Pháp trị: Đưa ra quyết định sau khi bàn luận ở chốn đông nguời

"Đưa ra quyết định sau khi bàn luận ở chốn đông nguời" (Hậu ngôn tắc lập).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Đưa ra quyết định sau khi bàn luận ở chốn đông nguời

Sự vật đã có hình trạng thì sē có độ dài, ngắn; có dài ngắn thì sẽ có diện tích to, nhỏ; có to nhỏ thì sẽ có hình dạng vuông, tròn; có vuông tròn thì sē có tính chất kiên cố, lỏng lẻo; có kiên cố lỏng lẻo thì sẽ có chất lượng nặng, nhẹ; có nặng nhẹ thì sē có màu đen, trắng. Sự quy định tính chất dài ngắn, to nho, vuông tròn, kiên cố lỏng lẻo,nặng nhẹ, đen trắng... gọi là lý. Khi xác định đuợc lý, chúng ta sē phán đoán sự vật rất dễ dàng.

Muốn vē hình vuông và hình tròn, cần dùng thước dài và compa, làm việc gì cũng như vậy thì sẽ có hiệu quả. Vạn vật không có thứ gì không có "quy củ”. Thánh nhân hoàn toàn xử lý công việc theo "quy củ” của vạn vật. Do đó, người phát ngôn sau đưa ra ý kiến của mình sau khi lắng nghe ý kiến bàn luận của mọi nguời sẽ dễ đứng vững. 

Liên hệ

Hậu ngôn tắc lập

Tất cả sự vật có hình trạng đều dễ phán xét và quyết định. Dựa vào cái gì mà nói như thế? Vì sự vật đã có hình trạng thì sē có độ dài, ngắn; có dài ngắn thì sẽ có diện tích to, nhỏ; có to nhỏ thì sẽ có hình dạng vuông, tròn; có vuông tròn thì sē có tính chất kiên cố, lỏng lẻo; có kiên cố lỏng lẻo thì sẽ có chất lượng nặng, nhẹ;có nặng nhẹ thì sē có màu đen, trắng. Sự quy định tính chất dài ngắn, to nho, vuông tròn, kiên cố lỏng lẻo,nặng nhẹ, đen trắng... gọi là lý. 

Khi xác định đuợc lý, chúng ta sē phán đoán sự vật rất dễ dàng. Bởi vậy, người phát ngôn sau đưa ra ý kiến của mình sau khi lắng nghe ý kiến bàn luận của mọi nguời sẽ dễ đứng vững, thuyết khách giỏi quyền mưu sớm hiểu được đạo lý này. Muốn vē hình vuông và hình tròn, cần dùng thước dài và compa, làm việc gì cũng như vậy thì sẽ có hiệu quả. Vạn vật không có thứ gì không có "quy củ”. Thánh nhân hoàn toàn xử lý công việc theo "quy củ” của vạn vật, Lão Tử nói: "Không dám đi trước thiên hạ".

Hàn Phi Tử cho rằng, con người có một quá trình nhận biết sự vật, các tính chất to nhỏ, dài ngắn, vuông tròn, nặng nhẹ, đen trắng... cấu thành nên cái lý của sự vật, chúng ta không thể nhận biết sự lý trong một chốc một lát. 

Nhưng chỉ sau khi nhận biết rõ sự lý, chúng ta mới dễ phán đoán đúng sai. Chính vì vậy, Hàn Phi Tử giải thích ý nghĩa của câu “bất cảm vi thiên hạ vi tiên” là: Mọi người chỉ có thể xử lý công việc dựa theo quy luật của sự vật, chứ không thể hấp tấp hành sự truớc khi biết được quy luật của sự vật. Ông đưa ra mưu trí “hậu ngôn tắc lập” vô cùng sáng suốt và hữu dụng: Sau khi nghe những người phát ngôn trước tranh luận, hiểu rõ tính chất của.sự vật, người phát ngôn sau dễ đưa ra quyết định đúng đắn. Đồng thời ý kiến của anh ta cũng dễ đứng vững. Mưu trí này vừa phù hợp vói thuyết duy vật, vừa rất có tính thao tác.

Năm 617 sau Công nguyên, hoàng đế Lý Uyên vị vua khai quốc triều Đường vẫn giấu tài, làm Lưu thú ở Thái Nguyên dưới triều nhà Tuỳ, về sau thấy chính quyền nhà Tuỳ lung lay sắp đổ, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa, ông bất ngờ dấy binh tạo phản. Dưới sự ủng hộ của nhiều bá quan văn võ như Lý Thế Dân, Bùi Tịch... đại quân Lý thị phản lại nhà Tuỳ qua ải chém tướng, thế như chẻ tre, cấp tốc hướng về phía Tây, hy vọng vượt lên trước lực lượng của các lộ, đánh chiếm yếu địa Quan Trung, nhằm nuôi sức quân, đạt mục đích hiệu triệu cả nước. 

Sau khi đánh bại quân Tuỳ ở ấp Lôi, trấn Trọng, danh tiếng của đội quân Lý Uyên chấn động xa gần, đi đến đâu binh sĩ nhà Tuỳ đầu hàng đến đấy, ngay đến hào kiệt Quan Trung cũng nhiệt liệt hưởng ứng, mỗi ngày có đến hàng nghìn người kéo đến xin gia nhập đội quân của Lý Uyên.

Lúc đó, Tiết Đại Đỉnh người Phân  âm (nay ở phía Tây Nam huyện Vạn Vinh, tỉnh Sơn Tây) hiến kế: Đại vương không cần trực tiếp đi về phía Tây, đánh thành Hà Đông, mà nên từ Long Môn qua sông Hoàng Hà, đánh chiếm kho thóc lớn Vĩnh Phong (nay thuộc Hà Khẩu, sông Vị, huyện Hoa  m,tỉnh Thiểm Tây), sau đó “truyền hịch gần xa”, ngồi nhìn Quan Trung về tay mình.

Tào Nhậm Hoàn người huyện Hà Đông cũng đề nghị qua sông lấy kho thóc, lách qua thành Hà Đông, đi đường vòng vào Quan Trung. Lý Uyên định làm theo kế này, nhưng các bậc đại thần võ tướng không hào hứng, họ giữ quan điểm thừa thắng đánh hạ thành Hà Ðông, sau đó tiến thẳng về phía Tây.

Khuất Đột Thông, đại tướng nhà Tuỳ, trấn thủ Hà Đông là người vũ dũng, thiện chiến, thấy quân Lý Uyên bao vây Hà Đông, nửa đêm ông dẫn mấy nghìn quân tinh nhuệ tập kích doanh trại quân Lý.

Lý Uyên dốc hết sức chiến đấu mới đuổi được quân Tuỳ trở lại trong thành. Không lâu sau, Lý Uyên chủ động dẫn quân đánh Khuất Đột Thông, nhưng vì thành trì kiên cố, tướng sĩ dũng mãnh,nên quân Lý Uyên giao chiến với quân Khuất Đột Thông mấy lần mà vẫn không phân thắng bại, chỉ kéo dài thời gian quý báu tiến quân vào Quan Trung.

Ðúng lúc này, không ít nhân sĩ từ Quan Trung chạy đến gia nhập nghĩa quân của Lý Uyên, đề nghị Lý Uyên mau chóng men theo đường mòn qua sông Hoàng Hà, đi về phía Tây, giành lấy Trường An. Vì thế, Lý Uyên triệu tập hội nghị, bàn định hướng tiến quân.

Bọn người Bùi Tịch cho rằng, Khuất Đột Thông giữ thành kiên cố, nếu bỏ hắn mà đi về phía Tây đánh Trường An, ngộ nhỡ việc khó thành, muốn rút vê phía Đông, e là sẽ gặp trở ngại ở Hà Ðông, quân địch bao vây bốn phía. Vì vậy, bắt buộc phải đánh hạ Hà Ðông truớc rôi mới có thể Tây tiến. Trường An vốn muốn dựa vào đội quân cứu viện của Khuất Đột Thông, một khi mất Hà Đông, Trường An nghe tin sợ mất mật, đánh một trận là thua.

Còn Lý Thế Dân, con trai thứ của Lý Uyên, sau này là Đường Thái tông lại có cách nghĩ riêng cúa mình: Việc dùng binh quý ở chỗ thần tốc, mượn uy thế chiến thắng liên tiếp, dân chúng quy thuận, tiến về phía Tây, mới là thượng sách. Nhân sĩ Trường An như cỏ lướt theo ngọn gió, có trí tuệ mà thiếu mưu lược, có dũng khí mà thiếu quyết đoán, “gió chiều nào ngã theo chiều đó”. 

Ngược lại, nếu quân ta cứ chôn chân ở thành Hà Đông, hao phí thời gian,làm giảm tinh thần chiến đấu, lòng người ly tán. Trường An cũng nhân cơ hội này, gia tăng phòng thủ, dưỡng sức chờ đánh quân ta vốn đã mệt mỏi. Chiến thuật như vậy chẳng phải là thua không nổi. Huống hồ, hào kiệt Quan Trung nổi dậy như ong, vẫn chưa quy thuộc quân ta, nếu chúng ta không kịp thời chiêu mộ họ thì một thời gian nữa họ sẽ trở thành kẻ địch của chúng ta. Đến lúc đó, bốn phía đều là địch, tiến không được mà lui cũng chẳng xong, hối hận chẳng kịp.

Trong hội nghị, mỗi người một ý, ai cũng tự cho mình là đúng, tranh cãi mãi không thôi.

Lý Uyên cắt ngang buổi họp, tuyên bố kết thúc hội nghị: Ông cười nói: Bản thân ta đã có chủ định.

Ngày hôm sau, Lý Uyên lệnh cho tả quân tiếp tục bao vây thành Hà Ðông,nhưng chỉ bao vây chứ không đánh, mục đích là hãm chân đội quân chủ lực của thành Hà Đông ở nguyên vị trí cũ, còn ông thống lĩnh đội quân chủ lực cấp tốc vượt sông Hoàng Hà, tiến thẳng vào Trường An.

Sau khi đến ấp Triêu, tỉnh Hà Tây, Lý Uyên lệnh cho con trai trưởng là Lý Kiến Thành cùng Lưu Vǎn Tĩnh dẫn mấy vạn người đóng quân ở kho thóc Vĩnh Phong, trấn giữ Đông Quan, để phòng viện binh của quân Tuỳ từ phía Đông tới; mặt khác, ông lệnh cho bọn người Lý Thế Dân mưu tính ở phía Bắc sông Vị, thu phục hào kiệt, sau đó áp sát mặt phía Bắc Trường An; còn ông hùng dũng tiến thẳng vào Trường An theo con đường chính.

Khuất Ðột Thông thấy đội quân chủ lực của Lý Uyên tiến về phía Tây, lập tức lệnh cho lang tướng Khắc Quân Tố cố thủ ở Hà Đông, còn mình dẫn mấy vạn quân chủ lực chạy đi cứu nguy Trường An. Nhưng Lý Uyên đã có phòng bị từ trước, Khuất Đột Thông mới ra khỏi thành Hà Đông đã bị bọn người của Lý Kiến Thành đợi sẵn ở Đông Quan chặn lại.Trong khi đó bộ tướng Lã Thiệu, Lý Uyên để lại ở Hà Đông thừa cơ tiến đánh Hà Đông làm cho Khuất Đột Thông không thể tiến, cũng không thể lui. Sau khi Lý Uyên giành được Trường An, Khuất Đột Thông buộc phải đầu hàng Lý Uyên.

Lại nói bọn Lý Thế Dân được Lý Uyên phái tới phía Bắc sông Vị, dọc đường thu phục quân khởi nghĩa các nơi, trong thời gian ngắn đã đã được gọi là “đội quân chín vạn người”. Không lâu sau, quân Lý Thế Dân tiến về phía Nam, bao vây Truờng An. Còn thân tộc của Lý Uyên ở Quan Trung như trai gái dâu rể, anh em họ hàng của nhà họ Lý cũng khởi binh hưởng ứng, chiêu nạp nghĩa quân các vùng lân cận, số quân lên đến hơn mười vạn người, chiếm lĩnh nhiều thành trấn gần Trường An, hình thành thế bao vây Trường An từ phía Đông, phía Nam và cả phía Tây.

Nǎm 617, Lý Uyên đến bên ngoài thành Trường An, đóng quân ở phía Tây Bắc cửa Xuân Minh. Hai ngày trước đó, Lý Kiến Thành cũng đã đến Trường An, đóng quân ở Trường Lạc. 

Hai nhánh quân đó cùng với hơn 20 vạn người của quân họ Lý, hợp sức đánh thành, nhanh chóng hạ gục Trường An.

Lý Uyên công phá Trường An, đạt được mục đích đề ra là chiếm cứ Quan Trung hiệu triệu cả nước, cuối cùng tiêu diệt nhà Tuỳ cùng quân khởi nghĩa của các lộ, xây dựng vương triều nhà Đường ổn định tốt đẹp. Sở dĩ Lý Uyên có thể thuận lợi đánh chiếm Trường An, Quan Trung là vì tính đúng đắn của quyết sách Hà Đông thể hiện ở việc vận dụng kế “hậu ngô tắc lập”. Trong hội nghị ở Hà Đông, bọn người Bùi Tịch chủ trương đánh Hà Đông trước, Lý Thế Dân thì yêu cầu nhanh chóng tiến vào Quan Trung. 

Lý Uyên nghe ý kiến của các bên, phân tích lợi hại được mất cúa từng kế sách, sau cùng ông quyết định để lại một lượng quân giam hãm quân Tuỳ ở Hà Đông, còn đội quân chú lực nhanh chóng tiến về phía Tây. Quyết sách này vừa tập hợp ưu điểm của các kế sách vừa bù đắp những thiếu sót của các kế sách đó. 

Ngay từ lần đầu giao tranh với Khuất Ðột Thông, Lý Uyên đã nhận ra tất cả đội quân tinh nhuệ của nhà Tuỳ đều tập trung giữ thành Hà Đông, bên sông Hoàng Hà, nếu ông tiếp tục vây đánh thì chẳng biết đến bao giờ mới hạ được thành;nếu bỏ thành Hà Đông, tiến thẳng về phía Tây, biết Trường An gặp nguy hiểm, chắc chắn Khuất Đột Thông sẽ chạy tới cứu viện, lúc này lời dự đoán bốn phía đều là địch cũng trở thành hiện thực. Quyết sách của Lý Uyên vừa tranh thú thời gian quý báu,vừa nhận được sự ủng hộ cúa quân khởi nghĩa ở Quan Trung; sau khi đánh hạ thành Trường An, Lý Uyên lại có thể ép Khuất Đột Thông đầu hàng.Thật là một mũi tên trúng hai đích.

Điểm quan trọng của mưu trí “hậu ngô tắc lập” là đừng hấp tấp hành sự, sau khi phân tích bài học kinh nghiệm của người đi trước, người lãnh đạo cần phải tìm hiểu rõ ràng tình hình thực tế, trưng cầu ý kiến của đông đảo quần chúng rồi mới thận trọng đưa ra quyết sách và hành động. Về quân sự, chính trị hay cạnh tranh thương mại cũng đều như vậy.

Hàn Phi Tử - Giải Lão

Phàm vật chi hữu hình giả dị tài dã, di cát dã. Hà dĩ luận chi? Hữu hình, tác hữu đoản trường; hữu đoản trường, tắc hữu tiểu đại, hữu tiểu đại, tắc hữu phương viên; hữu phương viên, tắc hữu kiên thuý; hữu kiên thuý, tắc hữu khinh trọng; hữu khinh trọng, tắc hữu bạch hắc. Đoản trường, đại tiểu, phương viên, kiên thuý, khinh trọng, bạch hắc chi vị lý. Lý định nhi vật dị hại dã. Cố nghị vu đại đình nhi hậu ngôn tắc lập, quyền nghị chi sĩ tri chi hỹ. Cố dục thành phương viên nhi tuỳ kỳ quy củ, tắc vạn vật mạc bất hữu quy củ, nghị ngôn chi sĩ, kế hội quy củ dã. Thánh nhân tẫn tuỳ vu vạn vật chi quy củ, cố viết:“Bất cảm vi thiên hạ tiên. Bất cảm vi thiên hạ tiên”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Đưa ra quyết định sau khi bàn luận ở chốn đông nguời

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.36820 sec| 1117.5 kb