Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Không có con đê pháp luật án ngữ thì tự do chỉ là một dòng sông phá hoại."
- J. B. Say (Pháp)
Kỹ năng chuẩn bị các công việc trước khi tham gia phiên tòa bao gồm: Nghiên cứu hồ sơ; gặp, trao đổi với khách hàng; kỹ năng trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng; chuẩn bị bài bào chữa, bảo vệ; chuẩn bị kế hoạch hỏi.
Giúp cho các Luật sư trao đổi và để hiểu sâu hơn về kỹ năng tranh tụng của Luật sư trong vụ án, trang bị các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho các Luật sư trong việc xác định ngay từ khi khách hàng đặt vấn đề bảo vệ quyền lợi cho họ (có thể từ khi bắt đầu khởi kiện hay bất kỳ giai đoạn tố tụng nào). Kỹ năng phân tích, đánh giá, sử dụng chứng cứ, kỹ năng viết bản luận cứ, kỹ năng chuẩn bị các việc liên quan đến trước khi ra phiên tòa thực sự là cần thiết.
Nghiên cứu hồ sơ là một trong những công việc quan trọng không thể thiếu được của Luật sư khi tham gia tố tụng. Kết quả nghiên cứu hồ sơ là cơ sở để Luật sư xác định những vấn đề cần trao đổi, đề xuất với cơ quan tiến hành tố tụng cũng như chuẩn bị kế hoạch xét hỏi, xác định phương án bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền lợi cho đương sự.
Khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần phải kiểm tra thủ tục tố tụng, xác định tính hợp pháp, tính có căn cứ của các biện pháp và thủ tục tố tụng do Cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện. Đối với các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt, khám xét, kê biên, thu giữ tài liệu, đồ vật, công cụ phương tiện phạm tội, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn... cần chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyết định. Với quyết định và biện pháp phải có sự phê chuẩn của VKS như: Gia hạn tạm giữ, bắt tạm giam, gia hạn tạm giam, khởi tố bị can, gia hạn thời hạn điều tra cần kiềm tra xem VKS có phê chuẩn không. Đối với vụ án xâm phạm tính mạng phài xem có kết luận giám định về nguyên nhân chết người không. Đối với vụ án xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người phải xem có kết luận giám định vê tỷ lệ thương tật, nếu vụ án được khởi tố ở khoản 1 của điều luật như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khóe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội vô ý gây thương tích hoặc gây tốn hại cho sửc khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, tội hiếp dâm, tội cường dâm, tội hành hạ người khác, tội vu khống phải có yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Trường hợp kiểm tra thấy thiếu các tài liệu trên là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tổ tụng, theo đó tài liệu vi phạm tổ tụng không có giá trị chứng minh.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, Luật sư chú ý các loại tài liệu điển hình sau:
Thứ nhất, nhóm tài liệu về khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể...
Trong loại án này, hoạt động khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện tội phạm, nhiều dấu vết, vật chứng tập trung chủ yếu tại hiện trường, do đó phải đọc kỹ biên bản khám nghiệm. BLTTHS quy định việc khám nghiệm phải có người chứng kiến, phải chụp ảnh vẽ sơ đồ, thu thập các dấu vết, vật chứng... Đối với khám nghiệm tử thi, các vụ chết do án mạng, kể cả chết chưa rõ nguyên nhân đều phải tiến hành khám nghiệm tử thi; VKSNDTC còn quy định các vụ án có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ án giết người không quả tang hoặc phức tạp thì Viện trưởng, Phó Viện trường cấp tỉnh phải trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm. Do đó khi đọc các tài liệu này Luật sư cần kiểm tra thủ tục tố tụng đối với các loại biên bản xem có đúng quy định của pháp luật không, như có ghi người chứng kiến không, việc xem xét dấu vết trên thân thể có do người chứng kiến và người xem xét dấu vết cùng giới với người được xem xét dấu vết không. Luật sư đọc và đổi chiếu các dấu vết, công cụ, phương tiện thu giữ tại hiện trường xem có phù hợp với thương tích ghi trong biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản xem xét dấu vết trên thân thế và các tài liệu liên quan về thu giữ dấu vết, vật chứng không. Từ đó Luật sư xác định nguồn gốc và mối liên quan giữa hiện trường với các dấu vết, vật chứng và thương tích trên cơ thể kể cả trường hợp không có người làm chứng trực tiếp. Chẳng hạn đối với án xâm hại tình dục, xâm phạm tính mạng con người, thực tế cho thấy, các vụ án đã xảy ra ở nhiều nơi khác nhau như: Rừng núi, bài bồi, bờ biển, đồng lúa, vườn sắn, đường mòn, bờ sông, trong nhà (tại nông thôn), quán trọ, nhà trọ công nhân - sinh viên, khách sạn, công viên, công trình xây dựng chưa nghiệm thu (tại thành phố)... là những địa điểm và thời điểm vắng vẻ, hèo lánh, xa các khu vực dân cư, khuất tầm nhìn, ít người qua lại. Tại những nơi này, thủ phạm dễ tấn công, khống chế, lại ít có khả năng bị phát hiện và hầu như không có người làm chứng. Tuy không có người làm chứng nhưng mọi dấu vết về hành vi phạm tội đều được để lại tại hiện trường, trên cơ thể nạn nhân nên nghiên cứu kỹ các tài liệu về hiện trường, tử thi, xem xét dấu vết cũng như biên bản thu giữ đồ vật thì Luật sư có thể phát hiện ra những điểm buộc tội có mâu thuẫn để bào chữa.
Trong vụ án này dù thời điểm đêm khuya, địa điểm là nơi bảng vé, ké phạm tội có thể dùng nhiều thủ đoạn xóa dấu vết, làm giá hiện trường đánh lạc hướng điều tra nhưng tại hiện trường vụ án vần để lại các dấu vết vật chất đặc thù bao gồm như sau:
(i) Dấu vết phản ánh sự vật lộn, chống trả như: Quần áo bị rách, cúc quần áo bị rơi trên mặt đất, vết trượt của giày dép ở hiện trường...
(ii) Dấu vết sinh vật như: Dấu vết máu, tinh dịch, mảnh da, lông, tóc, vết bầm tím, vết xước...
(iii) Dấu vết khác như: Dấu vết chân, dấu vết giày dép, dấu lốp bánh xe...
(iv) Các công cụ, phương tiện phạm tội...
(v) Đọc biên bản khám nghiệm hiện trường vụ án trên, Luật sư cần chú ý các dấu vết để xác định thực chất hành vi phạm tội của cả nhóm cùng như của từng người trong nhóm.
Với các biên bản thu giữ vật chứng, Luật sư cần đọc kỳ để xác định tính liên quan của vật chứng qua việc kết nối các thông tin về nơi và cách thức tìm được vật chứng, các đặc điểm riêng của vật chứng, kích thước của vật chứng, nắm vừng quá trình thu thập vật chứng (qua khám xét, khám nghiệm hiện trường thu được hay do người nào mang đến nộp), làm rõ cơ chế sát thương hoặc gây ra thương tích, cách thức sử dụng và những vết thương để lại trên thân thể (thi thể) nạn nhân xem có phù hợp hay không? Cách thức sử dụng công cụ, phương tiện so với tính năng của công cụ, phương tiện so với hậu quả đã xảy ra, từ đó so sánh với lời khai về nguồn gốc, quá trình mua sắm, tàng trữ công cụ phạm tội, mức độ hiểu biết của bị can về công năng và cách sử dụng vật chứng, so sánh vật chứng với các chứng cứ khác xem phù hợp hay mâu thuẫn để xác định giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này, qua đó xác định được phương thức, thủ đoạn phạm tội cũng như mức độ lỗi của bị can để bào chữa theo hướng giảm nhẹ cho bị can hay đề xuất tăng nặng TNHS khi bảo vệ cho bị hại.
Thứ hai, tài liệu về giám định.
Tài liệu về giám định trong vụ án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thường bao gồm quyết định trưng cầu giám định, giấy chứng thương của cơ quan y tế, các dấu vết và công cụ thực hiện tội phạm thu được, các mẫu vật gửi đi giám định và kết luận giám định. Giám định tư pháp hiện nay bao gồm giám định kỹ thuật hình sự, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần, trong đó giám định kỹ thuật hình sự gồm: Giám định dấu vết đường vân; giám định dấu vết cơ học; giám định súng, đạn; giám định tài liệu; giám định ảnh; giám định cháy, nổ; giám định kỹ thuật; giám định âm thanh; giám định sinh học; giám định hoá học.
Giám định kỹ thuật hình sự với các lĩnh vực nêu trên đồng thời là biện pháp khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Công an. Đối với lĩnh vực giám định pháp y, hiện nay Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT- BLĐTBXH ngày 27/9/2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thay thế Thông tư liên bộ số 12-TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo ban quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới chủ yếu áp dụng trong giám định thương tật cho thương binh và người bị tai nạn lao động. Gần nhất là Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/8/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Do đó, Luật sư cũng phải có những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể, các thuật ngữ của giám định pháp y như thương tật tạm thời, vĩnh viền, phương pháp cộng lùi, cộng thẳng..., phải đọc kỳ các quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 cũng như các Nghị định hướng dẫn thi hành.
Khi đọc các tài liệu giám định trong hồ sơ vụ án này, Luật sư chú ý xem các mẫu vật gửi đi giám định có phù hợp không, đầy đủ hay thiếu, có đảm bảo trình tự, thủ tục thu thập không, thời hạn, thủ tục, thẩm quyền trưng cầu giám định; Chú ý đọc các thông tin về chủ thể giám định với các thông tin về trình độ chuyên môn của họ kèm theo đã đủ để thuyết phục về tư cách chuyên gia pháp y, pháp y tâm thần hay chưa. Thực tế cho thấy, những vụ án phức tạp về pháp y học hoặc mang tính nhạy cảm cao thì trình độ chuyên môn, thậm chí tính khách quan của người giám định là yếu tố rất quan trọng.
Đặc biệt cần chú ý tính khoa học của các phương pháp áp dụng để ra kết luận giám định có bảo đảm không. Trong các trường hợp với một thương tật của người bị hại nhưng có hai hoặc thậm chí nhiêu hơn các kết luận giám định (đặc biệt là trường hợp chênh lệch về tỷ lệ thương tật dẫn tới sự thay đổi trong việc CTTP (khung cơ bản) hay không CTTP, chuyển sang khung hình phạt nặng hơn hay nhẹ hơn), việc sử dụng kết luận giám định nào là thuộc về trách nhiệm đánh giá chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận kết luận nào và không chấp nhận kết luận nào thì cần có sự đánh giá trên cơ sở những lập luận cụ thể. Luật sư có quyền đánh giá về kết luận giám định, đặc biệt là khi sử dụng một kết luận giám định gây bất lợi cho người được bào chữa hay người được bảo vệ.
Đối với nhóm tài liệu là lời khai của người tham gia tố tụng, khi đọc Luật sư phải đầu tư thời gian, công sức để xác định được logic tâm lý và diễn biến hành vi của bị can. Bởi lẽ, trong loại án này thường có nhiều mâu thuẫn trong lời khai của bị can và bị hại. Luật sư phải đặt mình vào vị trí của bị can, bị hại để tìm ra mấu chốt của vấn đề, bản chất khách quan của sự việc, từ đó định hướng cho việc hình thành luận cứ bào chữa. Tương tự như vậy đối với lời khai của người làm chứng, bị hại khi nghiên cứu nội dung mỗi lời khai, Luật sư cần xác định rõ quan hệ của họ với các bên, họ có lợi ích gì nếu thay đổi lời khai, tại sao họ biết được tình tiết đó. Đày cùng là loại án mà lời khai về việc chứng kiến trực tiếp hành vi đâm, chém, giết, hiếp... có ý nghĩa quan trọng, do đó cần xác định trong hoàn cảnh trực tiếp hay gián tiếp họ có thể nhận biết được tình tiết của vụ án (Chính mắt nhìn thấy, nghe thấy hay qua lời kể của người khác? Hay đơn thuần là sản phẩm của một chút sự thật kết hợp suy luận, tưởng tượng). Cũng chính vì tỉnh chất màu thuần của các lời khai trong vụ án nền CQĐT còn hay sử dụng biện pháp đối chất, nhận dạng và thực nghiệm điều tra để kiểm chứng. Do vậy, Luật sư cần đọc kỹ biên bản đối chất và biên bản nhận dạng, thực nghiệm điều tra trong hồ sơ vụ án. Trong biên bản thực nghiệm điều tra phải chú ý việc thực nghiệm có được thực hiện đúng như điều kiện xảy ra sự việc về thời gian, không gian, công cụ được sử dụng, người đóng thế..., chủ ý mô tả động tác thực hiện tội phạm có đúng như thực tiền xảy ra, có phù hợp với vết thương để lại trên cơ thể bị hại không.
Trong nhóm tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm (hiếp dâm, cường dâm, dâm ô người dưới 18 tuổi) khi đọc hồ sơ, Luật sư còn phải chú ý các tài liệu xác định độ tuổi của bị hại là trẻ em, nếu có nghi ngờ về các tài liệu xác định tuổi phải ghi lại làm căn cứ đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, thực tế đã có những trường hợp sau khi điều tra bổ sung xác định chính xác tuổi của người bị hại đã qua tuổi trẻ em nên vụ án được đình chỉ hoặc được chuyển sang tội danh khác.
Để chuẩn bị cho việc bào chữa, bảo vệ tại phiên tòa, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy có những điểm chưa rõ, Luật sư nên gặp lại khách hàng. Nội dung trao đổi tập trung vào những vấn đề sau:
Những điểm mâu thuẫn giữa lời khai của khách hàng và chứng cứ khác, những điểm chưa rõ trong hồ sơ mà khách hàng có thể làm rõ được như bị hại khai không có lời nói gì xúc phạm bị cáo nhưng do tính côn đồ nên bị cáo đã đánh bị hại gây thương tích còn bị cáo lại khai do bị hại xúc phạm quá đáng hoặc bị hại khai bị cáo dùng dao còn bị cáo khai không dùng dao... Luật sư cần trao đổi để làm rõ sự thật những vấn đề trên để có hướng bào chữa đúng đắn.
Luật sư cần thống nhất quan điểm bào chữa cho bị cáo, tránh trường hợp ra phiên tòa bị cáo có quan điểm đối lập với Luật sư. Luật sư cũng thống nhất với bị cáo những vấn đề bị cáo trình bày ý kiến bào chữa bổ sung, vì bị cáo là người hiểu rõ nhất về hành vi của mình. Trong vụ án về tính mạng, sức khỏe thường có sự mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo và bị hại về hành vi, về công cụ thực hiện nền Luật sư dự kiến một số câu hỏi của HĐXX và Kiểm sát viên, trong đó có cả những câu hỏi mang tính gợi ý của Luật sư, nghe khách hàng trả lời và tư vấn lại cho họ, trong đó lưu ý cho khách hàng thế hiện cách thức trả lời sao cho chặt chẽ và có căn cứ pháp lý cũng như lưu ý việc xưng hô và thái độ ứng xử phù hợp tại Tòa. Đối với những khách hàng có hiểu biết, hai bên thậm chí còn ngồi với nhau để dự liệu các vấn đề có thể phát sinh, các “chiêu bài” từ những người tham gia tố tụng khác (đồng phạm, người làm chứng chối tội, khai thác, khai giống như khai ở CQĐT, đổ vây cho khách hàng, các tình huống xấu do bức xúc, mâu thuẫn, căng thẳng giữa bị hại và bị cáo...) để chủ động trong mọi tình huống.
Luật sư cần giới thiệu trình tự, diễn biến của phiên tòa theo quy định của pháp luật tố tụng, vai trò của Luật sư tại phiên tòa, các quyền của khách hàng theo mỗi tư cách tố tụng, thời điểm khách hàng được quyền trình bày, bị cáo nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án...
Với các trao đổi trước ngày mở phiên tòa, Luật sư sẽ nắm được nguyện vọng chính đáng của khách hàng. Có những vụ án bị cáo cho rằng mình bị oan, bị ép cung, dùng nhục hình nên phải nhận thực hiện hành vi theo sự “hướng dẫn” của Điều tra viên còn thực ra bị cáo không thực hiện hành vi. Bị cáo nhờ Luật sư giúp minh oan cho bị cáo. Nắm được sự việc và nguyện vọng của khách hàng, Luật sư có phương án, định hướng bào chữa bảo vệ tốt nhất cho bị cáo.
Trong vụ án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người do đối tượng phạm tội trình độ văn hóa thấp, không hiểu biết nhiều về pháp luật nên Luật sư cần dành thời gian phân tích cho khách hàng hiểu các quy định của pháp luật về tội danh. Ví dụ bị cáo bị truy tố về tội giết người phải giải thích cho bị cáo hiểu về ý thức chủ quan để phân biệt tội giết người với tội cố ý gây thương tích, hiểu về bị cáo chỉ bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của bị hại nên chỉ được hưởng tình tiết giảm nhẹ chứ không thuộc trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh nên không thể đề nghị chuyển sang tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được.
Trong các vụ án về tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, mâu thuẫn giữa bên bị hại và bị cáo thường rất gay gắt, do đó có được sự cảm thông từ phía bị hại có ý nghĩa rất quan trọng ca về mặt pháp lý và về mặt thực tế. Tuy nhiên, không phải vụ án nào Luật sư bào chữa cũng gặp, trao đổi với bị hại mà chỉ trong trường hợp cần thiết như lời khai của người này không có lợi cho khách hàng và có biểu hiện họ bị mua chuộc, mớm cung, ép cung nên khai không đúng thì Luật sư mới gặp, trao đổi, phân tích cho họ biết hành vi của bị cáo không đúng như lời khai của họ, thuyết phục họ cần khai báo đúng sự thật đã xảy ra. Cũng có trường hợp Luật sư nên cùng với gia đình bị cáo đến gặp gỡ bị hại (hoặc gia đình họ) để gia đình bị cáo xin lỗi, bồi thường và Luật sư đóng vai trò trung gian hòa giải động viên, an ủi họ, đặt vấn đề để bị hại rút yêu cầu khởi tố, viết đơn xin giảm nhẹ hoặc đơn giản chỉ để bị hại hiểu rằng bị cáo và gia đình họ thành tâm hối cải và muốn san sẻ những tổn thất của bị hại và gia đình họ, qua đó hạn chế căng thẳng giữa hai bên tại phiên tòa.
Đối với các vụ án xâm phạm tính mạng, đa phần các vụ án khách hàng bị khởi tố (khởi tố bị can) đồng thời với khởi tổ vụ án, trừ các trường hợp giết người chưa rõ thủ phạm. Việc khởi tố, điều tra, truy tố, đưa vụ án ra xét xử thông thường được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện rất thận trọng, chặt chẽ (do án giết người là trọng án). CQĐT căn cứ vào kết quả khám nghiệm, kết quả giám định và các tài liệu điều tra ban đầu để xác định chắc chắn có dấu hiệu của tội phạm và người phạm tội, từ đó khởi tố vụ án. VKS cũng phải kiểm sát chặt chẽ về mặt nội dung và tính hợp pháp của các hoạt động điều tra mới phê chuẩn quyết định khởi tố bị can. Tòa án cùng phải nghiên cứu kỹ kết luận điều tra, cáo trạng và các tài liệu trong hồ sơ để quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra đối với Luật sư trong quá trình điều tra loại án này là CQĐT, VKS, Tòa án có quan điểm như thế nào về tội danh áp dụng đối với hành vi của khách hàng. Hậu quả của các tội phạm có thể đều cùng là chết người nhưng các đặc trưng pháp lý cơ bản lại khác nhau như: Giết người; Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Làm chết người trong khi thi hành công vụ; cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người. Luật sư cần nắm các thông tin để kịp thời để xuất Điều tra viện, Kiểm sát viên, Thẩm phán về thu thập đồ vật, tài liệu về khả năng thay đổi tội danh của bị can theo hướng có lợi cho khách hàng. Trong trường hợp bị can bị truy tố về tội giết người, hậu quả chết người xảy ra mà theo cơ quan tiến hành tố tụng nguyên nhân dẫn tới cái chết là hành vi tấn công của bị can nhưng bị can không có mâu thuẫn với bị hại, động cơ gây án không rõ, nạn nhân không được cấp cứu kịp thời..., Luật sư cần nghĩ đến khả năng việc khởi tố bị can về tội giết người là kiên cường mà có thể chỉ là tội danh nhẹ hơn (cố ý gây thương tích). Với hai vấn đề pháp lý mấu chốt cần làm rõ là: (i) bị can có cố ý về hành vi nhưng vô ý về hậu quả hay không và (ii) mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của bị can và hậu quả chết người. Luật sư cần đề xuất lấy lời khai của những người biết về mối quan hệ bị can với người bị hại, về hành vi tấn công của bị can, về quá trình cứu chữa, điều trị cho người bị hại, yêu cầu trưng cầu giám định, giải thích giám định để có kết luận rõ về nguyên nhân chết của người bị hại.
Một khía cạnh khác của việc đề xuất định tội danh hoặc thay đổi kết quả định tội danh trong vụ án đồng phạm, Luật sư không nên cứng nhắc hiểu khách hàng của mình khi là “đồng bọn” với các bị can, bị cáo khác thì cũng có nghĩa là đồng phạm giết người mà có thể chỉ là gây rối trật tự công cộng, không che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm. Do đó, phải xem xét khả năng khách hàng bị định tội danh sai theo hướng xác định sai vai trò để có đề xuất điều chỉnh kịp thời. Đề xuất điều chỉnh kịp thời ở đây còn đặt ra đối với các biện pháp ngăn chặn đang áp dụng cho khách hàng. Bởi lẽ khi quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn thì cơ quan tiến hành tố tụng chù yểu lựa chọn biện pháp ngăn chặn tạm giam (vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội danh và do nhân thân bị can) nhưng dù tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú hay các biện pháp ngăn chặn khác cũng còn phải được đánh giá trên cơ sở phân loại, xử lý vai trò của từng bị can. Luật sư lưu ý hết hạn tạm giữ mà không đủ chứng cứ khởi tố bị can thì đề xuất trả tự do cho khách hàng, tránh gia hạn tạm giữ hoặc tạm giam theo kiểu “để yên tâm”, rất bất lợi cho khách hàng.
Đối với các vụ án xâm phạm sức khỏe, việc khởi tố vụ án phải dựa vào kết quả kết luận giám định thương tích ban đầu, tỷ lệ thương tật, phương tiện, công cụ sử dụng để gây thương tích vì đây là những tình tiết quyết định cấu thành cơ bản hoặc cấu thành tăng nặng của tội phạm. Đợi để đưa người bị hại đi giám định là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới vụ án thường được khởi tố rất chậm. Tuy nhiên, lại có trường hợp sau khi có kết luận giám định, đã có đủ căn cứ nhưng CQĐT do quá nhiều án đang thụ lý hoặc một nguyên nhân khác để lấy lý do nhằm “tiếp tục điều tra” mà không khởi tố. Thực tế còn có trường hợp, CQĐT “để” các bên tự giải quyết, người bị hại muốn khởi tố nhưng lại được khuyên nên “hòa giải”. Vì vậy, nếu bảo vệ cho người bị hại, Luật sư phải rất chú ý “đeo bám”, đề xuất yêu cầu CQĐT khởi tố vụ án, tránh cho vụ án bị “chìm xuồng”, gây thiệt hại cho người bị hại.
Ngoài ra, trong các vụ án về các tội phạm liên quan đến tình dục, một số nơi không tiến hành các biện pháp điều tra ban đầu hoặc không cho người bị hại đi giám định. Các dấu vết sinh học trong loại án này rất dễ bị mất đi do cả yếu tố chủ quan (bị hại muốn tắm rửa, vứt bỏ quần áo, các đồ vật gợi lại sự việc) và yếu tố khách quan (sự tự bình phục của cơ thể, điều kiện tự nhiên của môi trường bên ngoài...), do đó, Luật sư cần yêu cầu CQĐT khẩn trương thu thập vật chứng, cho bị hại đi giám định, đồng thời tư vấn cho bị hại về việc tạm lưu giữ các đồ vật, dấu vết, khám thương và yêu cầu cơ sở y tế mô tả chi tiết các thương tổn, dấu vết trên cơ thể trong giấy khám thương, bệnh án trước khi bị hại được giám định. Sau khi đã có kết luận giám định, nêu bào chữa cho bị can, Luật sư cần đề nghị CQĐT phải thông báo cho bị can biết về nội dung kết luận.
Với các tội danh như làm nhục người khác, vu khống, đôi khi vì nhiều lý do, cơ quan tiến hành tố tụng có quan điểm khác về mức độ ảnh hưởng về danh dự, nhân phẩm của bị hại nên cho rằng chỉ cần xử lý bằng biện pháp khác mà không cần xử lý hình sự. Do đó, Luật sư bảo vệ cho bị hại cũng cần trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng phân tích, lập luận kiến nghị thu thập chứng cứ làm rõ về tính chất, mức độ nghiêm trọng của các hành vi vu khống, làm nhục, các ảnh hưởng về mặt chính trị - xã hội như: gây bức xúc trong quần chúng nhân dân và dư luận xã hội, qua đó khẳng định sự cần thiết khách quan của việc xử lý hình sự.
Khi hồ sơ vụ án đã chuyển sang Tòa án nếu có tài liệu, chứng cứ mới, Luật sư cần giao nộp ngay cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án. Đổi với vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người có nhiều bị cáo, lời khai của người làm chứng có mâu thuẫn nhau, Luật sư cần đề xuất triệu tập và áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm sự có mặt của những người làm chứng quan trọng tại phiên tòa. Nếu thấy hồ sơ thiếu chứng cứ hoặc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng gây bất lợi cho khách hàng, Luật sư cần đề xuất Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung; Nếu có căn cứ thì đề nghị tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án hoặc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, thay đổi biện pháp ngăn chặn. Do việc chứng minh các tình tiết trong vụ án về tội xâm phạm tính mạng con người phức tạp, nêu Luật sư không trao đổi trước mà chỉ trình bày luận cứ bào chữa tại phiên tòa thì HĐXX không có điều kiện năm hết các lập luận, lý lẽ, tình tiết vụ án do Luật sư đưa ra. Để HĐXX có thời gian xem xét, đánh giá cân nhắc các quan điểm của Luật sư thì Luật sư cần có văn bản kiến nghị gửi Tòa án trước khi mở phiên tòa. Đặc biệt trong các vụ án giết người có dấu hiệu oan, sai thì việc gửi bản kiến nghị nêu rõ toàn bộ các chứng cứ, phân tích, lập luận chứng minh cho sự oan sai là rất cần thiết.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hình sự
a) Chuẩn bị bài bào chữa
Các định hướng bào chữa thường gặp trong thực tiễn tranh tụng loại án này bao gồm:
Thứ nhất: Bào chữa theo hưởng không phạm tội
Trong loại án này, rất nhiều tội danh mà khoảng cách giữa phạm tội và không phạm tội rất gần nhau nếu xuất hiện các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ (như hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi cấu thành tội giết người, tội cố ý gây thương tích). Cũng có những hành vi mà lời khai của người phạm tội có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hẹp khoảng cách giữa phạm tội và không phạm tội (tất nhiên còn phải căn cứ vào các chứng cứ khác). Chẳng hạn lời khai về yếu tổ miền cường để xác định có hay không có hành vi cưỡng dâm hay hành vi đó là thuận tình giao cấu, lời khai về mức độ nghiêm trọng của danh dự bị xúc phạm để xác định có hay không có hành vi làm nhục người khác hay chỉ ở mức xử lý hành chính,... Do đó trong luận cứ bào chữa Luật sư phải xác định được câu hỏi pháp lý mấu chốt, đồng thời cần phải phân tích những căn cứ pháp lý chứng minh khách hàng không phạm tội. Trong vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người việc phân tích chứng minh bị cáo không phạm tội thường tập trung vào các trường hợp sau:
- Có chứng cứ xác định khách hàng ngoại phạm;
- Túy khách hàng thực hiện hành vi nhưng hậu quả không phải do hành vi của khách hàng gây ra;
- Tài liệu y học, tài liệu giám định đã chỉ rõ không đủ cơ sở để buộc tội khách hàng (nạn nhân chết do tự sát chứ không phải do khách hàng giết, thương tích chưa đủ để phải chịu TNHS, lông tóc để lại trên hiện trường trong vụ án hiểp dâm là của người khác chứ không phải của khách hàng...);
- Hành vi không thỏa mãn các dấu hiệu CTTP (khách hàng không có lỗi, không thỏa mãn dấu hiệu chủ thể đặc biệt của tội hiếp dâm...);
- Lời khai của người làm chứng, bị hại, của các bị cáo khác liên quan cũng như những tài liệu có trong hồ sơ vụ án không đủ để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo;
- Chủ thể của tội phạm là những người không có năng lực TNHS như chưa đủ tuổi chịu TNHS theo Điều 12 BLHS năm 2015.
Thứ hai: Bào chữa theo hướng giảm nhẹ
[1] Bào chữa theo hướng chuyển sang tội danh nhẹ hơn cho khách hàng
Như đã đề cập, trong nhóm tội này có rất nhiều tội danh có CTTP gần giống nhau. Luật sư cần bám sát dấu hiệu CTTP và các vấn đề pháp lý phải thỏa mãn khi xác định TNHS của bị can, bị cáo. Nếu khách hàng của mình bị truy tố về tội có khung hình phạt nặng mà có đủ cơ sở để bào chữa sang tội danh khác nhẹ hơn thì Luật sư phân tích chỉ ra những sai lầm trong việc xác định không đúng tội danh của bản cáo trạng, đồng thời nêu rõ hành vi của khách hàng chỉ cấu thành một tội phạm khác nhẹ hơn. Những trường hợp đề nghị chuyển sang tội danh khác nhẹ hơn thường là:
- Tội giết người (Điều 123) sang tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134), tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125), giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126);
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134) sang tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135), tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);
- Tội hiếp dâm (Điều 141) sang tội cưỡng dâm (Điều 143); tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142) sang tội hiếp dâm (Điều 141);
- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144) sang tội cưỡng dâm (Điều 143).
Luật sư cần bám chắc vào các dấu hiệu CTTP của tội nhẹ hơn, từ đó đối chiếu với các tình tiết của vụ án để phân tích, lập luận chỉ rõ tội danh bị truy tố là không đúng mà tội danh nhẹ hơn mới có cơ sở để thuyết phục HĐXX. Đa số các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người có cấu thành vật chất, tức là phải có hậu quả xảy ra thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Vì vậy để truy cứu TNHS về những tội này thì cần làm rõ hậu quả của tội phạm phải do chính hành vi phạm tội đó gây ra.
[2] Bào chữa theo hướng chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn, đưa ra tình tiết giảm nhẹ cho khách hàng
Trường hợp đề xuất không áp dụng các tình tiết định khung (tăng nặng) đối với bị cáo trong từng điều, khoán theo từng tội danh, Luật sư cần khai thác, phân tích các căn cứ liên quan đến việc xác định khung hình phạt có thể là các chứng cứ xác định các bị cáo không phạm tội có tổ chức, không có tính chất côn đồ, không phải động cơ để hèn, không phạm tội với nhiều người, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn, không thuê gây thương tích để đề nghị chuyển sang khung hình phạt nhẹ hơn.
- Để bào chữa giảm nhẹ Luật sư cần phân tích tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội do bị cáo gây ra ở mức độ ít nghiêm trọng. Về mặt chủ quan, cân phân tích làm rõ động cơ, mục đích phạm tội, rất nhiều trường hợp giết người, gây thương tích xuất phát từ mâu thuẫn nghiêm trọng giữa hai bên, Luật sư phải làm rõ bị hại cũng có một phần lỗi dẫn tới động cơ phạm tội của bị cáo là trả thù, cảnh cáo bị hại và cách xử sự quá đáng xúc phạm bị cáo. Luật sư cùng làm rõ quá trình đấu tranh tư tưởng, sự dao động (chủ quan của bị cáo), sự manh động (do tác động của bị hại hoặc người thứ ba, do hoàn cảnh xô đẩy). Về mặt khách quan, cần đánh giá được tác động của hoàn cảnh phạm tội và bối cảnh cụ thể khi bị cáo thực hiện hành vi dùng vũ lực đối với bị hại, hành vi đó đã loại trừ các khả năng tác động đến bộ phận trọng yếu trên cơ thể, gây nguy hại cho bị hại hay không, có loại trừ các khả năng sử dụng công cụ phạm tội, cách thức sử dụng công cụ phạm tội dân tới hậu quả nghiêm trọng hơn về sức khỏe cho bị hại hay không. Nếu câu trả lời là có thì Luật sư phân tích, làm đậm nét các tình tiết này để làm giảm tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Ngoài ra, trong loại án này, Luật sư cần đánh giá hậu quả của các hành vi xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, đặc biệt là hậu quả tại thời điểm xét xử (như khi sức khỏe của bị hại đã tương đối bình phục, các thương tật do được chăm sóc, trị liệu nên sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác và sinh hoạt của bị hại).
- Phân tích nhân thân của người phạm tội: Đối với nhóm tội này đa phần các bị cáo có trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, điều kiện học tập để có hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật thấp, không co được những điều may mắn tốt đẹp trong cuộc sống hoặc không được định hướng, giáo dục đúng đắn. Luật sư cần phân tích để làm rõ bị cáo không phải là người xấu, còn nhiều điểm tốt đẹp trong con người bị cáo, khát vọng được hoàn lương, được trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
- Phân tích các tình tiết giảm nhẹ TNHS: Ngoài việc gỡ bỏ các tình tiết tăng nặng TNHS (nêu có căn cứ), luận cứ bào chữa cần chú ý phân tích, đề xuất các tình tiết giảm nhẹ nhất là tình tiết giảm nhẹ đặc thù đối với nhóm tội này: phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015. Các tình tiết giảm nhẹ khác quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 cũng được áp dụng tương đối phổ biến trong loại tội này đó là: Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải... Người bị hại có lỗi, người bị hại xin giảm nhẹ, miễn truy cứu TNHS cho bị cáo cũng là các tình tiết thường được ghi nhận để áp dụng theo khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015.
Thứ ba: Bào chữa theo hướng điều tra bổ sung
Thực tế bào chữa cho thấy, đối với 4 căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung theo Điều 280 BLTTHS năm 2015, Luật sư thường đề xuất trả hồ sơ do cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thế bổ sung tại phiên tòa được hoặc khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Trong loại án này, việc thiếu các chứng cứ quan trọng thường gắn với việc CQĐT không tiến hành thu thập hoặc không thu thập đầy đủ (vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng), đó là:
- Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng cứ để xác định hành vi xảy ra đó có đủ yếu tố của CTTP cụ thể được quy định trong BLHS hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi phạm tội (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ,...);
- Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định một con người cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó;
- Chứng cứ để chứng minh “có lỗi hay không có lỗi” là chứng cứ xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có lỗi hay không có lỗi; Nếu có lỗi thì thuộc trường hợp lỗi cố ý (lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp) hoặc lỗi vô ý (lỗi vô ý do quá tự tin hay lỗi vô ý do cẩu thả) theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 BLHS năm 2015 để xác định chính xác các tội danh có hậu quả chết người, thương tích xảy ra và lỗi đối với các hậu quả đó;
- Chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” là chứng cứ xác định người thực hiện hành vi phạm tội với mục đích, động cơ gì và trong trường hợp mục đích, động cơ phạm tội là yếu tố tăng nặng TNHS hoặc là yếu tố (tình tiết) của CTTP hoặc là yêu tố (tình tiết) định khung hình phạt. Đặc biệt trong các tội xâm phạm tính mạng, chứng cứ để chứng minh “mục đích, động cơ phạm tội” có ý nghĩa quan trọng để xác định yếu tố lỗi, để phân biệt tội danh giữa các tội xâm phạm tính mạng với nhau hoặc với các tội cố ý gây thương tích;
- Chứng cứ để chứng minh “tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra” là chứng cứ đề đánh giá tính chất, hậu quả (vật chất và phi vật chất) của hành vi phạm tội trong việc xác định tội phạm và quyết định hình phạt cũng như để giải quyết vấn đề dân sự trong loại án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Ngoài ra, còn có các trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng, Luật sư nên cân nhắc vi phạm này có phải là vi phạm nghiêm trọng hay không, có ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng nếu phải kéo dài thời gian của vụ án để điều tra bổ sung không (đặc biệt khi khách hàng đang bị tạm giam) để quyết định đề xuất trả hồ sơ.
Sau khi vạch ra định hướng bào chữa, Luật sư bắt tay vào việc soạn thảo bản luận cứ bào chữa. Tùy thuộc vào hồ sơ từng vụ án, nội dung của luận cứ bào chữa phải đề cập, đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến quan điểm bào chữa và kiến nghị của Luật sư. Quá trình soạn thảo đòi hỏi Luật sư phải sử dụng đồng bộ các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh để diễn đạt, lập luận các luận cứ, luận chứng bào chữa có viện dẫn các tài liệu, chứng cứ nhằm thuyết phục HĐXX. Để lập luận chặt chẽ, logic cùng với việc phân tích các chứng cứ gỡ tội, chứng minh sự phù hợp trong lời khai của khách hàng, Luật sư phải phản biện được chứng cứ quy kết tội bị cáo, bè được sự thiếu logic, chỉ ra sự mâu thuẫn giữa lời nhận tội của bị cáo với thương tích để lại trên người nạn nhân, với hung khí gây án, với dấu vết trên hiện trường; Mâu thuẫn giữa kết quả giám định pháp y với các chứng cứ trong vụ án. Luật sư cũng cần phân tích bác bỏ những quan điểm không phù hợp của những người tham gia tố tụng khác gây bất lợi cho khách hàng đề làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Trong trường hợp có đù tài liệu, chứng cứ xác định hành vi phạm tội, nhưng lời khai của bị cáo có nhiều mâu thuẫn thì Luật sư cần phân tích đề bị cáo thấy được và thống nhất với bị cáo về phương hướng bào chữa.
b) Chuẩn bị bản bảo vệ
Về định hướng bảo vệ, trong án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, bị hại thường có yêu cầu xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội với hành vi của người phạm tội và yêu Cầu bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng, tương xứng với thiệt hại mà họ phải gánh chịu.
Khi bảo vệ cho bị hại, nếu nhận thấy bản cáo trạng truy tố không đúng, cần phải xét xử bị cáo theo tội danh hoặc khung hình phạt khác nặng hơn thì Luật sư phân tích dấu hiệu đưa ra chứng cứ, lập luận và đề nghị HĐXX giải quyết theo hướng đó. Việc làm rõ TNHS của bị cáo có thể theo hướng đề nghị tăng nặng TNHS như yêu cầu xét xử theo khung hình phạt khác nặng hơn với việc đề xuất áp dụng một hay nhiều tình tiết định khung tăng nặng (đặc biệt là các tình tiết mang tính chất định tính trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người như: Có tính chất côn đồ, vì động cơ đê hèn, gây hậu quả nghiêm trọng...); Trả hồ sơ điều tra bổ sung đề truy tố theo tội danh khác nặng hơn (giết người mà không phải là cố ý gây thương tích, hiếp dâm mà không phải là cường dâm, cố ý gây thương tích mà không phải là cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...) nếu thấy cáo trạng truy tố không đúng. Việc Luật sư làm rõ TNHS của bị cáo là cần thiết bởi trên cơ sở đó mới yêu cầu bị cáo bồi thường thiệt hại cho chính xác.
Tuy nhiên, cũng trong phần lớn trường hợp, nếu cáo trạng của VKS truy tố đúng người, đúng tội mà bị cáo không nhận tội thì Luật sư bảo vệ theo hướng công nhận cáo trạng, phân tích các chứng cứ và đề nghị Toà án xét xử bị cáo theo cáo trạng của VKS và bị cáo phải bồi thường cho bị hại do việc gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự. Về loại và mức bồi thường thiệt hại, Luật sư phải xác định những vấn đề cần làm sáng tỏ về quan hệ nhân quả giữa hành vi của bị cáo với hậu quả mà khách hàng phải gánh chịu. Luật sư phân tích các tài liệu chứng cứ, nêu rõ các căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền được bồi thường thiệt hại, cũng như quyền được xin lỗi và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của khách hàng.
Khi soạn thảo luận cứ bảo vệ cho bị hại, Luật sư cũng thực hiện quy trình tương tự khi triển khai luận cứ bào chữa cho bị cáo. Chẳng hạn khi bảo vệ cho bị hại trong vụ án về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Luật sư cần phải phân tích một cách toàn diện các tình tiết của cả hành vi xâm hại lẫn hành vi phòng vệ như khách thể cần bảo vệ, mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra, vũ khí phương tiện mà hai bên sử dụng; Cường độ tân công của hành vi xâm hại và hành vi bảo vệ, hoàn cảnh xảy ra sự việc, tâm lý của người phòng vệ... Từ đó, Luật sư chi ra người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng là quá mức đôi với hành vi xâm hại, tức là hành vi chống trả không cần thiết và như vậy là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Luật sư cần lên án mạnh mè hành vi phạm tội của bị cáo, nhưng khác với Kiểm sát viên thường đánh giá các thiệt hại về mặt xã hội, đánh giá tính chất xã hội của vụ án để lên án hành vi của bị cáo. Luật sư bảo vệ cho bị hại nên đi từ nỗi đau cá nhân của bị hại, gia đình bị hại, những sở ngoại, xáo trộn, mất mát mà họ đã và sẽ phải gánh chịu ưong cuộc sống sau khi bị tội phạm xâm hại để làm rõ nét hơn mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, để nhận được sự đồng cảm của khách hàng.
Đối với các quy định là căn cứ giải quyết vấn đề dân sự, Luật sư nên nghiên cứu cả các quy định của BLHS, Bộ luật dân sự, Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC, công văn về việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại ương vụ án hình sự (do loại án này luôn phát sinh vấn đề dân sự và về nguyên tắc vấn đề dân sự được giải quyết luôn trong vụ án hình sự), lưu ý các nguyên tắc và quy định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Bộ luật dân sự), vấn đề đồng phạm, nhiều người cùng thực hiện tội phạm nhưng không đồng phạm và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại để xác định đúng phạm vi bồi thường của khách hàng, qua đó có đề xuất, tranh luận hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Nguồn tổng hợp từ Giáo trình "Kỹ năng Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự" của Học viện Tư pháp và các nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm