Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
“Hãy bắt đầu con đường thành công bằng cách đưa ra vài quyết định sai lầm. Đôi khi việc khôn ngoan nhất chính là đừng quá thông minh. Chẳng có quan điểm nào là đúng cả, thế giới chính là những gì bạn nghĩ về nó. Vậy hãy nghĩ về nó theo cách khác đi và cuộc sống của bạn sẽ thay đổi”.
Paul Arden, 1940 - 2008, tác giả của 'Whatever You Think, Think The Opposite', cùng nhiều cuốn sách tạo động lực nổi tiếng
Đi theo xu hướng của đám đông, có thể chúng ta có cảm giác an toàn. Nhưng đi theo đường mà đám đông đi, có thể khiến chúng ta bị mắc kẹt ở đâu đó. Hãy để bản thân sáng tạo, bằng cách rẽ vào một lối nhỏ nào đó, ở đó có thể chúng ta sẽ tìm thấy những điều thú vị.
Không thành công, nhiều khi không phải vì chúng ta đã quyết định sai mà bởi chúng ta đã quyết định đúng. Chúng ta cố gắng quyết định một cách khôn ngoan dựa trên các dữ kiện trước mắt. Vấn đề là, đối với các quyết định khôn ngoan này là mọi người đều làm giống nhau.
Thế giới chính là những gì chúng ta nghĩ về nó. Hãy nghĩ về nó theo cách khác đi và cuộc đời chúng ta sẽ thay đổi. Nghĩ ngược lại và làm khác đi, chúng ta sẽ có cách nhìn mới, tư duy mới về sự thành công. Bắt đầu từ những việc đơn giản đến khó khăn, chỉ cần chúng ta suy nghĩ theo một chiều hướng khác thì mọi thứ sẽ thay đổi. Chỉ cần chúng ta muốn, tự khắc mọi thứ sẽ khác.
Mỗi cá nhân hay tổ chức đều là những thực thể khác biệt. Do đó, chúng ta hoàn toàn có những khả năng khác biệt và sự sáng tạo riêng để tạo nên những sự phi thường.
Muốn thành công không chỉ cần có niềm tin, kiên trì mà chúng ta cần có tư duy sáng tạo. Khác biệt để đột phá, hãy tạo ra sự khác biệt hướng đến những điều tích cực. Hãy sống có định kiến, đừng hòa mình vào đám đông. Hãy nhớ rằng, lối mòn trong tư duy sẽ giết chết khả năng sáng tạo.
Đi theo xu hướng của đám đông, có thể chúng ta có cảm giác an toàn. Nhưng đi theo đường mà đám đông đi, có thể khiến chúng ta bị mắc kẹt ở đâu đó. Hãy để bản thân sáng tạo, bằng cách rẽ vào một lối nhỏ nào đó, ở đó có thể chúng ta sẽ tìm thấy những điều thú vị.
Tư duy không theo lối mòn là con đường đúng đắn để dành chiến thắng. Hãy bắt đầu con đường thành công bằng cách đưa ra một vài quyết định sai lầm. Hãy để bản thân có cơ hội rẽ một lối riêng. Ở đó có thể chúng ta sẽ tìm thấy những điều thú vị, mới lạ, tạo nguồn cảm hứng để chúng ta đi đúng hướng và thực hiện được những dự định của chính mình.
Tất nhiên đi theo số đông sẽ luôn là phương án an toàn. Chúng ta có thể yên tâm và tự tin rằng, mình không cô đơn, không sai lầm, không thất bại một mình. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng, làm cái mà ai cũng làm sẽ rất nhàm chán, hơn nữa, đông thế đường rất dễ bị tắc. Mà tắc đường xong thì tất cả đều tìm lối thoát, khi đó chúng ta có nhanh chóng giải quyết được vấn đề không? Vậy thì, bạn tự chủ, độc lập theo cách riêng của mình, có thất bại, có vấp ngã cũng thấy tự hào.
Cách chúng ta đi nên là đừng quá hòa mình vào đám đông, sống và làm việc phải có chính kiến. Không ngừng học hỏi những điều mới, trau dồi khả năng sáng tạo của bản thân vì lối mòn là con dao giết chết sự sáng tạo trong bạn. Đừng lạm dụng nó.
Chúng ta hãy chọn cho mình con đường: Phá vỡ các nguyên tắc vốn có để tung cánh bay hoặc kìm hãm chính mình trong lối mòn cũ, không có cơ hội tìm kiếm những thứ mới. Hãy thử một lần bước chân ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ thấy thế giới ngoài kia vô cùng rộng lớn, có vô số điều hay ho, lạ lẫm chúng ta chưa từng biết và rất đáng để thử.
Sau đây là một số ví dụ về tư duy sáng tạo:
[1] Cú nhảy Fosbury: Trước Thế vận hội Mexico được tổ chức vào năm 1968, kiểu nhảy truyền thống của vận động viên nhảy sào vượt qua xà ngang là cơ thể song song úp người về phía thanh xà. Kỹ thuật này được biết đến với tên gọi “Cú cuộn người kiểu phương Tây” (Western roll). Tuy vậy, kỹ thuật đó đã bị thay thế vào năm 1968. Một vận động viên ít tên tuổi đã vượt qua thanh xà và lập kỷ lục thế giới với mức xà đạt được là 7 feet 4¼ inche (tương đương 2,2415 mét). Anh đã tung mình lên nhưng thay vì úp người xuống thì anh lại quay lưng về phía xà ngang. Anh nâng chân lên và búng ngược người vượt qua xà ngang. Anh chính là Dick Fosbury và phương pháp nhảy này của anh được nhiều người biết đến với tên gọi: “Cú nhảy Fosbury”. Kiểu nhảy này vẫn được dùng cho đến ngày nay. Anh đã nhảy cao hơn bất kỳ vận động viên nào trước đó bằng cách nghĩ ngược lại với mọi người. Đây là một ví dụ minh họa cho một kỹ thuật suy nghĩ, nhưng ở đây kỹ thuật suy nghĩ đã trở thành kỹ thuật nhảy cao, chuyển một cú nhảy vượt xà tưởng như có thể thất bại thành một thành công.
[2] Phơi bày đúng chỗ: Một câu chuyện về một vị giáo sư đang tắm trên sông Cherwell ở Oxford (Anh), tại một nơi được gọi là “Thú vui của mục sư”. Phong tục ở đây là khi tắm không mặc quần áo. Khi vị giáo sư bước lên khỏi hồ, đúng lúc một nhóm sinh viên chèo thuyền ngang qua. Ngay lập tức, vị giáo sư chộp lấy khăn tắm của mình, không để phải che phía dưới, mà quấn nó quanh mặt.
[3] Những bức ảnh ấn tượng: Vào những năm 1930, André Kertész đã chụp một bông tulip héo úa. Một khi được chiêm ngưỡng bức ảnh này, chúng ta sẽ khó lòng quên được. Trong một bức ảnh đã khiến nhiều người biết đến mình, nhiếp ảnh gia Adrian Flowers đã cho thấy vẻ đẹp của chiếc bình thay vì những bông hoa. Irving Penn cũng đã làm điều tương tự. Ông không chụp một bông hoa khoe sắc hoàn hảo, thay vào đó ông ghi lại vẻ đẹp hoàn hảo của một bông hoa héo úa.
Xem thêm: "Nghĩ ngược lại và làm khác đi" (Whatever You Think, Think The Opposite)
Mọi người đều cần một trong những điều sau: nếu muốn biết cuộc đời mình sẽ ra sao, chỉ chúng ta biết được - mình đang hướng về đâu.
Hãy nghĩ nó theo cách khác, cuộc sống của chúng ta sẽ tự khắc thay đổi. Có những cơ hội chứng tỏ bản thân đôi khi chỉ có một lần trong đời. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng chính cơ hội ấy để tạo ra điều khác biệt cho bản thân. Làm những điều mới mẻ sẽ khiến công việc và cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa hơn nhiều.
Đôi khi chúng ta sẽ thấy cuộc sống không theo ý mình, phức tạp thế, khó khăn thế, gò bó thế. Vậy thì làm cho nó theo ý mình bằng cách tạo ra những giá trị riêng của bản thân mà không ai có, tự mình tô màu cho cuộc sống.
Mọi thứ sẽ thay đổi nếu chúng ta chấp nhận những khó khăn bước đầu để thổi được một luồng gió mới vào cuộc sống của mình. Vậy thì:
- Hãy luôn tin tưởng vào những quyết định và sự lựa chọn của bản thân.
- Điều này không có nghĩa chúng ta bảo thủ, không chấp nhận tiếp thu bất cứ ý kiến nào của người khác. Nó có nghĩa chúng ta lắng nghe quan điểm của người khác dưới góc độ và suy nghĩ của bản thân. Từ đó chọn lọc và tiếp nhận những điều tốt và có ích cho mình.
- Hãy khai phá hết tiềm năng và sự sáng tạo của bản thân. Nên nhớ rằng, mỗi người đều có khả năng sáng tạo không ngừng và đôi khi một ý tưởng chỉ le lói một lần rồi vụt tắt nếu chúng ta không tận dụng và chớp lấy cơ hội. Mạnh dạn lên, đi con đường mà chúng ta đang theo đuổi.
Sau đây là một số ví dụ minh họa:
[1] Khi bức tường Berlin đến lúc bị dỡ bỏ, Paul Cowan - nhà điều hành của Công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi - đã đến gặp Paul Arden (tác giả của Whatever You Think, Think The Opposite) với ý tưởng gắn một biển quảng cáo lên mặt kia của bức tường. Paul Arden nói: “Ý tưởng hay đấy, nhưng anh lấy đâu ra tiền?”. Paul Cowan nói, mình có tiền tiết kiệm. Paul Arden hỏi: “Anh sẽ làm bằng cách nào?”. Anh ta đáp: “Tôi sẽ làm được”. Và Paul Cowan đã làm thật. Hơn thế, nó đã trở thành bản tin toàn cầu. Khỏi phải nói, Paul Cowan đã phấn khích thành lập công ty riêng của mình. Tất cả những người giỏi nhất đều làm vậy.
[2] Một chàng trai trẻ làm công việc giao nhận tài liệu trong một hãng quảng cáo. Một ngày nọ, anh nói với vị trưởng phòng: “Tôi xin nghỉ việc. tôi sắp trở thành một tay chơi trống”. Vị trưởng phòng nói: “Tôi không biết là cậu biết chơi trống đấy”. Anh đáp: “Tôi cũng không biết, nhưng tôi sắp biết”. Chàng trai đó chính là Ginger Baker. Một vài năm sau, Ginger Baker cùng với Eric Clapton và Jack Bruce lập Ban nhạc Cream. Ginger Baker đã trở thành người mà anh ấy muốn trước khi biết bản thân có thể làm được. Anh ấy đã có một mục tiêu.
[3] Một thanh niên gặp phải một vấn đề phiền toái, anh ấy đã đến gặp cha mình và xin một lời khuyên. Anh nói, “Cha ơi, con đang gặp rắc rối”. Người cha hỏi: “Có kẻ đang muốn giết con à”. Anh ta trả lời: “Dạ, không, không”. Cha anh nói: “Con trai, vậy thì con không có rắc rối nào cả”.
Xem thêm: Khác biệt hay là chết
Nhất định chúng ta phải tận dụng những cơ hội trong đời để được sống trọn vẹn với con đường mình theo đuổi và làm nên sự khác biệt.
[?] Câu hỏi đặt ra: "Làm thế nào để tạo sự khác biệt?". Câu trả lời là:
- Hãy bắt đầu con đường thành công bằng cách đưa ra vài quyết định sai lầm.
- Đôi khi việc khôn ngoan nhất, lại chính là: đừng quá thông minh.
- Thà tiếc nuối những việc đã làm, còn hơn hối tiếc việc chưa làm.
- Con người chúng ta trở thành ra sao là do chính chúng ta lựa chọn.
- Nếu muốn biết cuộc đời mình sẽ ra sao, chúng ta chỉ cần biết mình đang hướng về đâu.
- Nếu muốn được quan tâm, chúng ta hãy học cách quan tâm đến người khác.
- Một ý tưởng hay là một ý tưởng được thực hiện. Nếu không, nó được coi là một ý tưởng không hay.
Một số ví dụ minh họa:
[1] Anh chàng thích ổn định: Một người làm công ổn định trong doanh nghiệp thường tiến nhanh nhờ sức trẻ. Nếu là người có đầu óc cởi mở, tính tình vui vẻ và ngoại hình ưa nhìn, anh ta sẽ càng thăng tiến nhanh hơn. Cấp trên thường sẵn lòng cất nhắc một người như vậy, vì anh ta phản ánh hình ảnh của chính họ. Một nhân viên cần mẫn làm việc và dần đảm trách các vị trí quan trọng đòi hỏi trách nhiệm cao hơn. Rốt cuộc, anh ta cũng trở thành một trưởng phòng dù chưa có nhiều kinh nghiệm. Lương tăng nhanh cùng với chức danh thay vì năng lực và rồi anh ta cũng trở thành một thành viên của Ban điều hành.
Đến lúc công ty phải chọn một người đảm trách vị trí phó giám đốc điều hành, anh chàng của chúng ta được xem là một ứng viên sáng giá dù không được nhạy bén cho lắm. Anh ta không đề xuất cải tiến, cũng chẳng làm gì để xây dựng hình ảnh công ty. Rồi có một anh chàng khác trẻ và sáng giá làm trong bộ phận của anh ta chỉ hưởng lương bằng 1/3 mức lương của anh ta nhưng lại được các nhân viên trẻ hơn yêu mến. Anh chàng nay đã 40 tuổi của chúng ta bị gạt sang một bên. Và đến năm 47 tuổi, anh ta bị đào thải. Anh ta chưa leo lên được bậc cao nhất của chiếc thang thì đã bị té ngã và không thể trèo lên được nữa. Sự nghiệp của anh ta kết thúc dù anh ta chẳng làm gì sai. Đó cũng chính là vấn đề: Anh ta chẳng làm gì sai cả.
[2] Cô nàng ưa liều lĩnh: Khi còn trẻ, Erica không có sức mê hoặc như nhân vật được nhắc đến ở trên. Cô không phải kiểu người làm công ăn lương. Dù dễ gây khó chịu nhưng cô tràn đầy nhiệt huyết và luôn có những ý tưởng mới táo bạo. Cô được giữ lại công ty. Hầu hết các ý tưởng của cô đều bị cho là không thực tế, quá mạo hiểm hoặc đơn giản đến mức ngốc nghếch. Nhưng trong công ty, ai đó đã chọn một trong những ý tưởng táo bạo hơn người của cô và đề xuất lên cấp trên. Nó được chú ý bởi sự khác biệt và tươi mới.
Trong những năm tiếp theo, Erica đề xuất hàng loạt các ý tưởng không khả thi. Cô ngày càng gây khó chịu và cuối cùng bị sa thải. Giờ thì điều lạ là việc tìm được một công việc mới chẳng mấy khó khăn như cô vẫn tưởng, bởi một số người vẫn nhớ tới cái ý tưởng khá hay ho của cô cách đây vài năm. Họ phớt lờ những thất bại trước đó của cô. Nhưng chu trình cũ lại tái diễn. Một lần nữa, cô bị sa thải. Nhưng bây giờ có nhiều điều khiến cô được nhớ tới: [a] Cô không phải kiểu người dễ dàng buông xuôi khi gặp thất bại; [b] Cả cuộc đời cô là những bước thăng trầm. Khi bước sang tuổi 40, cô đã có được một bảng thành tích đáng nể. Cô trở thành một người đáng kính trọng. Vẫn là một Erica liều lĩnh, nhưng sáng giá hơn bao giờ hết, cũng bởi cô đã thất bại trong việc tuân thủ các nguyên tắc thông thường.
[3] Thách thức của việc học đại học: Việc học đại học thường có nghĩa là: “Tôi chẳng biết phải làm gì với cuộc đời mình, vì vậy tôi sẽ đi học đại học”. Một năm trải nghiệm sẽ xác nhận điều này: học đại học chỉ là phương cách để trì hoãn mà thôi. Một số người đủ may mắn để biết rõ họ muốn làm gì từ rất sớm. Phần lớn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng năng lực của họ vào một mục đích hữu ích.
Đối với nhiều người, học đại học không phải là cách để giải quyết vấn đề, trái lại đi làm sẽ giúp ích cho họ. Nếu bắt đầu đi làm khi 18 tuổi, anh ta đã có 05 năm đi trước những người bắt đầu đi làm ở tuổi 23. Ở tuổi này, với trình độ của người mới ra trường, anh ta sẽ vẫn trở thành một nhân viên văn phòng cấp dưới. Nếu lựa chọn sai nghề nghiệp khi còn trẻ, anh ta vẫn có thể đổi hướng. Tuy nhiên, ở tuổi 28 thì hơi trễ để nhận ra rằng, chúng ta đã chọn sai nghề. Vì vậy, đừng học đại học nếu chuyên ngành học không đúng với sở thích. Hãy đi làm và học hỏi ở trường đời.
Xem thêm: Về Công ty Luật TNHH Everest
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm