Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp

"Người lúc nào cũng muốn thành công phải thay đổi hành vi của mình tùy thời"

- Niccolo Machiavelli

Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp

Dù là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Luật sư hay người hành nghề luật nào khác, thì việc chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp là rất cần thiết.

Việc lập kế hoạch giao tiếp và dự kiến những nội dung cho buổi giao tiếp sẽ giúp cho buổi giao tiếp của những người hành nghề luật đạt được hiệu quả cao nhất.

Đối với người tiến hành tố tụng, tùy vào đối tượng giao tiếp là ai, người tiến hành tố tụng cần có sự chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp, bảo đảm đạt được mục đích của hoạt động giao tiếp.

Liên hệ

Phiên tòa nơi Thẩm phán thể hiện rõ  nét nhất sự chuẩn mực trong giao tiếp đối với Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền  và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cả những người tham dự phiên tòa. Mọi cử chỉ, lời nói, hành động của Thẩm phán đề được những người có mặt tại phiên tòa hoặc theo dõi phiên tòa qua truyền hình, truyền thanh… chú ý. Do đó, để bảo đảm việc điều khiển phiên tòa thật tốt, tránh những sai sót không đáng có, Thảm phán chuẩn bị thật chu đáo kế hoạch điều khiển phiên tòa, đặt ra các tình huống và hướng giải quyết tình huống có thể phát sinh tại phiên tòa.

Đối với Luật sư, hoạt động giao tiếp giữa Luật sư và khách hàng chính là hoạt động đầu tiên để tạo nên mối quan hệ giữa Luật sư và khách hàng. Rất nhiều người cho rằng, hoạt động này đơn thuần là hoạt động tư vấn nhưng đây lại là một giai đoạn hết sức quan trọng đối với Luật sư. Bởi vì, qua lần đầu tiếp xúc và giao tiếp, Luật sư có thể tạo ra niềm tin cho khách hàng của mình. Việc khách hàng có ký hợp đồng dịch vụ pháp lý hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ năng giao tiếp với khách hàng có gây ấn tượng, tạo được sự tin tưởng cho khách hàng trong buổi đầu tiếp xúc hay không. Tiền đề cho một dịch vụ pháp lý được ký kết chính là kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Như vậy, sự giao tiếp ban đầu giữa Luật sư và khách hàng rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc khách hàng có tiếp tục nhờ Luật sư bào chữa hay bảo vệ quyền lợi hay không.

Để có buổi tiếp khách hàng theo lịch hẹn đạt hiệu quả cao, Luật sư cần phải có những chuẩn bị nhất định:

- Hệ thống lại nội dung công việc: những yêu cầu của khách hàng thông qua thông tin mà khách hàng cung cấp, từ đó dự kiến những tình huống có thế phát sinh, những phương án để tư vấn cho khách hàng lựa chọn.

- Chuẩn bị một số câu hỏi dự kiến hỏi khách hàng đế làm rõ vụ việc. Thông thường, qua điện thoại hoặc email, khách hàng chỉ cung cấp sơ qua các thông tin, nên Luật sư phải chuẩn bị các câu hỏi để hướng cuộc nói chuyện vào những vấn đề mà mình muốn khai thác, làm rõ.

- Tìm kiếm những văn bản pháp luật điều chỉnh nội dung vụ việc, chuẩn bị để đưa một danh mục cho khách hàng tìm hiểu, nếu cần thiết có thể cung cấp văn bản cho khách hàng. Tuy đây không phải là nghĩa vụ bắt buộc của Luật sư, nhưng cưng cấp cho khách hàng văn bản để họ hiểu biết hơn thì sẽ dễ dàng cho Luật sư hơn khi tư vấn các vấn đề liên quan, đồng thời cũng thế hiện sự tận tâm, chu đáo của Luật sư ngay tù’ đầu trong quan hệ với khách hàng.

- Dựa trên những yêu cầu sơ bộ mà khách hàng thông báo, Luật sư sẽ chuẩn bị một biểu phí và một bản dự thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý để khách hàng có thể xem xét ký kết.

- Chuẩn bị về địa điểm giao tiếp, chuẩn bị sổ sách ghi chép, chuẩn bị danh thiếp để đưa cho khách hàng.

- Qua những thông tin cá nhân mà khách hàng cho biết, Luật sư có thể tìm một số chủ đề liên quan đê tạo không khí giao tiếp cởi mở và thân thiện.

Không chỉ có kế hoạch chuẩn bị khi giao tiếp với khách hàng, Luật sư cũng cần có sự chuẩn bị khi giao tiếp theo kế hoạch định trước với Điều tra viên, Kiểm sát viên. Luật sư cần dự kiến những nội dung sẽ trao đổi khi gặp và tiếp xúc với người tiến hành tố tụng, đồng thời cũng nên dự kiến về các tình huống phát sinh có thể xảy ra. Việc chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp càng chu đáo thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao.

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư nội bộ doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest,

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp trong Nghề Luật: Chuẩn bị cho hoạt động giao tiếp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.93937 sec| 1080.391 kb