cán bộ công chính liêm minh, thực thi nghiêm ngặt pháp luật trên thực tế.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam hiện nay được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam hiện nay có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chủ nghĩa cá nhân trong Nhà nước Việt Nam hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25379 sec| 986.633 kb