Cơ cấu luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ giai đoạn phúc thẩm hình sự

01/05/2021
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Cơ cấu của bản luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ ở phiên tòa phúc thẩm cũng giống như luận cứ bào chữa, bảo vệ ở phiên tòa sơ thẩm, bao gồm: Phần mở đầu cơ cấu luận cứ, nội dung và kết luận của luận cứ.

1- Phần mở đầu của luận cứ bào chữa

Luật sư bào chữa giới thiệu về bản thân, về tổ chức hành nghề, về tổ chức xã hội nghề nghiệp mà luật sư là thành viên, lý do có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Nếu là luật sư bào chữa trong những vụ án nhạy cảm, căng thẳng (hiếp dâm, giết người, cố ý gây thương tích...), để giảm bớt sự căng thẳng, bức xúc của phía bị hại nên thể hiện sự chia sẻ, cảm thông với nỗi đau, sự mất mát, thiệt hại của bị hại.

2- Phần nội dung của luận cứ bào chữa

Phiên tòa phúc thẩm là phiên tòa xét xử lại, đánh giá lại tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thẩm. Tính chất của phúc thẩm chỉ phát sinh khi có kháng cáo, kháng nghị. Phạm vi xét xử cũng chỉ xoay quanh vấn đề kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy, cơ sở để xét xử phúc thẩm là dựa trên cơ sở kháng cáo, kháng nghị, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, những tài liệu, chứng cứ có trong giai đoạn xét xử sơ thẩm ( bản án sơ thẩm, biên bản phiên tòa, biên bản nghị án... ). Vì vậy, phần nội dung, phần đề xuất của luận cứ bào chữa, bảo vệ trong phiên tòa phúc thẩm phải khác với luận cứ bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa sơ thẩm. Cụ thể:

- Bào chữa cho bị cáo kháng cáo:

(i) Tóm tắt quyết định của bản án sơ thẩm đã tuyên với bị cáo: Tội danh, điều luật áp dụng, mức án, mức bồi thường; nhấn mạnh tính hợp lệ của đơn kháng cáo. Nếu bị cáo kháng cáo quá hạn, cần phân tích làm rõ việc kháng cáo quá hạn của bị cáo là có lý do chính đáng. Luật sư bào chữa cần tập trung phân tích, chứng minh yêu cầu kháng cáo của bị cáo là có căn cứ.

(ii) Bị cáo kháng cáo kêu oan, cần tập trung phân tích làm rõ: Bản án, chứng cứ mà bản án sơ thẩm đã dựa vào đó để buộc tội bị cáo. Luật sư đưa ra chứng cứ (kể cả chứng cứ mới bổ sung ở cấp phúc thẩm) để chứng minh bị cáo không phạm tội như bản án sơ thẩm đã kết luận.

Ví dụ: Bị cáo Nguyễn Văn T bị Tòa án nhân dân tỉnh N xử phạt 08 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự và bồi thường 270.000.000 đồng cho bị hại Nguyễn Văn S: Vì đã có hành vi móc túi lấy trộm của ông S 10 tờ vé số do ông S mua và trúng 300.000.000 đồng.

Bị cáo T kháng cáo kêu oan, cho rằng 10 tờ vé số do mình bỏ tiền ra mua, không phải ông S mua.

Bị cáo kháng cáo và nhờ luật sư N bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm.

Sau khi nghiên cứu toàn bộ hồ sơ, luật sư N thấy, bản án sơ thẩm chỉ dựa vào lời khai của bị hại của người bán vé số và một vài người làm c chứng để buộc tội bị cáo T, trong khi lời khai của những người này lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn nên đã làm luận cứ để minh oan cho bị cáo T.

Thưa Hội đồng xét xử,

Tôi là Luật sư ...... Là luật sư hành nghề tại Văn phòng luật sư ......, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Tôi tham gia phiên tòa hôm nay để bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn T theo yêu cầu của bị cáo, được Hội đồng xét xử chấp nhận, tôi xin phát biểu một số ý kiến để Hội đồng xét xử tham khảo như sau:

Theo bản số 15/2018/HSST ngày 15/02/2018 của TAND tỉnh N thì ho bị cáo Nguyễn Văn T đã bị xử phạt 08 năm tù về tội trộm cắp tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự và bồi thường 270.000.000 đồng cho bị hại Nguyễn Văn S: Vì đã có hành vi móc túi lấy trộm của ông S 10 tờ vé số do ông S mua và trúng 300.000.000 đồng.

Ngày 20/02/2018, bị cáo có đơn kháng cáo kêu oan.

Tại phiên tòa hôm nay bị cáo vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo.

Với tư cách là người bào chữa cho bị cáo, tôi xin phát biểu trên cơ sở yêu cầu kháng cáo của bị cáo như sau:

Về hình thức: Đơn kháng cáo của bị cáo được làm và nộp trong 371 hạn luật định, đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận.

Về nội dung: Tôi thấy yêu cầu kháng cáo của bị cáo  cũng có cơ sở xem xét.

Bản án sơ thẩm đã buộc tội bị cáo chỉ dựa vào lời khai của bị, hộ cháu bé bán vé số và người làm chứng là ông H, bà M. Nhưng khi của những người này chứa đựng nhiều mâu thuẫn về thời gian, về số tiền, về sự việc xảy ra. Cụ thể:

a) Đối với lời khai của ông Nguyễn Văn S (bị hại) chứa đựng nhiều mâu thuẫn:

Tại đơn đề nghị của bị hại gửi Cơ quan điều tra bị hại khai: Sáng 04/10/2017 lúc 9 giờ - 10 giờ đi lĩnh lương về ngôi nhậu cùng ông T. Tôi mua 10 tờ vé số của cháu K, sáng hôm sau được cháu K cho biết trúng giải nhất 300.000.000 đồng tôi chợt nhớ ra ông T có giớn lấy mất 10 tờ vé số và 80.000 đồng.

Ngày 05/5, ông S khai: Bỏ 10 tờ vé số và 80.000 đồng vào túi thấy T móc nhưng không nói gì vì bạn bè thường móc túi lẫn nhau khi nhậu.

Ngày 06/5, ông S khai: sau khi mua vé số, người bán vé số thối lại 100.000 đồng, trả tiền rượu hết khoảng 7.000 đến 8.000 đồng còn lại bỏ túi bị ông T lấy. Ông T móc lần trước tôi phát hiện nên gạt tay ra, sau đó hơi say mê. ông T lấy tôi không biết.

Ngày 17/5, ông S khai: Lúc ông T lấy tôi không biết.

Ngày 15/02/2018, ông khai tại phiên tòa sơ thẩm: Lần sau khi ông T móc tôi biết có đòi nhưng ông T phi xe đi luôn.

Tại hồ sơ phúc tra của Viện kiểm sát thì ông S khai: Hôm T móc túi 02 lần đầu thì tôi chưa say rượu nên có gạt tay T ra. T móc hồi nào tôi không biết, nhưng khi thấy T đứng dậy tôi sờ vào túi không thấy tiền và vé số nên tôi kêu T trả thì T đi luôn.

Về việc trả tiền rượu bị hại cũng khai không thống nhất lúc khai trả tiền rượu hết khoảng 7.000 đồng đến 8.000 đồng. Lúc khai không có tiền lẻ nên muộn bà chủ quán nhưng ông T bỏ ra.

Về diễn biến sự việc sau khi biết trúng số, bị hại cũng khai mâu thuẫn: Lúc khai đến nhà bà H trước, bà H bảo tôi chạy đến nhà ông T đời, khi đến thấy Tnăm võng. Lúc khai đến Nhà T trước, sau mới đến nhà bà H.

Tại Cơ quan điều tra bị hại cho rằng: khi đến nói T trả vé số thì T nói: “Đ dò xong mới trả”.

Bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ phần bồi thường, luật sư phân tích những sai lầm của bản án sơ thẩm khi quyết định phần bồi thường, hoàn cảnh thực tế của gia đình hiện nay của bị cáo...

- Bào chữa cho bị cáo không kháng cáo, nhưng có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của bị hại:

Kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng có lợi cho bị cáo thì luật sư chứng minh kháng cáo, kháng nghị là cần thiết, hợp lệ và có căn cứ.

Kháng cáo của bị hại hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát theo hướng bất lợi cho bị cáo, luật sư tập trung phân tích căn cứ, nội dung kháng cáo, kháng nghị không hợp lệ, không có căn cứ.

- Bảo vệ cho các đương sự khác trong giai đoạn phúc thẩm: Tùy theo luật sư là người bảo vệ cho khách hàng có kháng cáo hay không kháng cáo nhưng bị kháng cáo, kháng nghị ảnh hưởng đến quyền lợi của họ để lập luận chứng minh và đề xuất theo hướng có lợi cho họ.

(i) Nếu họ là người kháng cáo, cần tập trung phân tích về tính hợp lệ của đơn kháng cáo, tính có căn cứ của yêu cầu kháng cáo.

(ii) Nếu họ là người không kháng cáo nhưng bị kháng cáo, kháng nghị thì:

Nếu kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi cho họ: Cần tập trung phân tích tính hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị, hoặc kháng cáo, kháng nghị là có căn c, là cần thiết. Nếu kháng cáo, kháng nghị theo hướng bất lợi cho họ: Cần tập trung phân tích tính không hợp lệ của kháng cáo, kháng nghị, hoặc kháng cáo, kháng nghị không có căn cứ, không cần thiết.

3- Phần kết luận của luận cứ bào chữa

Cũng giống như bản luận cứ ở giai đoạn sơ thẩm, phần kết luận cần nêu rõ: Tóm tắt những ý chính đã phân tích tại phần nội dung, đưa ra để thể theo hướng đã phân tích.

Tuy nhiên ở giai đoạn phúc thẩm, khi đề xuất luật sư phải căn cứ vào thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm theo các điều 355, 356, 357, 358, 359, 360 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để đưa ra để xuất cho phù hợp như: không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Cơ cấu luận cứ bào chữa, bảo vệ giai đoạn phúc thẩm hình sự được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Cơ cấu luận cứ bào chữa, bảo vệ giai đoạn phúc thẩm hình sự có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Cơ cấu luận cứ bào chữa, luận cứ bảo vệ giai đoạn phúc thẩm hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18183 sec| 967.273 kb