Giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả

24/12/2022
Tranh chấp đất đai liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả luôn là loại tranh chấp phức tạp nhất vì mồ mả không được coi là tài sản gắn liền với đất và còn liên quan đến vấn đề tâm linh, phong tục, tập quán. Vậy, việc giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.

Tranh chấp đất đai liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả luôn là loại tranh chấp phức tạp nhất vì mồ mả không được coi là tài sản gắn liền với đất và còn liên quan đến vấn đề tâm linh, phong tục, tập quán. Vậy, việc giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề trên.

 Những quy định pháp luật liên quan đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả

Căn cứ theo Điều 188 Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 thì điều kiện thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất là: Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.

Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả ngoài các điều kiện trên thì còn cần phải có giấy tờ chứng minh cam kết đối với mồ mả chẳng hạn như sẽ tự nguyện di dời, chừa phần đất liên quan đến mồ mả ra,…

Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 chưa quy định cụ thể thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có mồ mả cũng như không có chú thích là trên đất có phần mồ mả hay mồ mả trên đất. Điều này sẽ làm giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mồ mả gặp nhiều khó khăn, dẫn đến trường hợp có phát sinh tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Căn cứ vào khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 (LĐĐ 2013) thì Hòa giải ở cơ sở hoặc tự hòa giải là biện pháp được khuyến khích thực hiện. Đối với hòa giải ở cơ sở, UBND cấp xã là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả không thuộc trường hợp bắt buộc phải hòa giải: Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện; Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Nếu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì: Tranh chấp đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của LĐĐ 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết; Tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ trên thì chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tại khoản 3 Điều 203 LĐĐ 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018; Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục giải quyết

a) Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả nộp một bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền. Bộ hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết; Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp; Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

UBND cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

b) Trường hợp Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết

Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS)

Đơn khởi kiện (theo khoản 4 Điều 189 BLTTDS);

Tài liệu, chứng cứ kèm theo;

Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện (bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu, hộ khẩu gia đình).

TAND có thẩm quyền sẽ thụ lý vụ án nếu đáp ứng điều kiện theo Điều 195 BLTTDS.

Trong ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết vụ án. (khoản 1 Điều 196 BLTTDS)

Trong ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý. (khoản 1 Điều 196 BLTTDS)

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải. Nếu thỏa thuận được với nhau thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn bảy ngày, không có ai thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. (Điều 205 BLTTDS).

Mở phiên tòa sơ thẩm. (Chương XIV BLTTDS)

Xét xử phúc thẩm (nếu có). (Chương XV BLTTDS)

0 bình luận, đánh giá về Giải quyết tranh chấp đất chuyển nhượng có mồ mả

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.70322 sec| 943.938 kb