Pháp trị: Dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công

"Nhân khả thế, cầu dịch đạo" (Dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công).

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công

Con người vì mắt không thể nhìn thấy dung mạo của mình, nên phải dùng gương soi khuôn mặt. Vì trí lực ngắn, người ta không nhận ra sai lầm của mình nên dùng phép tắc sửa chính bản thân. Có mắt nhưng không có gương thì không thể sửa sang mày râu; lập thân xử thế mà mất đi phép tắc thì không thể phát hiện ra sai lầm của mình. 

Có ba (03) đạo lý: một là, dù thông minh, cũng có việc không làm được; hai là, dù có sức sẽ có thứ không nhấc lên nổi; ba là, dù cường tráng sẽ có đối thủ không thể đánh thắng. Cho nên, một người dù có trí tuệ rất cao, nhưng không có sự giúp đỡ của người khác, không thể xây dựng được sự nghiệp vĩ đại.

Liên hệ

Nhân khả thế, cầu dịch đạo

Con người vì mắt không thể nhìn thấy dung mạo của mình, nên phải dùng gương soi khuôn mặt. Vì trí lực ngắn, người ta không nhận ra sai lầm của mình nên dùng phép tắc sửa chính bản thân. Gương không có tội để lộ khuyết điểm trên mặt, phép tắc không đáng trách vì chỉ rõ lỗi lầm. Có mắt nhưng không có gương thì không thể sửa sang mày râu; lập thân xử thế mà mất đi phép tắc thì không thể phát hiện ra sai lầm của mình. 

Thiên hạ có ba đạo lý đúng đắn: một là, dù thông minh, cũng có việc không làm được; hai là, dù có sức cũng có thứ không nhấc lên nổi; ba là, dù cường tráng cũng có đối thủ không thể đánh thắng. 

Cho nên, dù có trí tuệ cao đến đâu, nếu không có sự giúp đỡ của mọi người, thì không thể xây dựng nên công nghiệp vĩ đại. Dù có sức khoẻ như lực sĩ, nhưng nếu không được người khác giúp đỡ thì không thể nhấc nổi bàn xoay gốm nặng nghìn cân. Dù có thân thể cường tráng, nhưng nếu không có phương pháp thì vĩnh viễn không thể giành thắng lợi. 

Cho nên, hình thế cũng có lúc không được như ý, sự việc cũng có lúc không thành. Bởi vậy, lực sĩ cảm thấy thứ nặng nghìn cân thì nhẹ, còn cơ thể mình thì nặng, không phải vì cơ thể lực sĩ nặng hơn nghìn cân, mà vì hình thế khách quan gây bất lợi cho việc lực sĩ nhấc cơ thể mình lên. Người ta nhìn sợi lông cách trǎm bước thì dễ, còn nhìn sợi râu, lông mi của mình thì khó. Nguyên lý là, không phải vì sợi lông cách trăm bước ở gần, còn râu mi ở xa, mà vì phép tắc khách quan quy định mắt không thể nhìn thấy sợi râu và lông mi. 

Cho nên, vị vua anh minh hiểu rõ nguyên lý không vì lực sĩ không thể nhấc được bản thân mình lên mà khiến ông ta khó xử, không vì một người không thể nhìn thấy khuôn mặt của mình mà khiến anh ta ngượng ngập. Dựa vào hình thế có thể thành công, tìm phép tắc dễ thành công, mới có thể dùng rất ít sức lực mà vẫn lập được công danh như những gì mong đợi.

Theo Hàn Phi Tử, một người dù thông minh, bản lĩnh đến đâu cũng có giới hạn nhất định, vì anh ta chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện và quy luật khách quan bên ngoài. Vậy cho nên, muốn hoàn thành nghiệp lớn, chúng ta buộc phải nhờ cậy người khác, thuận theo quy luật khách quan, cố gắng đi từ thành công nhỏ đến thành công lớn. Ðó cũng chính là mưu trí “dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công”.

Ô Hoạch là đại lực sĩ nổi tiếng nhất thời cổ đại, nhưng bảo ông đi dắt bò, ông chẳng để ý đến tập tính của con bò, cứ ra sức cầm đuôi nó kéo. Cho dù Ô Hoạch kéo đứt đuôi bò, nó vẫn đứng nguyên tại chỗ, không hề nhúc nhích nửa bước. Ngược lại, một đứa trẻ lại có thể sai bảo con bò, bởi nó thuận theo tập tính của con bò, dắt mũi bò đi.

Lã Thị Xuân Thu ghi: “Sử Ô Hoạch dẫn ngưu vi, vĩ tuyệt lực tận,nhi ngưu bất khả hành, nghịch dã. Sử ngũ xích thụ tử dẫn kỳ tị, nhi ngưu tứ sở dĩ chi, thuận dã...” (Sai Ô Hoạch mau chóng dắt đuôi đi, ông ra sức kéo đứt đuôi bò, nhưng nó vẫn không chịu đi, đó là nghịch. Sai tên tiểu tử mình cao năm thước dắt mũi bò, bò ngoan ngoãn nghe theo, đó là thuận...).

Thời Xuân Thu, Mật Tử Tiện, học trò của Khổng Tử nhậm chức tể tướng ấp Đan Phụ (nay thuộc huyện Đan tỉnh Sơn Ðông). Một học trò khác của Khổng Tử là Vu Mã Kỳ cũng từng giữ chức vị này trước khi Mật Tử Tiện tới đây. 
Khi gặp Vu Mã Kỳ, Mật Tử Tiện kinh ngạc hỏi: Sao bây giờ tiên sinh lại gầy còm thế này?

Vu Mã Kỳ nói với vẻ bất lực: Cai trị cả một ấp những mấy vạn dân, tôi lao tâm khổ trí, dốc hết sức lực, không dám lười biếng dù chỉ một ngày, hỏi làm sao không gầy đi chứ? 

Mật Tử Tiện cười nói: Làm gì đến nông nỗi ấy? Xưa đế Nghiêu, đế Thuấn trị lý thiên hạ còn gảy đàn, ca hát mà thiên hạ vẫn thái bình ổn định, dân giàu nước mạnh. Nay ngài chỉ trị lý một ấp nhỏ vậy mà đã vất vả thành ra thế này, nếu để ngài trị lý cả một nước thì sẽ thế nào đây?

Vu Mã Kỳ không nghe được những lời ghi nhận công đức và khen ngợi của Mật Tử Tiện vì ông cần mẫn làm việc, vốn đã không vui, lại còn bị quở trách như thế nên hậm hực trong lòng, chẳng nói chẳng rằng, vùng vằng bỏ đi.

Mấy ngày sau, Mật Tử Tiện đã xây xong một cái đài ở phía Nam thành và thường gảy đàn ca hát ở đó. Hương thân phụ lão của Đan Phụ đều kéo đến chân đài nghe tiếng đàn du dương cùng lời ca uyển chuyển. Dù mọi người sống trong tiếng nhac vui ca, vô lo vô nghĩ nhưng xã hội vẫn ổn định, mọi việc đều đi vào trật tự.

Vu Mã Kỳ cảm thấy kỳ lạ, không thể không công nhận tài giáo hoá của Mật Tử Tiện, bèn chạy tới xin Mật Tử Tiện giáo huấn. 

Mật Tử Tiện nói: Ý nghĩa của câu “ngã chi vị nhậm nhân, tứ chi vị nhậm lực. Nhậm lực giả lao, nhậm nhân giả dật” là: Tôi làm chính trị dựa vào người khác, đặc biệt là người hiền tài, còn ông thì để cao bản thân cần đứng mũi chịu sào. Cho nên người làm chính trị dựa vào sức của mình, dù thức khuya dậy sớm, vất vất vả vả cũng rất khó xử lý tốt công việc, vì đó chỉ là sức của một người mà thôi; còn người làm chính trị dựa vào người khác, tuy đàn hát mà trị, tiêu dao nhàn hạ nhưng chính sự vẫn đi vào trật tự, vì phát huy được sức mạnh trí tuệ của rất nhiều người.

Nghe đến đây, Vu Mã Kỳ than: Đó là vì tài cán của tôi không sánh bằng Mật Tử Tiện.

Không lâu sau, Mật Tử Tiện trở về kinh thành thăm Khổng Tử, trao đổi với thầy về quan điểm và phương pháp “đàn hát mà trị”. 

Mật Tử Tiện nói: Sau khi đến Đan Phụ, học trò tôn kính phu lão, yêu thương trǎm họ, cứu giúp người khốn cùng và cùng vui, cùng buồn với họ. Ở đó, có ba người học trò tôn trọng như cha, có năm người hiền học trò coi như thầy và mười một người như bạn. Họ dạy cho học trò rất nhiều cách quản lý chính sự, nhờ có họ giúp đỡ nên học trò mới có thể trị lý Đan Phụ đâu ra đấy.

Khổng Tử gõ nhịp tán thưởng: Thật là hiếm có. Cách “đàn hát mà trị” không chỉ có thể trị lý huyện Đan Phụ, nó còn được dùng để trị lý đất nước, cũng không có mấy khác biệt.

Sức lực của cá nhân không vượt qua được sức lực của mọi người, tương tự như vậy, một người thông minh đương nhiên không thể tinh thông tất cả mọi việc. Cho nên người làm vua một mình quản lý việc nước, chẳng bằng lợi dụng sự thông minh và sức lực của cả nước để cai trị. Biết vận dụng trí tuệ và sức lực của người khác hay không chính là một tiêu chí của người thành công. 

Những vị vua thông minh thời cổ đại, ngồi trên sân rồng, khoanh tay mà trị nước, có thể cai trị đất nước rất tốt. Nhưng có những vị vua, suốt đời cần mẫn, nhưng đất nước vẫn lộn xộn. Giống như những vị lãnh đạo hiện nay. Có một số lãnh đạo, bận tối mắt tối mũi, nhưng doanh nghiệp vẫn chẳng thể khởi sắc. Nhưng có những lãnh đạo, cả ngày ung dung nhàn hạ lại quản lý doanh nghiệp nghiệp rất tốt. Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt nằm ở chỗ người lãnh đạo có khéo vận dụng trí tuệ của cấp dưới hay không. 

"Nhân khả thế, cầu dị đạo” chỉ con người làm việc bằng biện pháp đơn giản nhất dựa theo quy luật khách quan. Theo mưu trí này, một điểm rất quan trọng của người làm lãnh đạo là cần khéo lợi dụng và động viên sự thông minh tài trí của thuộc hạ. 

Mật Tử Tiện có thể gọi là người khéo vận dụng trí tuệ của bề dưới. Kinh nghiệm cai trị thành công của ông được người đời sau hết lời tán thưởng. Trong Sử ký,Tư Mã Thiên cũng nhắc tới ông và Tử Sản nước Trịnh, Tây Môn Báo nước Nguỵ là những đại phu hiền tài.

Hàn Phi Tử - Quan hành

Cổ chi nhân muc đoản vu tự kiến, cố dĩ kính quan diện; trí đoản vu tự trị, cố dĩ đạo chính dĩ. Cố kính vô kiến tì chi tội, đạo vô minh quá chi ác. Mục thất kính, tắc vô dĩ chính tu mi; thân thất đạo, tắc vô dĩ tri mê hoặc… Thiên hạ hữu tín sổ tam: Nhất viết trí hữu sở bất nǎng lập, nhị viết lực hữu sở bất nǎng cử, tam viết cường hữu sở hữu bất năng thắng. Cố tuy hữu nghiêu chi trí nhi vô chúng nhân chi trợ, đại công bất lập; hữu Ô Hoạch chi kính nhi bất đắc nhân trợ, bất năng tự cử, hữu Bôn, Dục chi cường, nhi vô pháp thuật, bất đắc trường thắng. Cố thế hữu bất khả đắc, sự hữu bất khả thành. Cố Ô Hoạch khinh nhi trọng kỳ thân, phi kỳ trọng vu thiên quân dã, thế bất tiện dã. Ly chu dịch bách bộ nhi nan mi tiệp, phi bách bộ cận nhi mi tiệp viễn dã, đạo bất khả dã. Cố minh chủ bất cùng Ô Hoạch dĩ kỳ bất năng tự cử, bất khốn ly chu dĩ kỳ bất năng tự kiến. Nhân khả thế, cầu dị đạo, cố dụng lực quả nhi công danh lập.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Dựa vào hình thế có thể thành công, dựa vào quy luật dễ thành công

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53051 sec| 1104.984 kb