Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật Everest

16/08/2022
Luật sư Nguyễn Thị Yến
Luật sư Nguyễn Thị Yến
‘Hợp đồng hôn nhân’: Là thỏa thuận pháp lý giữa vợ và chồng liên quan đến vấn đề tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong trường hợp các bên chấm dứt hôn nhân.

‘Hợp đồng hôn nhân’ là thỏa thuận pháp lý giữa vợ và chồng liên quan đến vấn đề tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong trường hợp các bên chấm dứt hôn nhân. Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật Everest sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề trên.

Hợp đồng hôn nhân

Khái quát về 'Hợp đồng hôn nhân'

‘Hợp đồng hôn nhân’: là thỏa thuận pháp lý giữa vợ và chồng liên quan đến vấn đề tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trong thời kỳ hôn nhân hoặc trong trường hợp các bên chấm dứt hôn nhân.

‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể ký kết trong trường hợp nam nữ dự định kết hôn - ‘Hợp đồng tiền hôn nhân’. ‘Hợp đồng hôn nhân’ (nghĩa mở rộng) cũng áp dụng đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng - ‘Thỏa thuận chung sống’, vợ chồng ly thân, ly hôn - ‘Hợp đồng hậu hôn nhân’.

Như vậy, ‘Hợp đồng hôn nhân’ là hợp đồng đặc biệt. Bạn có thể ký kết ‘Hợp đồng tiền hôn nhân’ trước ngày kết hôn, trước khi bắt đầu chung sống như vợ chồng. Bạn cũng có thể ký kết ‘Hợp đồng hôn nhân’ sau khi kết hôn, hoặc khi đang sống với ai đó. ‘Hợp đồng hậu hôn nhân’ là giải pháp tốt để bạn xử lý những vấn đề về tài sản;cấp dưỡng;nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con khi chấm dứt hôn nhân.

Những lý do phổ biến cần có ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’

  • Đóng góp không đều cho ‘ngôi nhà chung’

Vấn đề này thường được giải quyết thông qua ‘Thỏa thuận chung sống’, nhưng nó cũng có thể được giải quyết như một phần của ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’. Trường hợp này, một bên không hoặc chưa đóng góp nhiều vào việc mua, bảo trì căn nhà mà các bên cùng chia sẻ. Bên còn lại muốn bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách thỏa thuận rõ ràng về những gì sẽ xảy ra với ‘ngôi nhà chung’ nếu mối quan hệ hôn nhân tan vỡ.

Thông qua ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’, các bên có thể xác nhận những khoản đóng góp vào ngôi nhà của một bên, cũng như sự ảnh hưởng của những khoản đóng góp này đến quyền sở hữu, hoặc việc phân chia ngôi nhà trong trường hợp chấm dứt hôn nhân.

  • Tài sản riêng của cá nhân lớn

Trường hợp một hoặc cả hai bên sở hữu tài sản lớn, họ có thể ký kết ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ để xác nhận giá trị của tài sản trong hiện tại và tương lai trong trường hợp chấm dứt hôn nhân.

Các bên có thể cân nhắc các tài sản như kinh doanh, lương hưu, nhà, khoản đầu tư… là các hạng mục mà một bên có thể quy định trong ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’, nếu họ muốn những hạng mục này không trở thành một phần của việc phân chia tài sản khi chấm dứt hôn nhân.

  • Tình hình tài chính không cân bằng

Nếu một bên hỗ trợ tài chính cho bên kia hoặc có kế hoạch hỗ trợ tài chính cho bên kia trong thời gian họ sống chung, thì ‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể được sử dụng để xác định lại nghĩa vụ cấp dưỡng của họ đối với nhau trong trường hợp chấm dứt hôn nhân.

Với mục đích hỗ trợ, ngay cả những cặp đôi chưa kết hôn, với tình hình tài chính không cân bằng cũng nên cân nhắc việc ký ‘Thỏa thuận chung sống’.

  • Những đứa trẻ từ mối quan hệ tình cảm trước đó

Người có con từ mối quan hệ tình cảm trước đó với người khác (con riêng) có thể giao kết ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ không chỉ để bảo vệ tài sản, thu nhập của mình, mà còn để đảm bảo việc chuyển giao tài sản cho con riêng khi họ qua đời được thực hiện theo ý muốn của họ.

Khi có con từ mối quan hệ tình cảm trước đó, nếu không có kế hoạch thích hợp, di sản của một người có thể được phân chia theo cách không phù hợp với mong muốn hiện tại của họ, hoặc được phân chia theo pháp luật thừa kế nếu họ không có di chúc. Trường hợp này, các điều khoản của ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ và ‘Di chúc’ cần phải kết hợp hài hòa với nhau, để không gây nhầm lẫn, xung đột.

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác

Nghĩa vụ (trách nhiệm) cấp dưỡng là việc một người đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình. Người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng có thể có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng: giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.

Đặc biệt, trong trường hợp chấm dứt hôn nhân, một bên có thể yêu cầu bên kia cấp dưỡng. Hoặc trong một số trường hợp, một bên

có trách nhiệm cấp dưỡng đối với người khác. Đây là những thỏa thuận có thể được ghi nhận trong ‘Hợp đồng hôn nhân’.

Một số nội dung phổ biến trong ‘Hợp đồng hôn nhân’ 

  • Tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung;
  • Tài sản chung được đưa vào kinh doanh;
  • Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng;
  • Nghĩa vụ (trách nhiệm) cấp dưỡng của một bên với người khác;
  • Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân;
  • Nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình;
  • Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn hoặc ly thân;
  • Việc giải quyết tài sản khi ly hôn;
  • Việc xử lý tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình;
  • Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn;
  • Nghĩa vụ (trách nhiệm) cấp dưỡng của một bên với bên kia khi ly hôn;
  • Thừa kế, quà tặng.

Một số lưu ý ‘Hợp đồng hôn nhân’

  • ‘Hợp đồng hôn nhân’ mang tính cá nhân cao 

Quyết định ký kết một ‘Hợp đồng hôn nhân’ mang tính cá nhân cao và bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh cụ thể của bạn. Lưu ý, ‘Hợp đồng hôn nhân’ chỉ là một trong số các công cụ pháp lý bảo vệ quyền lợi của bạn.

Bạn và người bạn tâm giao đang dự định kết hôn hoặc sống thử. Có thể lý lẽ thuyết phục nhất cho một ‘Hợp đồng hôn nhân’ chỉ đơn giản là: tại thời điểm này trong mối quan hệ của bạn, khi trái tim của bạn rộng mở nhất, bạn nên thảo luận và đồng ý về cách đối xử với nhau trong trường hợp một bên quyết định đi theo con đường riêng của mình.

‘Thỏa thuận chung sống’ trong trường hợp hai bên quyết định sống cùng nhau mà không cần kết hôn - đôi khi là lựa chọn lý tưởng cho các cặp đôi. Tuy nhiên, sự tan vỡ của hôn nhân thực tế (chung sống như vợ chồng) cũng có thể tàn khốc như hôn nhân truyền thống. Do đó, ‘Thỏa thuận chung sống’ trong trường hợp này cũng rất quan trọng. Quyền sở hữu tài sản trong các mối quan hệ chung sống như vợ chồng dựa trên nguyên tắc tin cậy. Tuy nhiên, một ‘Thỏa thuận chung sống’ chi tiết và cụ thể là giải pháp giải quyết các vấn đề về tài sản, cấp dưỡng trong trường hợp mối quan hệ hôn nhân tan vỡ.

Nhiều người đến gặp luật sư vài tuần trước khi kết hôn hoặc ‘sống thử’ với mong muốn có một ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’. Thế nhưng, sau khi tất cả các lựa chọn đã được giải thích, họ thấy rằng một vài tuần không cho phép đủ thời gian để hoàn thành thỏa thuận. Bởi ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ có xu hướng phức tạp hơn và mất nhiều thời gian để hoàn thành hơn mọi người mong đợi.

  • Những gì một ‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể thực hiện

Không có cái gọi là ‘Hợp đồng hôn nhân tiêu chuẩn’. ‘Hợp đồng hôn nhân’ phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn của các bên. ‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể giải quyết những vấn đề rất kín đáo, hoặc giải quyết tất cả các khía cạnh của tài sản và cấp dưỡng. Hình thức thỏa thuận phổ biến nhất là: “Thỏa thuận của tôi và của bạn là gì?”.

‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ là một dạng hợp đồng đặc biệt, theo đó nghĩa vụ thiện chí được đặt ra cho cả hai bên trong quá trình đàm phán. Vì vậy, một điều cần thiết của ‘Hợp đồng hôn nhân’ hoặc ‘Thỏa thuận chung sống’ là công khai tài chính. Một bên phải được thông báo về tất cả thu nhập, tài sản, các khoản nợ và trách nhiệm pháp lý của bên kia tại thời điểm thỏa thuận.

Mọi người thường không thích thảo luận về các vấn đề tài chính của họ, bởi vì khi làm như vậy, nó cảm thấy quá giống như một ‘Giao dịch thương mại’ chứ không phải một ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, việc không tiết lộ có thể khiến thỏa thuận vô hiệu theo lựa chọn của đối tác kia.

  • Điều mà một ‘Hợp đồng hôn nhân’ khó thể thực hiện được

Khi ly hôn, đối mặt với các vấn đề về con có thể là khía cạnh khó khăn và đau đớn nhất về mặt tinh thần. Do đó, quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con có thể được thoả thuận trong ‘Hợp đồng hôn nhân’. Tuy nhiên, bạn không thể giải quyết tất cả các vấn đề như: quyền nuôi con, cấp dưỡng và quyền thăm nom con trong ‘Hợp đồng hôn nhân’.

Ngôi nhà nơi gia đình cư trú (ngôi nhà hôn nhân) đôi khi là tài sản duy nhất và có giá trị lớn nhất thuộc sở hữu của một trong hai hoặc cả hai vợ chồng trong suốt mối quan hệ của họ. Thông thường, các cặp đôi có xu hướng xem nó như một tài sản thuộc về cả hai, ít nhất là trong khi mối quan hệ hôn nhân đang diễn ra. ‘Ngôi nhà hôn nhân’ còn hơn cả một tài sản quý giá, nó là tâm điểm của cuộc sống gia đình, các thành viên trong gia đình thường nảy sinh tình cảm gắn bó sâu sắc với nó.

Một trong những ngoại lệ quan trọng của ‘Hợp đồng hôn nhân’ là nó không thể được sử dụng để hạn chế một số quyền, ví dụ bạn không thể từ bỏ quyền sở hữu ‘Ngôi nhà hôn nhân’ - vấn đề đạo đức. Tuy nhiên, nhiều người có thể lựa chọn giải pháp: bán ‘Ngôi nhà hôn nhân’ và ghi nhận điều này trong ‘Hợp đồng hôn nhân’ và yêu cầu tòa án thực hiện.

  • Trường hợp ‘Hợp đồng hôn nhân’ đặc biệt quan trọng

Trên thực tế, các bên thường giao kết ‘Hợp đồng hôn nhân’ khi họ lo lắng về việc bảo vệ lợi ích của bên thứ ba, chẳng hạn như con của các cuộc hôn nhân cũ. Một bên sở hữu một ngôi nhà vào ngày kết hôn có thể muốn có một ‘Hợp đồng hôn nhân’ để phân định rõ ràng tài sản này.

Những người sở hữu một số tài sản vào thời điểm kết hôn muốn một ‘Hợp đồng hôn nhân’ chỉ đơn giản để xác nhận những gì mình sở hữu vào ngày kết hôn và giá trị của những tài sản đó. Điều này giúp loại bỏ các vấn đề có thể phát sinh trong trường hợp hai vợ chồng ly hôn. Mỗi người sẽ biết giá trị của tài sản mà mình mang lại trong cuộc hôn nhân, cũng như cân nhắc vấn đề liên quan nếu hôn nhân tan vỡ.

Mọi cuộc hôn nhân sẽ kết thúc theo một trong hai cách - ly hôn hoặc chết, nên các cặp vợ chồng có tài sản lớn có lý do chính đáng để lo lắng. Do đó, những người có tài sản đáng kể, hoặc những người đang bước vào cuộc hôn nhân thứ hai muốn có một ‘Hợp đồng hôn nhân’ quy định rõ ràng quyền tài sản của họ khi chết và sẽ ngăn cản các con của họ khởi kiện ra tòa đòi phân chia di sản thừa kế.

  • Các chiến lược để giải quyết những vấn đề này

Các luật sư không phải là chuyên gia về các vấn đề của trái tim. Vì vậy, thiết lập ‘Hợp đồng hôn nhân’,nhiều khi cần sự hỗ trợ từ nhà tư vấn hôn nhân và các chuyên gia khác, giúp vợ chồng quyết định xem ‘Hợp đồng hôn nhân’ có phù hợp với họ hay không. Một số trường hợp,‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể không phù hợp trong hiện tại của họ, nhưng nó có thể hữu ích vào một lúc nào đó trong tương lai.

Đối với một số người, ‘Hợp đồng hôn nhân’ tượng trưng cho khả năng hợp tác kinh doanh của một cặp vợ chồng. Đối với những người khác, ‘Hợp đồng hôn nhân’ tượng trưng cho sự phản bội, thiếu tin tưởng hoặc không an toàn.

Khi thảo luận về ‘Hợp đồng hôn nhân’, trước tiên, phải biết giá trị cá nhân của bạn và người bạn đời tương lai. Thứ hai, hướng đến kết quả mà cả hai có thể cảm thấy thoải mái, thay vì cố gắng để ký kết được ‘Hợp đồng hôn nhân’.

Ví dụ thứ nhất, nếu bạn coi tình cảm vợ chồng là trên hết, còn tài sản chỉ là thứ hai, bạn có thể quyết định không ký ‘Hợp đồng hôn nhân’. Trường hợp nếu bạn phát hiện ra rằng người bạn đời tương lai của bạn sẽ bị xúc phạm nếu bạn thảo luận về các vấn đề tài sản xung quanh một cuộc hôn nhân giả định đổ vỡ, bạn cũng có thể quyết định không ký ‘Hợp đồng hôn nhân’.

Ví dụ thứ hai, với tư cách là một doanh nhân, bạn nên xem xét ký ‘Hợp đồng hôn nhân’. Trường hợp này, việc bảo vệ sự nghiệp của bạn hoặc các vấn đề về quan hệ đối tác là lý do quan trọng, hơn là việc không ký ‘Hợp đồng hôn nhân’.

Ví dụ thứ ba, mặc dù ‘Hợp đồng hôn nhân’ có thể không phù hợp với hoàn cảnh của bạn hiện tại, nhưng bạn nên suy nghĩ đến các vấn đề pháp lý hoặc kinh doanh cần giải quyết trước khi kết hôn. Bạn nên giữ tài liệu về tài sản riêng có giá trị để làm bằng chứng về quyền sở hữutài sản này vào ngày kết hôn. Mặc dù thông tin này có sẵn ngày nay, nhưng nhiều năm sau, nó thường không thể có được.

Dịch vụ pháp lý về 'Hợp đồng hôn nhân' của Công ty Luật TNHH Everest

Dịch vụ pháp lý về 'Hợp đồng hôn nhân'

‘Hợp đồng hôn nhân’ là một dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest, đáp ứng nhu cầu của khách hàng thiết lập các thỏa thuận pháp lý giữa vợ với chồng, những người chung sống như vợ chồng,liên quan đến vấn đề tài sản; cấp dưỡng; nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục controng thời kỳ hôn nhân, hoặc trong trường hợp các bên chấm dứt hôn nhân.

Phạm vi của dịch vụ:

  • Tư vấn pháp luật: Hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của khách hàng.
  • Đại điện theo ủy quyền: thay mặt khách hàng để giải quyết các công việc có liên quan đến việc đã nhận theo phạm vi, nội dung được ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.
  • Tham gia tố tụng: Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng (đương sự) trong các vụ, việc. 
  • Dịch vụ pháp lý khác: giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

Các dịch vụ pháp lý về 'Hợp đồng hôn nhân' phổ biến

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng hôn nhân:

Thực tế cho thấy, tất cả các tranh chấp đều bắt nguồn từ những bất cập, thiếu chặt chẽ trong hợp đồng. Tuy nhiên, soạn thảo một hợp đồng không hề đơn giản. Để hạn chế tranh chấp, hai bên nên quan tâm đến dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp ngay từ đầu. Khi cần dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm thực tiễn, bạn hãy liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest để được Luật sư tận tình hướng dẫn quy trình, thủ tục soạn thảo hợp đồng chuẩn nhất.

  • Hỗ trợ đàm phán, thương lượng hợp đồng hôn nhân:

Đàm phán, thương lượng hợp đồng với đôi bên là công việc không thể xem nhẹ trong hợp đồng hôn nhân. Công ty Luật TNHH Everest sẽ hỗ trợ khách hàng tư vấn đàm phán hợp đồng. Khi khách hàng có nhu cầu, chúng tôi sẵn sàng cử các Luật sư phù hợp nhất để hỗ trợ.

  • Xem xét, rà soát hợp đồng hôn nhân:

Mục đích của việc rà soát hợp đồng, giúp khách hàng đảm bảo những vấn đề:

  • Thẩm định nội dung dự thảo hợp đồng không trái với các quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức xã hội;
  • Các điều khoản, điều kiện và quy định trong hợp đồng mang tính khả thi;
  • Đảm bảo lợi ích của khách hàng và hài hòa lợi ích của các bên.
  • Xác nhận giấy tờ liên quan đến hợp đồng hôn nhân:

Trước khi xác lập hợp đồng, các bên có thể phải trải qua nhiều giai đoạn trao đổi, đàm phán. Trường hợp này, luật sư hỗ trợ thiết lập biên bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận nhằm mục đích ghi lại các thỏa thuận đã đạt được, hoặc các vấn đề sẽ tiếp tục thảo luận. Luật sưhỗ trợ khách hàng xác nhận vào biên bản này, làm căn cứ để các bên hoàn thiện Hợp đồng hôn nhân.

  • Giúp đỡ khách hàng thực hiện thủ tục hành chính liên quan:

Luật sư sẽ giúp đỡ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến Hợp đồng hôn nhân như tư vấn , soạn thảo đơn tố cáo về sai phạm của chính quyền địa phương trong việc ghi nhận giao dịch dân sự có hiệu lực…

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng hôn nhân:

Trong hợp đồng, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia. Do đó, các chủ thể trong hợp đồng thường có ràng buộc lẫn nhau. Chỉ cần một trong các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời các nghĩa vụ của mình thì mâu thuẫn đã có thể xảy ra. Nhiều cặp vợ chồng không biết nên xử lý tranh chấp như nào nên phải tìm đến các Công ty luật để giải quyết.

Công ty Luật TNHH Everest sẵn sàng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các tranh chấp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Chỉ trong những trường hợp khônthuong g thể hòa giải hay không thể thương lượng được, các Luật sư của chúng tôi mới hướng khách hàng giải quyết thông qua con đường tòa án hoặc trọng tài.

Tại sao khách hàng nên lựa chọn dịch vụ ‘Hợp đồng hôn nhân’ của Công ty Luật TNHH Everest

Công ty Luật TNHH Everest với 12 năm hoạt động, quy tụ các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm không chỉ riêng lĩnh vực hôn nhân và gia đình mà còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ với hàng trăm vụ việc liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình.

Cùng với sự trau dồi kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Everest không ngừng nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, phương tiện công nghệ để có thể hỗ trợ khách hàng với chi phí rẻ nhất cho những khách hàng vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn về kinh tế. Cụ thể: Chúng tôi áp dụng Live-Law để tư vấn và tiếp nhận hồ sơ tại các điểm giao dịch với chi phí hợp lý.

Công ty Luật TNHH Everest cũng là đơn vị kết nối các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm tại nhiều tỉnh thành, để giải quyết, tiếp nhận các vụ việc một cách nhanh chóng, kịp thời và với chi phí tối thiểu nhất.

Tình huống thường gặp:

  • Anh A và chị B kết hôn năm 2018 ở Việt Nam, có 1 người con chung 5 tuổi. Năm 2020, anh A đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Hiện anh A muốn đơn phương ly hôn; giành quyền nuôi con với chị B (cư trú ở Việt Nam). Tuy nhiên, chị B không đồng ý bởi trước khi kết hôn, anhA và chị B đã xác lập Hợp đồng hôn nhân, trong đó hai bên thống nhất nếu chấm dứt hôn nhân con cái sẽ ở với mẹ và anh A phải cấp dưỡng một khoản tiền đủ để trang trải sinh hoạt hàng tháng.
  • Trong thời kỳ hôn nhân, anh A được bố mẹ ruột tặng cho riêng 500 triệu đồng để thành lập công ty thiết kế nội thất. Trước đó, anh A và vợ đã ký kết Hợp đồng hôn nhân, trong đó có điều khoản liên quan đến việc 500 triệu đồng trước đó anh A được bố mẹ tặng cho riêng, doanh thu phát sinh từ việc kinh doanh là tài sản riêng của anh A, không phải tài sản chung của vợ chồng. Nay công ty phá sản phải trả nợ, vợ anh A muốn ly hôn, chia tài sản và phát sinh tranh chấp. Do đó, Hợp đồng hôn nhân là cơ sở để Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp vợ anh A muốn ly hôn và chia tài sản.
  • Do hoàn cảnh ép buộc, Anh T và chị H kết hôn với nhau nhưng không có tình cảm. Anh T và chị H xác lập Hợp đồng hôn nhân về việc kết hôn với nhau 03 năm, hết 03 năm, nếu không phát sinh tình cảm, anh T và chị H sẽ ly hôn để giải thoát cho nhau.
  • Năm 2019, anh N và chị Q kết hôn. Trong thời kỳ hôn nhân, anh N sử dụng tiền lương hàng tháng của mình để đầu tư chứng khoán. Anh N và vợ cùng nhau ký kết Hợp đồng hôn nhân, trong đó hai bên thỏa thuận tài sản anh N dùng để đầu tư chứng khoán là tài sản riêng của anh N, trường hợp anh N thua lỗ, trách nhiệm trả nợ thuộc về cá nhân anh N. Năm 2022, anh N đầu tư chứng khoán thua lỗ, chủ nợ đến nhà yêu cầu chị Q trả nợ thay chồng. Chị Q căn cứ vào Hợp đồng hôn nhân đã xác lập trước đó với anh N để yêu cầu chủ nợ gặp anh N để yêu cầu trả nợ, chị không có nghĩa vụ trả nợ thay chồng.

0 bình luận, đánh giá về Dịch vụ pháp lý về Hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật Everest

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19241 sec| 1071.195 kb