Pháp trị: Giữ mềm mỏng là mạnh

Thủ nhu viết cường (Giữ mềm mỏng là mạnh)

Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Giữ mềm mỏng là mạnh

Hàn Phi tử coi trọng thực lực chứ không phải là làm bừa. Bề ngoài tỏ ra mạnh mẽ thì bên trong thường yếu đuối. Mạnh mẽ không có nghīa là giơ nanh vuốt. Ngược lại, nhẫn nhục chịu đựng cũng chẳng khác nào vĩnh viễn không có khả nǎng chống lại. 

Mạnh và yếu, cứng và mềm trong mối quan hệ biện chứng cùng nương dựa, chuyển hoá lẫn nhau. Người có chí hướng cao xa, mục tiêu to lớn thưòng nhẫn nại và nghị lực hơn người bình thường. “Thủ nhu viết cương” đề cập đến việc thực hiện mục tiêu to lớn của bản thân mỗi người, trong đó cam tâm chịu khổ là thủ đoạn dùng vẻ bề ngoài mềm mỏng yếu đuối che đậy hoài bão bên trong, cần phải nhẫn nhục trong một thời gian dài để đổi lấy cơ hội làm nên công nghiệp vĩ đại, thể hiện ý chí sắt đá. 

Liên hệ

Thủ nhu viết cường

Việt vương Câu Tiễn sang nước Ngô làm nô bộc, tự gác binh đao làm kẻ chǎn ngựa cho Ngô vương, nên có thể giết chết Ngô vương Phù Sai ở Cô Tô. Chu Vǎn Vương bị Trụ vương mắng chửi ở trước cửa cung của Tương vương mà không đổi sắc mặt, sau này con trai của ông là Chu Vũ vương bắt sống Trụ vương ở chốn thôn dã. 

Lão Tử nói: “Biết giữ mềm mỏng mới gọi là mạnh". Việt vương có thể xưng bá thiên hạ vì ông không coi việc làm nô bộc là sỉ nhục. Chu Vū vương có thề xưng vương thiên hạ, vì ông không coi mắng chửi là sỉ nhục. Bởi vậy, Lão Tử nói: “Thánh nhân không cảm thấy bị sỉ nhục vì ngài không coi những việc đó là sỉ nhục, nên không có sỉ nhục".

Hàn Phi Tử dùng hệ tư tưởng pháp, thuật, thế của mình nghiên cứu, giải thích sách Lão Tử. Nhưng ông là một nhà tư tưởng đặc biệt nhấn mạnh và chú trọng đến thực lực, từ cách giải thích của ông về câu “thủ nhu viết cương” của Lão Tử.

Có thể thấy, Hàn Phi tử coi trọng thực lực chứ không phải là làm bừa. Bề ngoài tỏ ra mạnh mẽ thì bên trong thường yếu đuối, mạnh mẽ không có nghīa là giơ nanh vuốt, ngược lại nhẫn nhục chịu đựng cũng chẳng khác nào vĩnh viễn không có khả nǎng chống lại. 

Rõ ràng Hàn Phi Tử  nhìn nhận mạnh và yếu, cứng và mềm trong mối quan hệ biện chứng cùng nương dựa, chuyển hoá lẫn nhau. Theo ông, người có chí hướng cao xa, mục tiêu to lớn thưòng nhẫn nại và nghị lực hơn người bình thường. 

“Thủ nhu viết cương” là một mưu trí của Hàn Phi Tử đề cập đến việc thực hiện mục tiêu to lớn của bản thân mỗi người, trong đó cam tâm chịu khổ là thủ đoạn dùng vẻ bề ngoài mềm mỏng yếu đuối che đậy hoài bão bên trong, cần phải nhẫn nhục trong một thời gian dài để đổi lấy cơ hội làm nên công nghiệp vĩ đại, thể hiện ý chí sắt đá. 

Nói một cách đơn giản, “thủ nhu viết cuơng" cũng tuơng tự như câu “ăn uống kham khổ mới có thể gặt hái được công danh phú quý” hay câu “người có chí lớn có thể gập vào cũng có thể duỗi thẳng ra".

Thời Xuân Thu, Việt vương Câu Tiễn bị Ngô vương Phù Sai đánh bại, rút về cố thủ trên núi Hội Kê, nuớc Việt muốn giảng hoà với nước Ngô, nước Ngô đồng ý với điều kiện, vợ chồng Câu Tiễn phải sang nước Ngô làm nô bộc cho Phù Sai. Câu Tiễn đành nhận lời.

Câu Tiễn giao việc nước cho đại phu Văn Chủng, sau đó lệnh cho đại phu Phạm Lãi theo vợ chồng ông sang nước Ngô. Đến nước Ngô, họ ở nhà đá trong sơn động. Mỗi lần Phù Sai ra ngoài, Câu Tiễn đều phải đích thân dắt ngựa cho hắn. Có người chỉ vào mặt Câu Tiễn chửi, ông cũng coi như không, khom lưng cúi đầu, trước sau luôn tỏ thái độ phục tùng, rất được lòng Phù Sai.

Một lần Phù Sai đổ bệnh, Câu Tiễn ngầm hỏi Phạm Lãi biết bệnh này không lâu nữa sẽ khỏi, ông bèn đi gǎp Phù Sai, hỏi thǎm bệnh tình và còn nếm phân của hắn, đoạn chúc mừng: Bệnh của đại vương sắp khỏi rồi.

Phù Sai ngạc nhiên: Làm sao ngươi biết được?

Câu Tiễn đáp: Tôi từng theo học một vị thầy thuốc nổi tiếng, chỉ cần nếm phân người bệnh là có thể biết bệnh của người đó nặng hay nhẹ. Ban nãy tôi nếm phân của đại vương có vị chua, hơi đắng, theo lời của thầy thuốc thì chứng bệnh thể hiện thời khí, cho nên bệnh sẽ mau khỏi thôi, đại vương không cần lo lắng. 

Quả nhiên, mấy ngày sau Phù Sai hết bệnh.Phù Sai cho rằng Câu Tiễn còn hiếu thuận với mình hơn cả con trai của mình, cảm động sâu sắc, cho Câu Tiễn về nước.

Sau khi trở về nước, nghĩ đến chuyện chiến trận thất bại, quỳ gối dâng hàng, làm nô lệ nếm phân... Câu Tiễn vô cùng đau khổ, một lòng muốn báo thù. Ông ăn không ngon, ngủ không yên, không gần mỹ nữ, không xem ca múa. Ông khổ tâm khổ trí,quý trọng quần thần, giáo dưỡng trăm họ, sau ba năm nỗ lực, ông đã tạo lập được uy vọng trong dân chúng, tất cả mọi người đều cam tâm tình nguyện nghe theo lời kêu gọi của ông.

Để quần thần và dân chúng ủng hộ mình nhiều hơn, mỗi lần có đồ ăn ngon, ông không dám ǎn một mình; có rượu ngon thì đổ vào sông, tỏ ý nhân dân cùng uống. 

Câu Tiễn ăn cơm từ gạo tự tay mình trồng, mặc áo do vợ đích thân dệt; ăn uống không đòi hỏi sơn hào hải vị, mặc quần áo không đòi hói gấm vóc lụa là. Để rèn luyện ý chí của mình, ông trải cỏ lên giường nằm. Ngoài ra, ông còn chuẩn bi sẵn một túi mật, thỉnh thoảng lại lôi ra nhấm để nhắc nhở bản thân không được quên tất cả những nỗi khổ từng phải chịu. Ông còn thường xuyên đi tuần tra bên ngoài, chở theo lương thực thực phẩm, thǎm người cô đơn quả phụ già yếu bệnh tật, tặng lương thực cho họ. 

Sau này, Câu Tiễn triệu tập các vị đại phu, tuyên bố: Ta chuẩn bị khai chiến với nước Ngô, sống chết một phen, mong các bậc sĩ đại phu đồng tâm hiệp lực, chiến đấu đến cùng, vì ta và Ngô vương phải đánh nhau đến chết mới thôi, đó là nguyện vọng lớn nhất của ta. Nếu như lực lượng trong nước không đủ làm tổn hại nước Ngô, liên minh các nước chư hầu không thể tiêu diệt nước Ngô, vậy thì ta sẽ từ bỏ ngôi vua, thân đeo kiếm, tay cầm đao, thay đổi dung mạo, sửa đổi họ tên, làm nô bộc, nâng khǎn sửa túi cho Ngô vương để tìm cơ hội giết Ngô vương. Ta biết, làm như thế rất nguy hiểm, lại còn bị người trong thiên hạ sỉ nhục, nhưng lòng ta đã quyết, nhất định phải thực hiện.

20 năm sau, nước Việt quyết chiến với nước Ngô ở Ngũ Hồ, quân Ngô đại bại, nước Việt bao vây cung điện của Ngô vương, đánh hạ cửa Nam, bắt sống Phù Sai, giết chết tể tướng. Sau 02 năm tiêu diệt nước Ngô, nước Viêt xưng bá chư hầu. Qua một thời kỳ dài tỏ ra “nhu nhược” chịu bao nhẫn nhục, cuối cùng Câu Tiễn cũng thể hiện bản chất kiên cường trước mặt mọi người. 

Có thể nói chuyện Câu Tiễn tiêu diệt nuớc Ngô là một ví dụ điển hình về mưu lược “giữ mềm mỏng là mạnh”.

Hàn Phi Tứ - Giải Lão 

Câu Tiễn nhập hoạn vu Ngô, thân chấp can qua vi Ngô vương tẩy mã, cố năng sát Phù Sai vu CôTô. Vǎn vương kiến lị vu vương môn, nhan sác bất biến, nhi Vũ vương cầm trụ vu mục dã. Cố viết: “Thủ nhu viết cường”. Việt vương chi phách dã bất bệnh hoan, Vũ vuơng chi vuong dã bất bênh, cố viết: “Thánh nhân chi bất bệnh dã, dĩ kỳ bất bệnh, thị dĩ vô bệnh dã”.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Giữ mềm mỏng là mạnh

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.18380 sec| 1099.359 kb