Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về đạo đức và đạo đức cách mạng

"Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn".

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về đạo đức và đạo đức cách mạng

Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn nhiều về đạo đức, đậc biệt là đạo đức cách mạng. "Đức là gốc" là cơ bản, xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau rồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.

Liên hệ

I- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã khẳng định: "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động".

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại.

Vấn đề Đạo đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra và xem xét một cách toàn diện trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ việc tư đến việc công, từ lao động sản xuất ở hậu phương đến chiến đấu ngoài mặt trận, từ học tập, công tác đến sinh hoạt hàng ngày. Đạo đức không chỉ là "gốc", là nền tảng, là nhân tố chủ chốt của người cách mạng, mà còn là thước đo của lòng cao thượng của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bàn đến đạo đức ở mọi phạm vi từ gia đình tới xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, từ quốc gia đến quốc tế. Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh xem xét vấn đề đạo đức một cách toàn diện là một cách nhìn mang tính khách quan, phù hợp với hoạt động phong phú đa dạng của đời sống xã hội và của mỗi con người. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là đạo đức Việt Nam vừa là đạo đức cộng sản, vừa mang cốt cách của văn hóa đạo đức phương Đông vừa mang dáng dấp của đạo đức phương Tây.

Quan niệm đạo đức truyền thống ở Việt Nam dĩ nhiên không chỉ phụ thuộc một chiều vào tư tưởng đạo đức Nho học, mà chủ yếu bị chi phối bởi văn hóa xóm làng qui định cái tình, cái nghĩa, cái lý… cộng đồng hơn là cương thường hay luân thường Nho giáo. Nội dung và phạm vi của đạo đức Việt Nam là lối sống có tình nghĩa theo phương châm “thấu tình” sẽ “đạt lý”.

Đạo đức xét đến cùng là sự phản ánh của các quan hệ kinh tế - xã hội. Giá trị đạo đức được xác định ở chỗ nó phục vụ cho tiến bộ xã hội vì hạnh phúc của con người. “Đạo đức giúp cho xã hội loài người tiến lên trình độ cao hơn, thoát khỏi ách bóc lột lao động”. Bàn về đạo đức cộng sản chủ nghĩa, Lênin cho rằng: “Đó là những gì góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả nhữmg người lao động chung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản”. Đây là một quan niệm mang tính cách mạng và khoa học về đạo đức mà quan niệm của các tôn giáo và các nền đạo đức khác không thể đạt tới. Đạo đức ngoài sự chi phối của các điều kiện kinh tế - xã hội, còn chịu sự tác động của sự tự ý thức và niềm tin về bản thân mình, về dân tộc, giai cấp theo những lý tưởng và những định hướng giá trị nhất định. Do đó, đạo đức có tính độc lập tương đối. Cho nên không thể quả quyết rằng, sự giàu có về vật chất sẽ gắn liền với sự giàu có về tinh thần đạo đức hay ngược lại.

Thuật ngữ đạo đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng với 03 nghĩa: pộng, hẹp và rất hẹp.

Theo nghĩa rghĩa rộng, đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội, kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.

Theo nghĩa hẹp, đạo đức là các qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống.

Theo nghĩa rất hẹp, đạo đức là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặp lại.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với ba mối quan hệ cơ bản của mỗi con người: với mình, với người và với việc.

Quan điểm “Đức là gốc” của con người đã xuất hiện từ xa xưa trong học thuyết “Đức trị” của Nho giáo. Rõ ràng, quan điểm “đức là gốc” của Nho giáo chứa đựng những yếu tố hợp lý nhất định. “Đức là gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa của đạo đức nhân loại.

Quan điểm “Đức là gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên những nội dung cơ bản như sau:

Một là, đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng, giống như cây phải có gốc, sông, suối phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng cực kỳ gian khổ khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động trước tấm gương đạo đức trong sáng mẫu mực của người thầy vĩ đại : “… Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về người, không gì ngăn cản nổi…”.

Trong “Đường Kách mệnh” tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành chương đầu tiên để bàn về tư cách người cách mạng, sau đó mới nói về lý luận và đường lối cách mạng. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đức là gốc”, cho nên đạo đức cách mạng không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới mà còn giúp người cách mạng không ngừng cầu tiến bộ và hoàn thiện bản thân mình.

Người có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm thời... cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. “Đức là gốc” cho nên đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.

Hai là, trong mối quan hệ giữa Đức và Tài thì “Đức là gốc” nhưng đức và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Tài lớn thì Đức càng phải cao, vì khi đã có trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. “Đức là gốc” vì trong đức đã có tài, có cái đức sẽ đi đến cái trí. Bởi người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước việc dân. Như vậy, “Đức là gốc” ở đây phải là “Đức lớn” - đức tận tâm, tận lực phấn đấu hy sinh vì cách mạng, vì nước vì dân, nó không đồng nhất với những phẩm chất đạo đức thông thường cụ thể, như hiền lành, ngoan ngoãn, tốt bụng... trong đời sống hàng ngày.

Thứ ba: "Đức là gốc" trong xây dựng Đảng. Phát triển tư tưởng của Mác, Ăngghen, Lênin về Đảng của giai cấp công nhân, trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một hình tượng về Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản: "….Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình. Đảng ta là đạo đức, là văn minh…."

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng phải "là đạo đức, là văn minh" trong đó đạo đức là "gốc", là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt lên trên hết, trước hết. Bởi Đảng cộng sản muốn đóng được vai trò tiên phong thì trước hết phải là một đảng tiêu biểu cho đạo đức cách mạng, tận tâm, tận lực phụng sự tổ quốc và nhân dân.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và đạo đức cách mạng đã đóng góp làm phong phú thêm tư tưởng đạo đức cách mạng của đạo đức học Mác-Lênin, được biểu hiện vận dụng nhuần nhuyễn giữa tính nhân văn của các dân tộc Việt Nam với đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân. Xét về lý luận, quan điểm “Đức là gốc” của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

II- TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng.

Một là, tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa những tư tưởng đạo đức phương Đông, những tinh hoa đạo đức của nhân loại và đặc biệt quan trọng là tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong lĩnh vực đạo đức, Chủ tịch Hồ Chí Minh có sử dụng một số khái niệm và mệnh đề tư tưởng đạo đức của Nho giáo, nhưng trên cơ sở mới, chuyển tải những nội dung mới, vì vậy, về thực chất, đó là đạo đức mới, đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”.

Quan niệm lấy đức làm gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Hai là, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là bộ phận quan trọng trong di sản lý luận để lại cho Đảng và nhân dân ta. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nguyên tắc kế thừa được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách nhuần nhuyễn và trở thành nguyên tắc có tính chất chỉ đạo trong việc tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và nhân loại để xây dựng nên một nền đạo đức mới - đó là đạo đức cách mạng như Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thường gọi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn: Về lý luận, Người đã để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu của cán bộ, đảng viên.

Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức là những quan điểm thực sự khoa học, biện chứng, Mác-xít; phù hợp với sự tiến hoá của xã hội loài người. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn những quy tắc đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến nhất trong thời đại ngày nay, với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là mẫu mực kết tinh tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của người Việt Nam với đạo đức cộng sản cao quý của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Những quy tắc đạo đức của Người nêu ra đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của cả dân tộc ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, vì hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc khác trên thế giới.

Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình. Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hằng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp và với mọi người xung quanh mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng đề cập một nội dung mới, phản ánh đạo đức cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết; Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng; Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phẩm chất đạo đức nữa luôn gắn liền với những hoạt động hàng ngày của Chủ tịch Hồ Chí Minh và luôn được đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất là Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm cần kiệm liêm chính, chí công vô tư của đạo đức phương Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam. Người chỉ ra rằng: phong kiến nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng không thực hiện; ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân noi theo. Cần, kiệm, liêm, chính còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh tiến bộ của một dân tộc. Quán triệt lời dạy của Bác, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người cán bộ, lãnh đạo, Đảng viên cũng phải thực hiện “Cần - Kiệm - Liêm - Chính - Chí công - Vô tư”.

Ba là, tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự thống nhất, hoà quyện giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia, dân tộc. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự thương yêu, tôn trọng tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, chống sự hằn thù, bất bình đẳng dân tộc và sự phân biệt chủng tộc.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về đạo đức và đạo đức cách mạng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.42424 sec| 1141.148 kb