Thế nào là người có học thức?
1- Định nghĩa về người có học thức
Có người đậu năm ba bằng, có người đậu cử nhân, tiến sĩ cũng còn bị người ta mắng cho là đồ “vô học”. Như thế thì “người có học” là người như thế nào? Chắc chắn, nó phải có một định nghĩa rõ ràng, nhưng thường được hiểu ngầm hơn là nói trắng ra.
Ví dụ 1: “Một người là kỹ sư điện, trong nhà có máy điện hư, vẫn phải đi tìm những anh thợ máy điện đến sửa. Nhưng nếu bảo họ giảng nghĩa về điện học, thì chắc rằng, họ sẽ làm cho ta điếc óc.”
Ví dụ 2: “Nhiều ông giáo sư ở trường sư phạm ra, trong khi dạy học, họ không biết áp dụng một nguyên tắc sư phạm nào; học trò vẫn than phiền là giờ dạy của họ buồn ngủ muốn chết, không hiểu được gì cả. Rồi họ còn bảo: “Học trò mà học dở, không phải lỗi tại thấy.”
Ví dụ 3: “Một vài ông đậu bằng tiến sĩ hay thạc sĩ triết học, thế mà cách ăn ở với đời vụng dại như một người ngu, không hiểu chút gì về tâm lý của con người cả.”
Cớ sự này không phải lỗi tại những người ấy, họ chỉ là nạn nhân của chế độ nhà trường ngày nay. Những người có bằng cấp trên đây, họ có hơn gì kẻ vô học không? Nếu có hơn là họ hơn về lý thuyết nhưng về phần thực tế, họ đâu có hơn gì một con vẹt. Nói cho đúng hơn, họ chỉ có “học” mà không có “hành”. Học là để biết. Biết, mà không thực hành được, cũng chưa gọi là “biết”. Tri và hành cần phải hợp nhất mới được gọi là người “có học thức”.
2- Hiện trạng vấn đề học thức ngày nay
Người xưa có ví: “Con chiên ăn cỏ, đâu phải để mà nhả cỏ, mà là để biến thành những bộ lông mượt đẹp. Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ”.
Học mà không “tiêu hóa", có khác nào con chim nhả cỏ, con tằm nhả dâu. Con người rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói. Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang hàng với máy móc.
Georges Duhamel có nói: “Đừng sợ máy móc của bên ngoài, hãy sợ máy móc của cõi lòng”. Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận rồi, mà tinh thần loài người rồi cũng đến lúc diệt vong: có xác mà không hồn. Học mà đưa con người đến tình trạng ấy, tôi tưởng thà đừng học có hơn không? Cái hiểm trạng của xã hội ngày nay phải chăng một phần nào đều do những bộ óc “học thức nửa mùa” ấy gây nên?”
Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
3- Mối quan hệ giữa “học” và “học thức”
Ta cần phải để ý phân biệt “học” và “học thức”. Hai lẽ này không thể nhầm lẫn với nhau được.
Thật vậy, có những sự hiểu biết chỉ “bám” ngoài da mà không thể “ăn sâu” vào tâm khảm. Nó là một nước sơn bóng nhoáng và chỉ là một lớp sơn thôi. Cái học không ảnh hưởng gì đến tâm hồn. Trái lại, cũng có nhiều thứ hiểu biết liên lạc với ký ức, với tư tưởng, với tình cảm dục vọng, nó hòa hợp với con người tinh thần không khác nào khí huyết tinh tủy đối với thân thể. Giữa những sự hiểu biết ấy, có một thứ tác động và phản động, xung đột nhau, hòa hợp nhau để thay đổi nhau và thay đổi luôn cả con người. Giữa ta và những điều ta học hỏi phải có một sự “tiêu hóa", hay nói theo Kinh Dịch, phải có một việc thần hóa (thân nhi hóa chi) mới được.
Vậy, ta phải dành chữ “học thức” cho những bộ óc thông minh biết đồng hóa với những điều mình đã học.
4- Điểm khác biệt giữa “học nhiều” và “học thức”
Học nhiều và học thức không giống nhau. Phần đông chúng ta thường đánh giá con người theo bằng cấp của họ, những bằng cấp ấy phần nhiều là những bằng cấp trí nhớ: kẻ nào nhớ giỏi thì thi đậu. Sự nhận xét sai lầm này gây không biết bao tai họa cho loài người hiện thời.
Tóm lại, người học thức không phải cần biết thật nhiều, mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.
"Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” - Biết, thì biết là mình biết, không biết thì biết là mình không biết, ấy mới thật là biết. Học thức là một vấn đề thuộc “phẩm”, chứ không phải thuộc “lượng”.
Cái học mà đã được đồng hóa rồi thì không còn nói là cái học bên ngoài nữa. Cỏ mà bị chiên ăn rồi, không còn là cỏ nữa. Dâu mà bị tằm ăn, không còn gọi là dâu nữa.
Học cũng như ăn.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Thế nào là người có học thức? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Thế nào là người có học thức? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm