Kỹ năng giao tiếp với người nghe trong thuyết trình

21/06/2021
Bùi Quang Long
Bùi Quang Long
Sự tương tác giữa người thuyết trình với người nghe không chỉ thể hiện sự quan tâm của người nói với người nghe mà còn là cơ hội để người thuyết trình thăm dò, ở hiện qua những cách nắm bắt phản ứng của người nghe, từ đó người thuyết trình có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp thuyết trình cho phù hợp.

1- Giao tiếp với người nghe trong thuyết trình

Thuyết trình là một hình thức giao tiếp. Do đó, sự tương tác giữa người thuyết trình với người nghe là yêu cầu bắt buộc. Việc tương tác với người nghe không chỉ thể hiện sự quan tâm của người nói với người nghe mà còn là cơ hội để người thuyết trình thăm dò, ở hiện qua những cách nắm bắt phản ứng của người nghe, từ đó có sự điều chỉnh nội dung, phương pháp thuyết trình cho phù hợp. Đối với người hành nghề luật, việc giao tiếp với người nghe có thể thực hiện qua những thức sau:

Giao tiếp bằng ánh mắt: hình thức giao tiếp với người nghe trong tất cả các bài thuyết trình của người hành nghề luật. Người Dây thuyết trình nên cố gắng nhìn bao quát toàn bộ người nghe. Tại phiên tòa, Luật sư có thể hướng về phía Hội đồng xét xử nhiều hơn nhưng cũng không quên nhìn Kiểm sát viên, Luật sư đối tụng, người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa khi trình bày các nội dung liên quan. Qua việc quan sát, người thuyết trình có thể thấy được biểu hiện của người nghe, từ đó biết được phản ứng của họ. Thông thường, người tập trung lắng nghe sẽ chăm chú nhìn người thuyết trình, có thể có những động tác bày tỏ sự đồng tình như gật đầu... người ít tập trung thường lơ đãng, nhìn đi chỗ khác, sử dụng điện thoại; người bày tỏ sự phản đối có thể khoanh tay, nhìn đi chỗ khác vẻ ngao ngán, lắc đầu hoặc vừa nhìn diễn giả vừa thì thầm với người bên cạnh.

Từ kết quả quan sát, người thuyết trình có thể có những điều chỉnh nội dung hoặc cách thức giao tiếp phù hợp. Cụ thể là:

(i) Với những người nghe chăm chú, người thuyết trình có thể nhìn vào mắt họ, bày tỏ sự khích lệ, thu hút và lôi cuốn họ tiếp tục lắng nghe.

(ii) Trường hợp thấy nhiều người không chú ý, thậm chí nói chuyện gây mất trật tự, người thuyết trình có thể nhìn chăm chú về phía họ, điều chỉnh tốc độ nói chậm hơn hoặc dừng lại một chút để thu hút sự chú ý.

(iii) Trường hợp quan sát thấy sự thiếu tập trung, mệt mỏi của phần lớn người nghe hoặc người nghe tỏ vẻ khó hiểu về nội dung thuyết trình hay có ý phản đối cho rằng có nội dung không chính xác, người thuyết trình có thể trình bày chậm hơn, kỹ càng hơn, hỏi người nghe có băn khoăn gì muốn trao đổi không hoặc cho một thời gian ngắn.

(iv) Giao tiếp thông qua hỏi đáp, trao đổi: Với việc thuyết trình tại phiên Toà, hỏi đáp là thủ tục riêng nên việc giao tiếp thông qua hỏi đáp trong khi trình bày bài thuyết trình bị hạn chế.

Đối với các bài thuyết trình khác, người thuyết trình có thể giao tiếp với người nghe thông qua việc hỏi, đáp, trao đổi. Cụ thể là:

(i) Người thuyết trình chủ động hỏi người nghe nhằm thể hiện sự quan tâm, thu hút sự chú ý của họ. Nội dung hỏi có thể về cảm nhận của người nghe (có nghe rõ không, có nhìn rõ hình ảnh không, người thuyết trình có cần nói chậm hơn hoặc nhắc lại không...) hoặc hỏi liên quan tới nội dung thuyết trình. Các câu hỏi này nhằm thăm dò phản ứng của người nghe, kiểm tra việc tiếp nhận thông tin hoặc gợi mở vấn đề trao đổi. Về cơ bản, người thuyết trình tiên sử dụng các câu hỏi mở để tìm kiếm được các thông tin chi tiết, tham khảo ý kiến đa chiều của người nghe và cũng tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người nghe khi trả lời.

(ii) Dành thời gian cho người nghe đặt câu hỏi. Tùy thuộc từng buổi thuyết trình, người nghe có thể đặt câu hỏi cho từng vấn đề hoặc vào cuối buổi. Với thuyết trình mang tính chất “giải quyết vấn đề, người hành nghề luật nên đề nghị được trình bày toàn bộ nội dung thuyết trình sau đó người nghe sẽ đặt câu hỏi để đảm bảo tính đầy đủ, trọn vẹn của giải pháp được nêu. Với thuyết trình mang tính chất chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tùy theo thời gian thuyết trình, người thuyết trình có thể đề nghị người nghe hỏi sau khi kết thúc mỗi nội dung lớn hoặc sau khi kết thúc toàn bộ phần trình bày của mình.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest

2- Một số lưu ý khi trả lời câu hỏi của người nghe

(i) Cần chuẩn bị trước các vấn đề liên quan đến nội dung thuyết trình, dự liệu các phương án trả lời; Nếu chưa rõ câu hỏi, có thể đề nghị người nghe trình bày lại hoặc tóm tắt lại câu hỏi để người nghe xác nhận nội dung câu hỏi đã chính xác, đầy đủ chưa;

(ii) Bình tĩnh, không vội vàng trả lời các câu hỏi, không trả lời với thái độ hơn - thua mà luôn coi việc trả lời là cách để trao đổi ý kiến, làm sâu sắc hơn nội dung thuyết trình. Do đó, việc trả lời các câu hỏi là trao đổi đối với toàn bộ người nghe mà không chỉ riêng với người được hỏi;

(iii) Trường hợp có nội dung đã trình bày mà người nghe vẫn hỏi lại, có thể khẳng định nội dung này người thuyết trình đã trình bày nhưng vẫn cần trả lời đầy đủ theo hướng nêu vắn tắt lại nội dung đã trình bày, mở rộng hay đi sâu vào ý đó để mọi người cùng nhìn nhận vấn để thấu đáo hơn;

(iv) Nên trả lời rõ ràng từng câu hỏi, hết câu hỏi này mới chuyển sang câu hỏi khác theo thứ tự hợp lý (nên sắp xếp các câu hỏi theo nội dung, các câu hỏi liên quan đến nhau có thể nhóm vào để trả lời chung);

(v) Với các câu hỏi khó, chưa có câu trả lời ngay có thể đề nghị những người nghe cùng thảo luận, phát biểu ý kiến sau đó người thuyết trình tổng kết, xác định câu trả lời đúng hoặc gợi mở các hướng suy nghĩ. Trường hợp vẫn chưa thể trả lời ngay, người thuyết trình có thể trao đổi các khía cạnh liên quan, những băn khoăn và xin phép trả lời sau cho người hỏi qua email;

(vi) Với những câu hỏi không thật sự liên quan, hãy xin phép chia sẻ trong một dịp khác, về một chủ đề khác

Trên cơ sở nội dung hỏi đáp, người thuyết trình có thể điều chỉnh nội dung trình bảy, nói rõ hơn một số ý hoặc rút bớt những nội dung đã chuẩn bị nếu thấy người nghe đã nắm rõ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

5- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Kỹ năng giao tiếp với người nghe trong thuyết trình được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Kỹ năng giao tiếp với người nghe trong thuyết trình có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giao tiếp với người nghe trong thuyết trình

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.78783 sec| 954.789 kb