Điều kiện hạn chế ly hôn tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

07/10/2024
Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

1- Điều kiện hạn chế ly hôn

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn... 3- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Theo quy định này, quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn là quyền của vợ, chồng hoặc cả hai vợ, chồng. Quyền này gắn liền với nhân thân của vợ, chồng, không thể chuyển giao. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bảo vệ phụ nữ có thai và thai nhi đã quy định điều kiện hạn chế ly hôn đối với người chồng, trong khi người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Cần hiểu rằng, trong quan hệ vợ chồng, việc sinh đẻ không phải đơn thuần là việc riêng của người vợ, đó là việc chung, là trách nhiệm chung của cả hai vợ chồng. Mặt khác, sinh đẻ là chức năng xã hội của gia đình. vì vậy, phải thấy được trách nhiệm chung đó để giải quyết vấn đề ly hôn cho thoả đáng, hợp lí, hợp tình nhằm bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và của con cái, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội.

Trước đây, theo Mục 6 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì: Luật chỉ quy định “vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng lại có yêu cầu ly hôn, thì giải quyết như sau: (a) Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Tòa án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn (nay là Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015); (b) Trong trường hợp đã thụ lí vụ án thì Tòa án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đinh chỉ việc giải quyết vụ án (nay là Điểm g Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ.

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Điểm c Mục 10 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HDTPTANDTC đã chỉ rõ: cần chú ý là tuy pháp luật tố tụng dân sự chưa quy định, nhung đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Tòa án bác đơn xin ly hôn thì sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Tòa án giải quyết việc xin ly hôn. Đây là thời gian hợp lí nhằm tạo điều kiện cho cả hai vợ chồng suy nghĩ lại về quyết định xin ly hôn của mình.

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 192 (điểm g Khoản  1 Điều 217).

Lưu ý, điều kiện hạn chế ly hôn này (Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) chỉ áp dụng đối với người chồng, mà không áp dụng đối với người vợ. Trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, xét thấy mâu thuẫn giữa vợ chồng rất sâu sắc, tình cảm yêu thương giữa vợ chồng đã hết, nếu duy trì quan hệ hôn nhân sẽ không có lợi cho sức khỏe của mình, của thai nhi hay của con mới sinh, mà người vợ có yêu cầu ly hôn thì Tòa án vẫn thụ lí đơn yêu cầu xin ly hôn của người vợ và giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Điều kiện hạn chế ly hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Điều kiện hạn chế ly hôn tại Luật Hôn nhân và Gia đình  có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

Phạm Nhật Thăng
Phạm Nhật Thăng

Phạm Nhật Thăng là chuyên gia Quản trị và An ninh (Management and Security)

0 bình luận, đánh giá về Điều kiện hạn chế ly hôn tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16855 sec| 948.016 kb