Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

09/04/2023
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân năm giữ độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (bên chuyên quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên được chuyển quyền) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi các bên thỏa thuận.

1- Các vấn đề chung về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân năm giữ độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (bên chuyên quyền) cho phép tổ chức, cá nhân khác (bên được chuyển quyền) sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi các bên thỏa thuận.

So với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyên giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc bên chuyển giao chỉ chuyển giao một quyền năng quan trọng nhất của chủ sở hữu, đó là quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong suốt thời hạn hiệu lực của hợp đồng, bên chuyển giao vẫn là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của bên chuyển giao phụ thuộc vào loại hợp đồng mà các bên thỏa thuận (hợp đồng độc quyền hay không độc quyền). Nếu việc chuyển giao là không độc quyền, bèn chuyên giao vần có thể trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc được tiếp tục chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên thứ ba và đương nhiên chủ sở hữu vần năm giữ quyền định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp.

Bên nhận chuyển giao chi được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm VI các quyền, trong thời hạn và phạm VI lãnh thổ nhất định mã các bên đã thoả thuận

Căn cứ vào ý chí của các bên khi chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hai hình thức chuyển quyền sử dụng:

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo hợp đồng là sự thỏa thuận tự nguyện giữa bên chuyển quyền và bên nhận quyền về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hợp đồng này được gọi là “hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp”;

Chuyên quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong ngôn ngữ tiếng Anh, hai thuật ngữ “Compulsory Licensing” (li-xăng bắt buộc, hay li-xăng cưỡng bức) hay “Non-voluntary Licensing” (li-xăng không tự nguyện) thường được sử dụng để chỉ hình thức chuyển giao này. Hình thức chuyển giao quyền sử dụng này chỉ áp dụng đối với sáng chế và phải tuân theo những căn cứ và điều kiện do pháp luật quy định. Khác với việc chuyển giao quyền sử dụng theo hợp đồng, “li-xăng bắt buộc” được cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bất chấp ý kiến của chủ sở hữu sáng chế. Việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết, vì lợi ích công cộng như lý do bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ an ninh, quốc phòng... Đây cũng được coi là một giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp, nhằm cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu sáng chế và lợi ích công cộng, hạn chế việc chủ sở hữu sáng chế lạm dụng độc quyền làm ảnh hưởng đến lợi ích công cộng. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hạn chế về phạm vi, điều kiện, thời hạn sử dụng. Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ giới hạn trọng phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao. Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bắt buộc không được chuyển quyền đó cho người khác.

2- Chủ thể của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Bên chuyển quyền (có thế gọi tắt là “bên giao ”) là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có thể là người được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển quyền sử dụng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp và được phép chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho bên thứ ba.

Bên được chuyển quyền (có thể gọi tắt là "hên nhận ”) là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu được sử dụng, khai thác đối tượng sở hữu công nghiệp.

Các bên trong hợp đồng có thể uỷ quyền cho các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thay mặt mình tham gia giao kết và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, bên được chuyển quyền còn phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

3- Đối tượng và giới hạn của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

Đối tượng của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền sử dụng đối với: sáng chế, KDCN, nhăn hiệu (trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức tập thể đó),' TKBT mạch tích hợp, BMKD. Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao: Bên được chuyển giao được sử dụng một phần hay toàn bộ khối lượng bảo hộ được xác lập theo văn bằng bảo hộ. Đối với hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, các bên có thể thỏa thuận bên được chuyển quyền được sử dụng nhãn hiệu cho toàn bộ hoặc chì một số hàng hóa hoặc dịch vụ được đăng ký kèm theo.

• Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Quyền sử dụng CDĐL, TTM không được chuyển giao:

CDĐL là loại chi dần thương mại có chức năng chì dần về nguồn gốc địa lí của sản phẩm, giúp cho người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá đến từ những khu vực địa lý địa lí đặc biệt mà các điều kiện địa lý tạo nên tính chât, chât lượng đặc thù của sản phẩm. Do đó, nếu quyền sử dụng CDĐL được chuyển giao cho những chủ thể không sản xuất sản phẩm ở khu vực địa lý đó sẽ dẫn đến thông tin do CDTL truyền đạt đến người tiêu dùng không trung thực, gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Việc sử dụng này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL vì sản phẩm không được sản xuất ở khu vực địa lý đặc thù với các điều kiện tự nhiên cũng như con người của môi trường địa lí đó, sẽ không bảo đảm tính chất, chất lượng. Do đó, Luật sở hữu trí tuệ quy định CDĐL là tài sản công, thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng CSDL cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang CDĐL tại địa phương đó nhưng họ không được chuyển giao quyền này cho người khác.

TTM là tên gọi mà chủ thể kinh doanh sử dụng để nhận biết và xưng danh trong hoạt động kinh doanh, để phân biệt chủ thể đối với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực khu vực kinh doanh. TTM là dấu hiệu quan trọng để cá biệt hoá chủ thể kinh doanh, luôn gắn liền với doanh nghiệp trong Giấy phép đăng ký kinh doanh cũng như trong giao dịch thực tế. Do vậy, TTM luôn gắn liền với một chủ thể kinh doanh và không thể chuyển giao cho chủ thể khác cùng sử dụng.

- Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể. Lý do vì nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của thành viên tổ chức tập thể với hàng hoá, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên tổ chức nên việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể chỉ có thế diễn ra trọng phạm vi các thành viên của tổ chức tập thể. Nếu quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể được chuyển giao cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên của tổ chức tập thể sẽ làm vô hiệu mục đích “phân biệt” hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Quy định này cũng nhằm mục đích để kiểm soát chất lượng của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể.

- Bên được chuyển quyền không được ký hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. Cụ thể, bên được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển giao quyền đó cho chủ thể thứ ba nếu được sự cho phép của bên chuyển quyền.

- Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

- Bên được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo khoản 1 Điều 136 Luật sở hữu trí tuệ. Giống như chủ sở hữu sáng chế, bên được chuyển giao quyền sử dụng độc quyền sáng chế có nghĩa vụ sử dụng sáng chế để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

0 bình luận, đánh giá về Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40564 sec| 966.672 kb