Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

09/04/2023
Việt Nam là quốc gia có khoảng 70% người dân sống dựa vào nông nghiệp, do đó việc bảo hộ quyền đối với giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với những quốc gia có sự phát triển kinh tế dựa trên nền nông nghiệp như Việt Nam.

Việt Nam hiện đang trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Thành tựu này không chỉ có được từ hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt việc nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới tạo cơ hội cho nông dân có điều kiện tiếp cận với các giống tốt, chất lượng cao mà còn nhờ hoạt động thương mại hoá các giống cây trồng mới. Thông qua hoạt động chuyển giao các giống cây trồng mới đã góp phần đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào cuộc sống, các nhà sản xuất Việt Nam có nhiều cơ hội lựa chọn các giống cây trồng do các tác giả trong nước cũng như nước ngoài chọn tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất mang lại lợi ích cho các bên và toàn xã hội, thúc đẩy việc ra đời nhiêu giông tố và điều này có sự hỗ trợ mạnh mẽ của hệ thống bảo hộ giống cây trồng với việc thực thi có hiệu quả.

Việc chuyển giao quyền đối với giống cây trồng có thể thực hiện qua hai hình thức, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng.

1- Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng

Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng. Kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo thủ tục do pháp luật quy định, bên chuyển nhượng chấm dứt quyền sở hữu đối với giống cây trồng, Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, được quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng các quyền liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ. Trường hợp quyền đối với giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thì việc chuyển nhượng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Trong những năm qua, hoạt động chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam khá khởi sắc với nhiều “thương vụ” chuyển nhượng có giá trị cao:

- Năm 2008, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đà chuyển nhượng giống lúa lai TH3-3 cho Công ty TNHH Cường Toàn với giá 10 tỷ đồng;

- Năm 2009, Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam đà chuyển nhượng giống thanh long ruột tím hồng LĐ5 cho Công ty TNHH thanh long Hoàng Hậu tại Bình Thuận với giá 2 tỷ đồng;

Cũng tương tự như các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng cũng bao gom hai bên chủ thể: Bên chuyển nhượng là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng và bên nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:

-  Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

-  Căn cứ chuyển nhượng;

-  Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;

-  Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;

-  Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

-  Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây đồng theo quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng bao gồm: 02 bản Tờ khai đăng ký theo mẫu; 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ), hợp đồng làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai; bản gốc hoặc bản sao hợp lệ bằng bảo hộ giống cây trồng; văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung; chứng từ nộp phí, lệ phí;

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng; ghi nhận việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng vào sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng.

2- Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng

Chuyên giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của minh. Trường hợp quyền sử dụng giống cây trồng thuộc đồng sở hữu thị việc chuyển giao quyền sử dụng cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó.

Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: Bằng bảo hộ giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ: Chủ bằng bảo hộ có quyền chuyển giao cho người khác sử dụng một hoặc một số quyền sau đây liên quan đến vật liệu nhân giống của giống đã được bảo hộ: sản xuất hoặc nhân giống; chế biến nhằm mục đích nhân giống; chào hàng; bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác; xuất khẩu; nhập khẩu; lưu giừ đề thực hiện các hành vi kể trên; ♦

d) Thời hạn hợp đồng: do các bên thỏa thuận nhưng phải trong phạm vi hiệu lực của băng bảo hộ giống cây trồng;

đ) Giá chuyển giao quyền sử dụng;

e) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyên quyên;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ quy định căn cứ và điều kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây hồng. Theo các quy định này, ương các trường hợp sau đầy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng như các bộ, cơ quan ngang bộ khác, phù hợp với lĩnh vực quản lý của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây rồng được bảo hộ cho tổ chức, cá nhân khác mà không cần có sự đồng ý của chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng độc quyền giống cây trồng:

- Việc sử dụng giống cây đồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

- Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây đồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;

- Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cám theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

Trong các trường hợp trên, khi ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ, cơ quan nhà nước có

thẩm quyền phải đảm bảo các điều kiện sau đây theo quy định tại khoản 3 Điều 195 Luật sở hữu trí tuệ:

- Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

- Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

- Người được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng phải đền bù thỏa đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây muồng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù được quy định bởi Chính phủ.

Liên quan đến lợi ích của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, khi bị bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng ưong các trường họp với các điều kiện trích dẫn trên, Điều 197 Luật sở hữu trí tuệ quy định chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có các quyền:

- Nhận đền bù tương ứng với giá trị kinh tế của quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao hoặc tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng có phạm vi và thời hạn tương ứng;

- Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sửa đổi, đình chỉ hay huỷ bỏ hiệu lực của việc ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng khi điều kiện dẫn đến việc chuyển giao này đã chấm dứt và việc sửa đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hiệu lực đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc.

0 bình luận, đánh giá về Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16478 sec| 985.852 kb