Địa vị pháp lý người nước ngoài trong hình sự

13/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong sự phát triển khách quan của mối quan hệ giữa các quốc gia cũng như giữa các cá nhân, pháp nhân thương của các quốc gia, cùng với các yếu tố lịch sử đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự hiện diện của những người không cùng quốc tịch trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Để xác lập địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của những người đang sinh sống trên lãnh thổ, pháp luật của hầu hết các quốc gia đều xác định công dân là người mang quốc tịch của quốc gia mình, còn lại những người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại) được xác định là “người nước ngoài". 

 

 

Người nước ngoài Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Khái niệm người nước ngoài

 

 

Ở Việt Nam, khái niệm “người nước ngoài” được đề cập trong một số văn bản quy phạm pháp luật như Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 - sau đây gọi là Luật Quốc tịch và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2019 - sau đây gọi là Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

Cụ thể, theo Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài được hiểu là "người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”. Điều 3 Luật Quốc tịch xác định người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam" Trong đó, tại khoản 1, 2 Điều 3 Luật Quốc tịch giải thích: “Quốc tịch nước ngoài là quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam” và “Người không quốc tịch là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.(xem thêm về: dịch vụ ly hôn)

 

 

Từ sự phân tích trên cho thấy, người nước ngoài bao gồm: Người có một hoặc nhiều quốc tịch nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch (người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài).

 

 

Địa vị pháp lý của người nước ngoài

 

 

Địa vị pháp lý hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho một chủ thể pháp luật, chủ thể đó có khả năng tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

 

 

Địa vị pháp lý của người nước ngoài được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, trong các Điều quốc tế mà Việt Nam đã ký kết như: Công ước Havana về viên chức ngoại giao năm 1928, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, Công ước Viên năm 1961 về ngoại giao, Công ước Viên năm 1963 về lãnh sự, Pháp lệnh về các cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế. Theo đó, nguyên tắc, người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng các chế độ pháp lý sau:

 

 

(i) Quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp quốc, của các viên chức Liên hợp quốc; Quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao, lãnh sự. Đây là quyền dành cho các cơ quan và viên chức ngoại giao, lãnh sự. Về cơ bản, các quyền quan trọng nhất của các cơ quan, viên chức nêu trên là: Quyền bất khả xâm phạm nơi làm việc, hồ sơ và thư tín; Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và miễn trừ về tư pháp, quyền ưu đãi hoặc miễn thuế quan... Vợ, con chưa đến tuổi thành niên của cán bộ ngoại giao đi kèm cũng được hưởng các quyền nêu trên.(đọc thêm: luật sư tư vấn ly hôn)

 

 

(ii) Chế độ đãi ngộ như công dân: Nội dung của chế độ pháp lý này là người nước ngoài được hưởng các quyền và có nghĩa vụ trong các lĩnh vực dân sự, lao động tương tự như công dân Việt Nam. Một số quyền về chính trị thì người nước ngoài không được hưởng hoặc bị hạn chế như: Quyền bầu cử, ứng cử, đề cử, nghĩa vụ quân sự, quyền cư trú, kinh doanh một số hàng đặc biệt hoặc làm một số nghề đặc biệt...

 

 

(iii) Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc: Là sự ưu đãi người và pháp nhân được hưởng chế độ mà công dân và pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ mà công dân hoặc pháp nhân của bất kỳ một nước thứ ba nào được hưởng hoặc sẽ được hưởng trong tương lai. Chế độ tối huệ quốc đảm bảo công dân của tất cả các nước đang sống việt Nam đều có quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, chế độ chính trị, tôn giáo.

 

 

(iv) Chế độ đãi ngộ đặc biệt: Người nước ngoài hoặc pháp nhân nước ngoài được hưởng những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt mà quốc gia sở tại dành cho họ. Các ưu đãi đặc biệt này được quy định cụ thể trong luật pháp của mỗi quốc gia cũng như trong Điều ước quốc tế.

 

 

(v) Chế độ có đi có lại: Một quốc gia dành một chế độ pháp lý nhất định cho thể nhân và pháp nhân nước ngoài tương ứng như trước đó đã dành và sẽ dành cho công dân và pháp nhân của mình ở nước đó.

 

 

Từ những vấn đề trên có thể khái quát địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam như sau:

 

 

(i) Đối với người nước ngoài thường trú được hưởng các quyền và nghĩa vụ cơ bản như công dân Việt Nam, trừ một số quyền như: Bầu cử, ứng cử, làm nghĩa vụ quân sự, không được làm một số nghề đặc biệt, nhạy cảm.

 

 

(ii) Đối với người nước ngoài tạm trú được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao và lãnh sự thường gắn liền với địa vị pháp lý của cơ quan đại diện của nước ngoài tại Việt Nam, như các Đại sứ quán, lãnh sự quán, một số tổ chức quốc tế...

 

 

(iii) Đối với người nước ngoài tạm trú với mục đích đầu tư, kinh doanh, học tập, giải quyết việc riêng...thì được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc.

 

 

(iv) Đối với người tị nạn, người không có quốc tịch thì không được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc một số quyền như những người nước ngoài có quốc tịch. Họ chỉ được hưởng một số quyền xuất, nhập cảnh, quyền dân sự và thực hiện nghĩa vụ theo những quy định tại các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia hoặc ký kết.

 

 

(v) Đối với người có gốc là người Việt sống ở nước ngoài, mang nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam. Nếu họ sử dụng hộ chiếu nước ngoài thì họ có địa vị pháp lý như công dân nước ngoài. Nếu họ sử dụng hộ chiếu Việt Nam thì họ có quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam. Tuy vậy, khi nhập cảnh vào Việt Nam họ chỉ được phép đăng ký sử dụng một loại hộ chiếu.(quan tâm về: văn bản đơn ly hôn)

 

 

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, việc hiểu biết về người nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài với các vị thế khác nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam có ý nghĩa, vai trò rất quan trọng, giúp Luật sư có những biện pháp hành xử phù hợp, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người nước ngoài trong các vụ án hình sự trên cơ sở đúng pháp luật, tránh ảnh. hưởng đến chính sách đối ngoại của Nhà nước.

 

0 bình luận, đánh giá về Địa vị pháp lý người nước ngoài trong hình sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.60988 sec| 954.305 kb