Pháp trị: dùng hình phạt loại trừ hình phạt

"Hành hình trọng kỳ khinh giả. Khinh giả bất chí, trọng giả bất lai, thị vị dĩ hình khứ hình dã" (Thi hành hình phạt tù từ những phạm nhân mắc tội nặng cho tới phạm nhân mắc tội nhẹ).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: dùng hình phạt loại trừ hình phạt

Thi hành hình phạt tù từ những phạm nhân mắc tội nặng cho tới phạm nhân mắc tội nhẹ. Vì sợ bị phạt trọng tội, mọi người sẽ không dám phạm vào những tội rất nhẹ. Cho nên, tội nặng càng làm cho người ta sợ tới mức tránh còn chẳng kịp. Đương nhiên mọi người sẽ không mắc tội nhẹ cūng như tội nặng. Bởi vậy mới gọi là “dĩ hình khử hình” (dùng hình phạt để loại trừ hình phạt).

Phạt nặng là một trong những đặc điểm thể hiện rō nhất sự khác biệt của học thuyết Pháp gia so với các học thuyết khác.

Mưu lược “dùng hình phạt loại trừ hình phạt, phạt nặng những người phạm tội nhẹ” là Hàn Phi Tử dẫn lời của Thương Ưởng. Khi chế định pháp luật cho nước Tần, Công Tôn Ưởng (Thương Ưởng) đã đặc biệt nhấn mạnh, cần phạt nặng những người mắc tội nhẹ.

Liên hệ

Dĩ hình khử hình

Tất cả các nhân vật theo phái Pháp gia đều có những lý luận và thực tiễn liên quan đến "phạt nặng”. Có một điểm chúng ta cần làm rõ là, “phạt nặng” không có nghīa là “tàn bạo” hay “ác nghiệt". Bởi, mục đích của “phạt nặng” không đơn giản là phạt mỗi người phạm tội, mà nó còn có tác dụng “giết gà dọa khỉ", để cho những người sau lấy đó làm bài học, sợ phải chịu hình phạt đó nên không dám phạm tội. Đây có thể coi là một thủ đoạn chấp pháp rất hữu hiệu và cũng rất đáng để làm theo.

Trên thực tế, mưu lược “dùng hình phạt loại trừ hình phạt, phạt nặng những người phạm tội nhẹ” là Hàn Phi Tử dẫn lời của Thương Ưởng. Khi chế định pháp luật cho nước Tần, Công Tôn Ưởng (Thương Ưởng) đã đặc biệt nhấn mạnh, cần phạt nặng những người mắc tội nhẹ.

Ông cho rằng: Người bình thường không dễ phạm phải tội ác tày trời. Nên nếu chỉ phạt nặng những người mắc tội nặng tức là sẽ có rất ít người nhận thức rõ chế tài nghiêm khắc của pháp luật, pháp luật gần như chẳng có liên quan gì đến những người bình thường, như thế mức độ gây chú ý của nó vô hình chung bị hạ thấp và tác dụng răn đe cũng suy giảm đi rất nhiều.

Người bình thường sẽ “không phạm tội lớn” nhưng lại “không ngừng phạm tội nhỏ”. Nên nếu cương quyết phạt nặng những người mắc tội nhẹ, thì mọi người sẽ sửa đổi được những sai sót nhỏ. Mức ảnh hưởng cùng tính kỷ luật của pháp luật cũng tựnhiên được xác lập. Lúc nào mọi người cũng thuộc làu làu chuỗi “pháp luật” ấy, cẩn trọng làm việc, lỗi nhỏ không phạm, lỗi lớn cũng được ngăn chặn.

Mọi người không phạm tội nữa, nhà vua chế định pháp luật, nhưng lại không phải sử dụng đến pháp luật,vậy là đã đạt được mục đích “dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạt”. Đất nước cũng nhờ đó mà yên ổn thái bình. Tư tưởng “phạt nặng” của Thương Ưởng được thực thi triệt để ở nước Tần, vì thế pháp luật nước Tần được biết đến là vô cùng hà khắc cũng là lẽ đương nhiên, song đây cũng chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp giúp nước Tẩn khắc chế chư hùng, thống nhất thiên hạ.

Quán Di Ngô (Quan Trọng, cũng gọi là Quân Tử) là một nhân vật lớn trong lịch sử kiên trì đi theo tư tưởng của Pháp gia. Vì ông phò tá Tể Hoàn Công xây dựng được bá nghiệp hiển hách, nên trở thành biểu tượng tể tướng mẫu mực trong lịch sử. Khi đó nước Tể đang thịnh hành chế độ tang lễ long trọng.Đa phần lụa là đểu được dùng làm quẩn áo cho người mất, còn gỗ được dùng làm quan tài. Tể Hoàn Công vì thế mà ưu phiền, hỏi Quản Di Ngô:

- Lụa dùng hết rổi, thì còn thứ gì có thể che thân? Gỗ bị đốn hết, biết lấy gì xây dựng thành hào phòng vệ đất nước đây? Tục lệ tang lễ đã phát triển lâu đời được dân chúng coi trọng như thế, ta phải làm sao mới có thể ra lệnh cấm?

Quan Di Ngô đáp: Chuyện này rất đơn giản.

Rồi hạ lệnh: Bệ hạ hãy ban hành quy định, nếu độ dày của quan tài vượt quá bao nhiêu thốn, sẽ chặt đứt thi thể người chết, những kẻ tổ chức tang lễ long trọng sẽ bị xử vào trọng tội.

Chuyện tổ chức tang lễ vốn chẳng có tội tình gì, nay lại bị khép vào trọng tội, quan tài hơi dày một chút chỉ là lỗi nhỏ, nhưng lại khiến người thân phải chịu tội “chặt thây”, có thể nói pháp luật của Quản Di Ngô là một điển hình về “hình phạt hà khắc”. Nhưng dưới quy định phạm tội nhẹ chịu hình phạt nặng này, phong tục tổ chức tang lễ long trọng của nước Tề đã biến mất trong nháy mắt.

Hàn Phi Tử - Nội trừ thuyết thượng thất thuật

Hành hình trọng kỳ khinh giả. Khinh giả bất chí, trọng giả bất lai, thị vị dĩ hình khứ hình dã.

Xem thêm: Dịch vụ thư ký pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: dùng hình phạt loại trừ hình phạt

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.59024 sec| 1092.625 kb