Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Tiểu tín thành tắc đại tín lập" (Giữ được lời hứa nhỏ thì sẽ tạo được uy tín lớn)
Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Giữ được lời hứa nhỏ thì sẽ tạo được uy tín lớn. Cho nên, nhà vua anh minh không ngừng tích luỹ danh tiếng trong việc giữ chữ tín. Nếu thưởng phạt không giữ được chữ tín, thì lệnh cấm cũng không thể thi hành.
Giữ lời hứa trên danh phận, thì quan lại sẽ làm tròn chức trách của mình. Bởi thành tích chính trị của mỗi người dù tốt dù xấu cũng không vượt ra ngoài phạm vi chức trách của họ, nhờ thế cũng tiện cho việc kiểm tra, giám sát
Giữ chữ tín về phương diện làm việc, thì mọi người sẽ không làm trái quy luật tự nhiên, người dân sẽ an phận làm tốt công việc của mình. Giữ chữ tín về phương diện đạo nghĩa, thì những người thân cận sẽ cố gắng thực hành đạo nghĩa, người ở phương xa cũng sẽ quy phục.
Giữ được lời hứa nhỏ thì sẽ tạo được uy tín lớn, nên vị vua anh minh không ngừng tích luỹ danh tiếng trong việc giữ chữ tín. Nếu thưởng phạt không giữ được chữ tín, thì lệnh cấm cũng không thể thi hành.
Khi chuẩn bị xuất quân đánh ấp Nguyên, Tấn Văn công hứa với các binh sĩ rằng, thời hạn công phá ấp Nguyên là mười ngày, sau mười ngày, dù không đánh được thành, ông cũng sẽ ngừng việc tiến công lại, rút toàn quân về. Nên thực tế, quân Tấn chỉ tích luỹ lương thực cho mười ngày. Tới ấp Nguyên đã được mười ngày mà quân Tấn vẫn chưa đánh chiếm được, song Tấn Vǎn công vẫn đánh trống thu quân, ngừng chiến.
Có một binh sĩ từ ấp Nguyên trốn ra ngoài nói: Chỉ cần ngài chờ thêm ba ngày nữa là chiếm được ấp Nguyên.
Vì thế các đại thần và những người thân tín bên cạnh khuyên Tấn Văn công: Lương thực trong ấp Nguyên đã cạn kiệt rồi, binh lực cũng suy yếu rệu rã, bệ hạ nên đợi thêm chút nữa.
Tấn Văn công quả quyết nói: Ta đã hứa với các tướng sĩ thời gian tiến quân là mười ngày, nếu bây giờ không rời ấp Nguyên, thì ta sẽ mất đi chữ tín. Có được ấp Nguyên mà mất đi sự tín nhiệm, ta thà không làm.
Vì thế Tấn Văn công liền ra lệnh thu binh rời khỏi ấp Nguyên.
Người trong ấp Nguyên sau khi nghe chuyện đã nói: Giờ có được một quốc quân giữ chữ tín như thế, còn chờ gì mà không quy phục?
Do vậy người dân trong ấp tự động đầu hàng Tấn Văn công.
Người nước Vệ sau khi nghe chuyện cũng nói: Giờ có được một quốc quân giữ chữ tín như vậy, còn chờ gì mà không thuận theo?
Rồi lũ lượt kéo nhau ra đầu hàng Tấn Văn công.
Khổng Tử ghi lại câu chuyện này như sau: “Nguyên nhân Tấn Vǎn công chỉ tấn công ấp Nguyên mà có được cả nước Vệ là nhờ giữ chữ tín”.
Tấn Vǎn công hỏi Cơ Trịnh: Ta muốn cứu tế nạn đói thì phải làm thế nào
Cơ Trịnh trả lời: Bệ hạ cần giữ lời hứa.
Tấn Vǎn công lại hỏi: Giữ lời hứa về những phương diện nào?
Cơ Trịnh đáp: Giữ lời hứa trên danh phận, thì quần thần sẽ làm tròn chức trách của mình, thành tích chính trị của mỗi người dù tốt dù xấu cũng không vượt ra ngoài phạm vi chức trách của họ, nhờ thế cũng tiện cho việc kiểm tra, tìm hiểu, cho nên làm mọi việc đều không chểnh mảng, thờ ơ.
Giữ chữ tín về phương diện làm việc, thì mọi người sẽ không làm trái quy luật tự nhiên, bách tính cũng an phận làm tốt công việc của mình. Giữ chữ tín về phương diện đạo nghĩa, thì những người thân cận sẽ cố gắng thực hành đạo nghĩa, người ở phương xa cũng sẽ quy phục.
Tiểu tín thành tắc đại tín lập, cố minh chủ tích vu tín. Thưởng phạt bất tín, tắc cấm lệnh bất hành.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm