Đăng ký và hạn chế quyền sở hữu công nghiệp

09/04/2023
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

1- Hình thức và thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

- Hình thức của hợp đồng. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được lập thành văn bản thể hiện đầy đủ thoả thuận của các bên; Mọi hình thức giao kết khác đều không có giá trị pháp lý. Neu hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một phần của hợp đồng khác (Ví dụ: hợp đồng chuyển giao công nghệ, mua bán thiết bị) thì nội dung hợp đồng phải được lập thành một bộ phận riêng biệt. Trên thực tế, hợp đồng này có thể tồn tại một cách độc lập hay cũng có thể tồn tại dưới hình thức là một phần trong các hợp đồng khác như hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc hợp đồng nhượng quyền thương mại.

- Thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ 2005, đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng kí (như sáng chế, CDĐL mạch tích hợp, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu), hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thoả thuận của các bên, nhưng chi có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Điều này có nghĩa việc đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (đôi với các đối tượng phải đăng ký xác lập quyền) không phải là một điêu kiện bắt buộc, tuy nhiên, đây lại là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực đối với “bên thứ ba”.

Hiện nay, do pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không quy định rõ ràng về khái niệm “bên thứ ba”, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. “Bên thứ ba” hiểu theo nghĩa hẹp, là bên có quyền, nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao như bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong hợp đồng thứ cấp. Ví dụ: A chuyển giao độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho B (hợp đồng sơ cấp); B lại chuyên giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho c (hợp đồng thứ cấp). Trong trường hợp này, c là “bên thứ ba”. “Bên thứ ba” cũng có thể là bên nhận thế chấp hay bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng nhãn hiệu. Hiểu theo nghĩa rộng, bên thứ ba có thể là bất cứ chủ thể nào, ngoài các bên trong hợp đồng. Với cách tiếp cận này, bên thứ ba không chi là những người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mà thậm chí còn có thể là người tiêu dùng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp hay cơ quan thực thi khi giải quyết tranh chấp hay xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trên thực tế, không có bất cứ hợp đồng nào không có liên quan đến các chủ thể khác, ngoài hai bên giao kết. Do đó, nếu hiểu theo nghĩa này sẽ dẫn đến hậu quả thực tế là, mặc dù thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không phải bắt buộc, sống để “an toàn”, các bên tham gia hợp đồng đều phải đăng ký hợp đồng nếu muốn hợp đồng của mình có hiệu lực hoàn chỉnh. Quy định này đi ngược lại “tính chất tự nguyện” của việc đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Hiệp định CPTPP (chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019) quy định các bên không được yêu cầu phải đăng ký để xác định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, Luật số 42/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sở hữu trí tuệ tại khoản 3 quy định: “Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba ”. Như vậy, theo quy định này, riêng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không cần phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba kể từ ngày 14/01/2019.

- Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

Khoản 3 Điều 7 Luật sở hữu trí tuệ quy định nguyên tắc “Trong trường hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh, dán sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật nảy, Nhả nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyển của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ Trên cơ sở đó, các điều 145, 146, 147 Luật sở hữu trí tuệ quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (còn gọi là li-xăng cưỡng bức) là trường hợp chủ sở hữu sáng chế phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Li-xăng cưỡng bức từ lâu đã được thừa nhận như là công cụ quan trọng nhất để điều chỉnh những tác động hai chiều của bằng độc quyền sáng chế đổi với phúc lợi xã hội. Một li- xăng cưỡng bức có thể được áp dụng bằng cách: buộc chủ sở hữu sáng chế cấp phép khai thác sáng chế hoặc đe dọa việc sử dụng và yêu cầu chủ vãn bằng độc quyền sáng chế thay đổi về giá cả và chiến lược cung cấp. Đối với các nước đang phát triển, áp dụng li-xăng cưỡng bức tạo cơ hội để được sử dụng sáng chế, đặc biệt là cải thiện việc tiếp cận với dược phẩm, vắc-xin... nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

2- Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc

So với hình thức chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thông qua hợp đồng thông thường, việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế bị hạn chế bởi các điều kiện điều kiện chặt chẽ nhằm kiểm soát hoạt động cấp li-xăng cưỡng bức.

Thứ nhât, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền. Mục đích của việc cấp li-xăng cưỡng bức không phải để tước đoạt hay hạn chế các độc quyền của người nắm giữ quyền đối với sáng chế mà để đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của nhà nước, xã hội, cộng đồng. Do đó, trong trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, chủ sở hữu bằng độc quyền hoặc người đang được cấp li-xăng độc quyền sáng chế vần đồng thời được sử dụng, khai thác sáng chế.

Thứ hai, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao chỉ được giới hạn ương phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp người nắm độc quyền sáng chế bị coi là thực hiện hành vi cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Điều kiện này được đặt ra để đảm bảo quyền lợi của người nắm giữ độc quyền sáng chế, ngăn ngừa việc lạm dụng cấp li-xăng không tự nguyện cho các mục đích khác ngoài những mục đích hợp lý theo luật định.

Thứ ba, người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác. Mục đích của quy định này là nhằm ngăn cản sự phát triển của thị trường li-xăng cưỡng bức như là những công cụ có giá trị độc lập và do vậy ngăn cản các bên tìm kiếm các li-xăng cưỡng bức vi các mục tiêu lợi nhuận. Yêu cầu này, mặt khác không ngăn cản việc bán hoặc chuyển giao các doanh nghiệp có được li-xăng cưỡng bức.

Thứ tư, người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền den bu thoa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đo trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định. Quy định này để bảo đảm quyền lợi cho người nằm độc quyền sáng chế, khi họ vẫn được trả một mức đền bù thỏa đáng khi chuyển giao li-xăng cưỡng bức. Tuy nhiên để bảo đảm lợi ích của xã hội, mức đền bù này sẽ do cơ quan có thẩm quyền ấn định dựa trên khung giá của Chính phủ, có xét đến các yếu tố như: giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng, kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế, thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ..

0 bình luận, đánh giá về Đăng ký và hạn chế quyền sở hữu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38380 sec| 962.867 kb