Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
Ngôn thưởng tắc bất du, ngôn phạt tắc bất hành, thưởng phạt bất tín, cố sĩ dân bất tử dã” (Nhà vua giữ chữ tín trong việc ban thưởng, bề tôi ắt sẽ đem hết tài năng làm việc).
Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Từ hơn 2.000 năm trước, Hàn Phi Tử đã nhấn mạnh đến biện pháp có công sẽ có thưởng, điều động thuộc hạ làm việc tích cực (tín thưởng tận năng) và biến nó thành một mưu trí nhằm duy trì bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp lệnh, tạo dựng quyền uy của bậc quân vương, đồng thời khống chế bề tôi trong một thời gian dài.
Ngày nay, lãnh đạo có thể đạt được mục đích “tận năng” bằng biện pháp “tín thưởng”, nghĩa là thưởng cho nhân viên có công, để khuyến khích họ làm việc tích cực vẫn rất hiệu quả. Ngược lại, nếu nói sē thưởng nhưng lại không thưởng, nói phải trừng phạt nhưng lại không thi hành, lãnh đạo không giữ chữ tín, nhân viên sẽ không cố gắng làm việc.
Nhà vua nói sē ban thưởng nhưng lại không thưởng, nói phải trừng phạt nhưng lại không thi hành. Nhà vua không giữ chữ tín trong chuyện thuởng phạt, nên binh sĩ không chịu liều chết phụng sự.
Có thể nói đây là một đạo lý rất dễ hiểu, nhưng từ hơn hai nghìn năm trước Hàn Phi Tử đã chú ý nhấn mạnh đến điểm này, và biến nó thành một mưu trí nhằm duy trì bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp lệnh, tạo dựng quyền uy của bậc quân vương, đồng thời khống chế bề tôi trong một thời gian dài. Phải nói là rất đáng quý.
Thời Chiến Quốc, Ngô Khởi vội vã xuất quân vào đúng tháng sáu, thời tiết khô nóng, trời nắng chang chang, binh sĩ kêu than thấu trời, cho nên tốc độ hành quân bị chậm so với dự định.
Ngô Khởi là một trong những nhân vật đại diện cho Pháp gia, nổi tiếng nhờ việc kiên trì thực hiện hình phạt nghiêm khắc. Nhưng ông nghĩ, lúc này cũng có thể “khai đao” với một số thành phần tụt lại phía sau quá nhiều, dùng sự trừng trị nghiêm khắc ấy ép binh sĩ đẩy nhanh tốc độ. Nhưng nếu làm như thế sẽ có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn, chó gấp còn phải vượt tường, huống hồ đại quân đang mang gươm giáo ra chiến trường. Vì thế, trong tình huống này, ông buộc phải lựa chọn một phương pháp khác hữu hiệu hơn.
Đúng lúc này ông phát hiện ra, phía sau mình không xa, có một binh sĩ nét mặt vô cùng thống khổ, miệng vẫn lớn tiếng rên rỉ, nhưng bước chân thì không hề chậm trễ. Nhìn kỹ lại, hoá ra trên người anh lính này có ung nhọt, thời tiết nắng nóng lại cộng thêm hành quân gấp gáp, khiến anh ta không khỏi đau đớn.
Ngô Khởi thấy vậy, lập tức cao giọng nói với binh sĩ: Nguyên tắc của ta là tuyệt đối không nương tay đối với những kẻ đáng bị trừng phạt, nhưng nếu cần khen thưởng, ta cũng nhất định sẽ thưởng.
Ông quay người chỉ tay vào anh lính mắc bệnh đứng sau lưng mình, tiếp tục nói: Giống như anh này không ngại đau đớn, có tinh thần kiên trì chấp hành quân lệnh, ta sẽ trọng thưởng!
Sau đó, ông bảo người lính đó ngồi xuống, rồi đích thân quỳ xuống, dùng miệng hút mủ ra. Tận mắt nhìn thấy cảnh ấy, quân sĩ vô cùng cåm động, họ bỗng phấn khích hơn rất nhiều, tốc độ hành quân nhanh vượt ngoài sức tưởng tượng.
Chuyện chưa dừng lại ở đó. Mẫu thân của người lính được một bậc danh tướng đích thân hút mủ cho, khi nghe được tin ấy đã oà khóc.
Hàng xóm thấy khó hiểu, liên hỏi: Lệnh lang chỉ là một binh sĩ nhỏ, lại được đại tướng hút mủ cho, coi như đã nhận được một phần thưởng vô cùng lớn lao, đáng lẽ bà phải vui mới phải, sao lại khóc lóc như thế?
Câu trả lời của người mẹ hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của mọi người: Các người biết một mà không biết hai. Trước kia tướng quân Ngô Khởi cũng từng đích thân hút mủ cho ông nhà tôi. Sau đó, hai nước giao tranh, ông ấy vì muốn báo đáp phần thưởng của Ngô Khởi nên quyết tâm liều chết xông pha... Dù ông ấy đánh trận lập được công lao, nhưng tôi vĩnh viễn mất đi người chồng.
Đấy chính là “nhất tướng công thành vạn cốt khô” (vị tướng lập được công lao hiển hách cũng nhờ sự hy sinh của hàng vạn binh sĩ). Giờ lại nghe nói Ngô Khởi đích thân hút mú cho con tôi, danh tiếng của tướng quân Ngô Khởi tự nhiên sẽ vang xa, khả năng giành thắng lợi cũng rất lớn. Nhưng chỉ sợ mạng của con trai tôi... Thế thì bảo sao tôi không đau buồn cho được.
Người mẹ này đáng được gọi là một nhà triết học quân sự. Từ một chuyện nhỏ, bà có thể nhìn ra triết lý sâu sắc: Sự trọng thưởng của tướng quân cũng giống như lời hiệu triệu binh sĩ đểu làm nên danh tiếng của tướng quân.
Ngô Khởi cũng không hổ là đại tướng quân, ông nổi tiếng nhờ việc thực thi quân pháp nghiêm khắc, nhưng lại có thể biểu thị thái độ có công ắt có thưởng thông qua hành động thực tế, từ đó khiến cho quân sĩ không thể không tự nguyện phát huy sức mạnh lớn nhất, thậm chí là liều chết xông pha. Điều này cũng làm cho danh tiếng của ông vang xa.
Đương nhiên, chúng ta kể ra câu chuyện này, không phải là để bàn luận suy nghĩ sâu sắc của người mẹ hay tài cầm quân của Ngô Khởi, mà là để làm rõ mối liên hệ giữa “tín thưởng” và “tận nǎng”, nhấn mạnh việc người lãnh đạo có thể đạt được mục đích “tận năng” bằng biện pháp “tín thưởng”, nói cách khác là nhấn mạnh tính hiệu quả của mưu trí dùng quan niệm có công ắt có thưởng điều động thuộc hạ làm việc tích cực.
Ngôn thưởng tắc bất du, ngôn phạt tắc bất hành, thưởng phạt bất tín, cố sĩ dân bất tử dã.
Xem thêm: Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm