Gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu đại diện của khách hàng

23/06/2021

Khách hàng có vụ việc hành chính cần ủy quyền cho Luật sư đại diện trước cơ quan hành chính nhà nước thường là cá nhân, tổ chức. Khi đề nghị Luật sư cung cấp dịch vụ này, họ sẽ tự đưa ra một số nội dung yêu cầu cụ thể của mình về vụ việc. Gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu đại diện của khách hàng là một trong những việc mà Luật sư cần thực hiện trong quy trình đại diện ngoài tố tụng của Luật sư trong lĩnh vực hành chính. Sau đây Luật Everest xin chia sẻ tới quý bạn đọc để làm rõ hơn về quy trình gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu đại diện khách hàng của Luật sư.

hoạt động tư vấn đầu tư Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu đại diện của khách hàng

Khách hàng có vụ việc hành chính cần ủy quyền cho Luật sư đại diện trước cơ quan hành chính nhà nước thường là cá nhân, tổ chức. Khi đề nghị Luật sư cung cấp dịch vụ này, họ sẽ tự đưa ra một số nội dung yêu cầu cụ thể của mình về vụ việc .

 Để nắm bắt được yêu cầu của khách hàng, một trong những phương pháp thông thường nhất là Luật sư cần phải trực tiếp gặp gỡ đối với khách hàng. Qua trao đổi sẽ giúp cho Luật sư thu thập đầy đủ thông tin nội dung vụ việc.

Yêu cầu đối với Luật sư khi trao đổi với khách hàng là phải dễ gần, dễ giao tiếp, có kỹ năng chia sẻ, lắng nghe, biết đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu rõ tâm tư và nguyện vọng của khách hàng, biết dẫn dắt giúp khách hàng phát triển, nâng cao trình độ và ý thức pháp luật của mình, biết lắng nghe, phản ứng và làm việc với thái độ kiên trì, đưa ra những giải đáp cho những câu hỏi, những lời phản bác, phân biệt đúng sai thể hiện ở trong sự việc và đưa ra những ý kiến cho trường hợp cụ thể của khách hàng.(tìm hiểu ngay: tổng đài tư vấn giao thông đường bộ)

Qua việc tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư có thể phải đưa ra những câu hỏi nhằm thu thập thông tin, tài liệu. Luật sư cần nhận định tính trung thực từ các thông tin do khách hàng cung cấp để có thái độ khách quan, không định kiến, vội vàng khi đánh giá và đưa ra kết luận về nội dung vụ việc.

Luật sư cần ghi chép, sàng lọc những thông tin hữu ích, lựa chọn đầy đủ tình tiết quan trọng của nội dung vụ việc để định hướng cho khách hàng cách thức đưa ra yêu cầu phù hợp với pháp luật. Từ đó, xác định được tính chất và làm rõ được các vấn đề pháp lý mấu chốt của vụ việc như: Đối tượng của yêu cầu trong nội dung vụ việc, quy phạm pháp luật nội dung cần áp dụng phù hợp với tình huống của khách hàng.

Ngoài việc tìm hiểu yêu cầu nội dung vụ việc, Luật sư cần lưu ý tìm cơ sở pháp lý cho phép Luật sư được đại diện khi thực hiện các vụ hành chính đó, đặc biệt là quyền đại diện của Luật sư được quy định trong văn bản quy phạm hành chính của từng lĩnh vực quản lý hành chính.(tham khảo về: tư vấn sở hữu trí tuệ)

Ví dụ: Công ty TNHH M , mã số thuế …, lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng gửi Chi cục thuế quận X, thành phố H với số tiền thuế yêu cầu hoàn là 330.760.257 đồng, trong đó có thuế giá trị gia tăng đầu vào của các hoá đơn thu tiền mua căn hộ nhà chung cư hình thành trong tương lai tại địa chỉ… để làm trụ sở công ty với giá trị 2.630.067.552 đồng, công ty đã đóng 70 % số tiền mua căn hộ là 1.808.171.442 đồng. Do đó, công ty đề nghị hoàn thuế trên số tiền mua căn hộ đã trả là 164.379.222 đồng trong tổng số thuế đề nghị hoàn là 330.760.257 đồng theo pháp luật thuế giá trị gia tăng. Luật sư phải làm gì khi đại diện cho khách hàng thực hiện nội dung các công việc trên tại cơ quan thuế ?

Sau khi nắm bắt được yêu cầu của khách hàng, Luật sư phải cùng khách hàng đi đến thỏa thuận về hình thức, phạm vi, nội dung ủy quyền, tùy theo tính chất của vụ việc, trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng ủy quyền, đồng thời xây dựng cho mình kế hoạch thực hiện các nội dung như đã cam kết .(xem thêm: dịch vụ tư vấn doanh nghiệp)

Ví dụ : thủ tục thành lập; đăng ký và bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh. Đây là những thủ tục có mối liên nhau để xác định yêu cầu đại diện của Luật sư đối với thủ tục đăng ký kinh doanh, Luật sư cần phải trao đổi với khách hàng các nội dung kế tiếp quan như sau :

( 1 ) Doanh nghiệp xin phép đăng ký kinh doanh là loại hình doanh nghiệp nào;

( 2 ) Hồ sơ, giấy tờ đăng ký kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp cần phải nộp trước cơ quan hành chính ;

( 3 ) Cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký;

( 4 ) Trình tự các bước và thời hạn thực hiện thủ tục ;

( 5 ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cơ quan hành chính, người đại diện ủy quyền khi tham gia thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh ;

( 6 ) Yêu cầu của khách hàng đối với Luật sư trong quá trình đại diện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Gặp gỡ, trao đổi để tìm hiểu về nhu cầu đại diện của khách hàng

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89449 sec| 950.156 kb