Giải thể doanh nghiệp cần lưu ý gì?

18/12/2022
Lê Thị Quỳnh Anh
Lê Thị Quỳnh Anh
Giải thể doanh nghiệp là một cách thức chấm dứt sự hoạt động và tồn tại của một doanh nghiệp hay một pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện giải thể và trình tự thủ tục do pháp luật quy định. Ngày nay với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, ngày càng có nhiều doanh nghiệp không còn đủ sức cạnh tranh dẫn tới việc bị giải thể.

1- Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là một cách thức chấm dứt sự hoạt động và tồn tại của một doanh nghiệp hay một pháp nhân khi đáp ứng các điều kiện giải thể và trình tự thủ tục do pháp luật quy định.

2- Điều kiện để tiến hành giải thể doanh nghiệp là gì?

Căn cứ Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau:

"Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp."

Có thể thấy, doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định Điều 93 Bộ luật dân sự 2015 thì pháp nhân giải thể trong trường hợp sau đây:

- Theo quy định của điều lệ;

- Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

3- Trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào trong Luật doanh nghiệp

Căn cứ tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 thì giải thể thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

- Lý do giải thể;

- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;

- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

- Nợ thuế;

- Các khoản nợ khác;

- Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;

- Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết, quyết định giải thể theo quy định tại khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp

4- Phân biệt việc phá sản với giải thể doanh nghiệp:

- Việc phá sản và giải thể đều là 02 hình thức khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động của mình. Nhưng trách nhiệm của người được đại diện pháp luật cho công ty, chủ công ty thì về nguyên nhân, hệ quả pháp lý và thủ tục thực hiện giải thể sẽ có nhiều sự khác biệt ở 01 trong 02 trường hợp này.

- Với trường hợp khi doanh nghiệp nhận thấy đang lâm vào cảnh phá sản thì nhũng người lao động, chủ nợ có quyền được đại diện pháp lý cho doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đi nộp đơn để yêu cầu việc mở thủ tục về phá sản cho doanh nghiệp.

- Sau khi có các căn cứ để chứng minh việc doanh nghiệp đang lâm vào cảnh phá sản thì trọng tài thương mại, Toà án hoặc những cơ quan liên quan sẽ đưa ra quyết định của việc mở thủ tục về phá sản sau đó tiến hành thông báo cho doanh nghiệp, con nợ, chủ nợ của doanh nghiệp rồi thực hiện đăng thông tin lên báo trung ương, báo địa phương.

- Phụ thuộc vào tình hình trên thực tế của công ty mà những cơ quan của nhà nước sẽ có thể quyết định việc áp dụng các thủ tục về phục hồi lại hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc có thể sẽ bỏ qua việc này nếu như doanh nghiệp không có còn khả năng hoặc không nhất thiết để phục hồi sau đó chuyển qua giai đoạn tiến hành thanh lý về tài sản.

5- Quyền thành lập và làm chủ công ty khác của người đại diện doanh nghiệp giải thể

- Người được đại diện pháp luật, chủ công ty đã thực hiện giải thể sẽ có thể được tiếp tục thực hiện thành lập công ty mới và có thể quản lý 01 công ty khác khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ đối với tài sản của mình.

- Tuy nhiên đối với người quản lý của công ty, chủ công ty và người được đại diện pháp luật khi bị phá sản thì sẽ đều bị cấm thực hiện thành lập công ty và quản lý 01 công ty mới theo pháp luật trong vòng từ 01 – 03 năm.

Chú ý: Với trường hợp khi phá sản vì các trường hợp ngoài tầm kiểm soát hay bất khả kháng của công ty như: Chiến tranh, hỏa hoạn, dịch bệnh, thiên tai, đình công, bạo loạn, chính sách theo pháp luật trong nhà nước có sự thay đổi, khủng hoảng về kinh tế mà dẫn tới việc công ty bị tổn thất một cách nặng nề và không có thể duy trì tiếp tục việc hoạt động thì buộc phải tiến hành các thủ tục về phá sản.

0 bình luận, đánh giá về Giải thể doanh nghiệp cần lưu ý gì?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.17498 sec| 966.656 kb