Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

25/03/2023
Điều 158 Luật Sở hữu trí tuệ quy định giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển thuộc Danh mục loài cây trồng được bảo hộ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp. Các điều kiện này sau đó được quy định rõ hơn tại các Điều từ 159 đến Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, cùng với việc đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp, giống cây trồng có đơn yêu cầu bảo hộ phải đồng thời thuộc Danh mục loài cây rồng được bảo hộ ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải nằm trong Danh mục loài cây trồng được bảo hộ

Tính thực tiễn của bảo hộ quyền đối với giống cây ưồng dần đến hệ quả sự bảo hộ không thể trải dài, mở rộng đến tất cả các cấp độ quần thể thực vật mà chỉ có thể dừng lại ở cấp độ quần thể thực vật thấp nhất. Vì vậy, khái niệm giống cây trồng nêu tại khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ được gắn với “quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất” thể hiện các đặc tính đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kì quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến việc xây dựng một danh mục loài cây rồng được bảo hộ. Gần đây nhất, thay thế cho tất cả các văn bản cùng loại đà được ban hành trước đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đà ban hành Thông tư số 28/2015/TT-BNNPTNT ngày 14/8/2015 về Danh mục loài cây trồng được bảo hộ. Văn bản này nêu đầy đủ tên Việt Nam và tên khoa học theo quy tắc quốc tế phải được thể hiện bằng tiếng La tinh của 107 loài cây trồng được bảo hộ ở Việt Nam. cơ bản xếp theo thứ tự bảng chữ cái gắn với ký tự đầu tiên của tên loài cây rồng trong ngôn ngữ tiếng Việt.

2- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải có tính mới

Điêu 159 Luật Sở hữu trí tuệ quy định giống cây trồng được coi là có tính mới “nếu vật liệu nhân giống hoặc sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó chứa được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 164 của Luật này hoặc người được phép của người đó bán hoặc phân phối bằng cách khác nhằm mục đích khai thác giống cây trồng trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký một năm hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn đăng ký sáu năm đối với giống cây trồng thuộc loại thân gỗ và cây nhỏ, bốn năm đối với giống cây trồng khác".

Liên quan đến vấn đề này, Nghị định số 88/2010/NĐ-CP chi hướng dẫn hết sức ngắn gọn tại khoản 2 Điều 14 rằng giống cây trồng không mất tính mới trong trường hợp trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ một năm, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền tiến hành chuyển giao vật liệu nhân giống của giống cây trồng đăng ký bảo hộ để khảo nghiệm, sản xuất thử tại Việt Nam nhằm mục đích công nhận giống cây trồng đó theo quy định. Dựa vào hướng dẫn này, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT quy định giống cây trồng được coi là không còn tính mới và không đủ điều kiện được đăng ký bảo hộ sau mười hai tháng kể từ ngày giống có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Các giống cây trồng nằm trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam được chia làm bốn nhóm lớn gồm nhóm các giống cây lương thực; nhóm các giống cây công nghiệp; nhóm các giống cây ăn quả và nhóm các giống cây trồng khác. Sự phân biệt này là cơ sở để sau đó các giống cây trồng ở mỗi nhóm lớn có thể tiếp tục được phân biệt thành nhiều nhóm nhỏ hơn như nhóm các giống lúa tẻ, nhóm các giống lúa lai, nhóm các giống lúa nếp, nhóm các giống ngô v.v.. thuộc nhóm các giống cây lương thực; hay như nhóm các giống cây công nghiệp ngắn ngày (hay hàng năm) bao gồm các giống cây bông, đậu tương, đậu xanh, lạc, mía và nhóm các giống cây công nghiệp dài ngày (hay lâu năm) bao gồm các giống cây ca cao. cà phê, cao su, chè v.v.. thuộc nhóm các giống cây công nghiệp.

3- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải có tính khác biệt

Trong Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 1 Điều 160 xem giống cây trồng là có tính khác biệt nếu giống cây trồng đó có khả năng phân biệt rõ ràng với các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn hoặc theo ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên. Tiếp đó, khoản 2 Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ xem giống cây trồng ở vào tình trạng “được biết đến rộng rãi” khi thuộc vào một ưong các trường hợp sau đây:

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây trồng đó được sử dụng một cách rộng rãi đèn thị trường ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

- Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được đưa vào danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng ưong đơn đăng ký bảo hộ hoặc trong đơn đăng ký vào danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy khi có đơn yêu cầu bảo hộ giống cây trồng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét đơn phải tiến hành đánh giá, xét xem giống cây trồng đố có đáp ứng điều kiện về tính khác biệt hay không trên cơ sở tìm câu trả lời cho ba câu hỏi gồm: Vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây trồng đó đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường ở bất kỳ nước nào hay chưa; giống cây trồng đó đã được cấp văn bằng bảo hộ hoặc đã được đưa vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào hay chưa; giống cây trồng đó - với điều kiện các đơn này không bị từ chối - đà là đối tượng của bất kỳ đơn đăng ký bảo hộ nào hoặc của bất kỳ đơn đăng ký đưa giống cây trồng đó vào Danh mục giống cây trồng ở bất kỳ quốc gia nào hay chưa. Nếu câu trả lời cho bất kì câu hỏi nào nêu trên là “đã, rồi” thì giống cây trồng có đơn yêu cầu bảo hộ không thể được xem là thỏa mãn điều kiện, hay yêu cầu, về tính khác biệt của giống cây đồng theo quy định tại Điều 160 Luật Sở hữu trí tuệ như đã trích dẫn ở trên.

Hướng dẫn nội dung nêu trên, khoản 1 Điều 6 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT xác định tình trạng “được biết đến rộng rãi” của giống cây hồng trên cơ sở một giống cây trồng cùng loài với giống cây đồng đăng ký bảo hộ theo đó giống cây trồng cùng loài với giống đăng ký bảo hộ được coi là giống cây trồng được biết đến rộng rãi nếu giống cây trồng đó thuộc một trong các trường hợp sau:

- Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó đã được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

- Giống cây trồng đã được bảo hộ hoặc được công nhận sản xuất thừa, công nhận chính thức hoặc có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào;

- Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới hoặc đơn đăng ký khảo nghiệm hoặc đơn đăng ký công nhận giống cây trồng mới tại Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào, nêu các đơn này không bị từ chối.

4- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải có tính đồng nhất

Về mặt pháp lý, phù hợp với đặc điểm sinh học của giống cây trồng đồng thời với việc có thể loại trừ một số sai lệch nhất định trong phạm vi cho phép, Điều 161 Luật Sở hữu trí tuệ gắn liền tính đồng nhất của giống cây trồng với trạng thái - hay sự biểu hiện như nhau của các tính trạng liên quan - xuất hiện trong quá trình hay trong thời gian nhân giống cây trồng. Do đó, Điều luật đã nêu quy định giống cây trồng được coi là đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất “nếu có sự biểu hiện như nhau về các tính trạng liên quan, từ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số tính trạng cụ thể trong quá trình nhân giống.”

Về mặt thực tiễn, đánh giá điều kiện tính đồng nhất của giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ chỉ có thể kết luận sau khi giống cây trồng đã được tiến hành khảo nghiệm kỹ thuật (quy chuẩn quốc tế gọi tắt là khảo nghiệm DUS: Distinctness, Uniformity, Stability). Bên cạnh khoản 1 Điều 4 nhấn mạnh rằng các giống cây trồng mới thuộc “Danh mục cây trồng chính” phải tiến hành khảo nghiệm DUS trước khi được công nhận giống chính thức đồng thời khuyến khích tiến hành khảo nghiệm DUS đối với các giống cây trồng mới không thuộc “Danh mục cây trồng chính”, Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 ban hành Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới đưa ra định nghĩa khảo nghiệm DUS tại khoản 4 Điều 2 “là quá trình đảnh giả tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng mới theo Quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loại cây trồng”. Như vậy, kết quả khảo nghiệm DUS sẽ giúp đưa ra kết luận không chỉ điều kiện về tính đồng nhất mà còn hai điều kiện khác là điều kiện về tính khác biệt (như đã trình bày ở phần trên) và điều kiện về tính ổn định của giống cây trồng có yêu cầu hay đơn đăng ký bảo hộ (trình bày ở phần tiếp theo dưới đây).

Liên quan đến vấn đề này, Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP quy định bốn hình thức tiến hành khảo nghiệm Dus gồm: (i) do tổ chức, cá nhân khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định; (ii) do người nộp đơn tự thực hiện; (iii) sử dụng kết quả khảo nghiệm đã có do người nộp đơn cung cấp; và (iv) hợp đồng với tổ chức, cá nhân của nước là thành viên của Liên hiệp UPOV (là tổ chức quốc tế quản lý Công ước UPOV về Bảo hộ giống cây trồng mới trong đó Việt Nam là một thành viên - với các vấn đề liên quan đến Công ước và Liên hiệp UPOV được trình bày ở các mục cuối cùng của Chương này) để khảo nghiệm hoặc để mua kết quả khảo nghiệm đã có. Đồng thời, Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP cũng xác định rõ khảo nghiệm tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy phạm khảo nghiệm ban hành bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ trong trường hợp quy phạm này chưa được ban hành ở Việt Nam thì mới tuân theo quy phạm khảo nghiệm của Liên hiệp UPOV.

Tương ứng với các quy định nêu trên và trong quan hệ với quy định về Danh mục loài cây trồng được bảo hộ, cho đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản quy định quy phạm khảo nghiệm DUS đối với từng loại giống cây trồng, ví dụ, văn bản quy định Quy phạm khảo nghiệm DUS dành cho giống bông; Quy phạm khảo nghiệm Dus dành cho giống chè...

5- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải có tính ổn định

Điều 162 Luật Sở hữu trí tuệ quy định giống cây trồng được coi là có tính ổn định nếu các tính trạng liên quan của giống cây trồng đó sau mỗi vụ nhân giống hoặc sau mỗi chu kì nhân giống - trong trường hợp nhân giống theo chu kỳ - không bị thay đổi, hay vẫn giữ được các biểu hiện như mô tả ban đầu. Tính ổn định được đánh giá thông qua tính đồng nhất với một giống được coi là ổn định khi chúng đồng nhất qua các vụ đánh giá, tuy rằng, trong trường hợp cần thiết, người ta có thể tiến hành khảo nghiệm tính ổn định bằng việc trồng thế hệ tiếp theo hoặc trồng cây mới và giống có tính ổn định khi những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng sau tương tự những biểu hiện của các tính trạng ở chu kỳ sinh trưởng trước.

6- Giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ phải có tên phù hợp

Theo nguyên tắc chung được quy định bời Liên hiệp UPOV là tổ chức quốc tế quản lý Công ước UPOV về Bảo hộ giống cây trồng mới trong đó Việt Nam là một thành viên, tên của giống cây trồng đăng ký bảo hộ không chỉ phải thể hiện đặc tính của giống cây trồng mà còn phải có khả năng phân biệt giữa các giống cây trồng với nhau trong cùng một loài, cũng như đảm bảo khả năng được sử dụng như nhau cho cùng một giống cây trồng ở tất cả các nước nơi giống cây trồng được bảo hộ, kể cả khi việc bảo hộ đã kết thúc hay thời hạn bảo hộ đã hết.

Ở Việt Nam, khoản 1 và 2 Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ quy định người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải đề xuất một tên phù hợp cho giống cây trồng, tên này phải trùng với tên đã đăng ký bảo hộ ở bất kỳ quốc gia nào có ký kết thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng với Việt Nam và tên của giống cây trồng được xem phù hợp nếu có khả năng phân biệt dễ dàng với tên của các giống cây trồng khác được biết đến rộng rãi trong cùng một loài hoặc loài tương tự. khoản 3 Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong các trường hợp sau đây tên của giống cây trồng được coi là không phù hợp:

- Chỉ bao gồm các chữ số, trừ khi trừ số liên quan đến đặc tính hoặc sự hình thành giống đó;

- Vi phạm đạo đức xã hội;

- Dễ gây hiểu nhầm về các đặc tính, đặc tnmg của giống đó;

- Dễ gây hiểu nhầm về danh tính của tác giá;

- Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, TTM, CDĐL đã được bảo hộ trước ngày công bố đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

- Ảnh hưởng đến quyền đã có trước của tổ chức, cá nhân khác.

Theo hướng dẫn tại Điều 13 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, cơ quan bảo hộ giống cây trồng có trách nhiệm thẩm định sự phù hợp tên của giống cây trồng được đề xuất so với tên của các giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống cây trồng đó đã được thừa nhận ở Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng phù hợp với các quy định nêu trên tại Điều 163 Luật Sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, cơ quan bảo hộ giống cây trồng cũng có trách nhiệm ra thông báo yêu cầu người nộp đơn đăng ký bảo hộ thay đổi tên của giống cây trồng có tên không phù hợp ưong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo; nếu quá thời hạn này mà một tên gọi mới phù hợp không được đề xuất thì đơn yêu cầu bảo hộ có thể bị từ chối. Trường hợp người nộp đơn muốn thay đổi tên giống cây trồng, trong thời gian từ khi nộp đơn đến trước khi cấp bằng bảo hộ, người nộp đơn phải đề nghị đối tên giống đồng thời đề xuất tên mới cho giống cây trồng đã đăng ký và nộp lệ phí theo quy định.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Điều kiện bảo hộ giống cây trồng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.46314 sec| 995.07 kb