Pháp trị: Giữ pháp luật quản trị đất nước, bỏ pháp luật đất nước hỗn loạn

"Bảo pháp xử thế tắc trị, bối pháp khử thế tắc loạn" (Giữ vững pháp luật, thì có thể quản trị đất nước; vứt bỏ pháp luật, thì đất nước hỗn loạn).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Giữ pháp luật quản trị đất nước, bỏ pháp luật đất nước hỗn loạn

Hàn Phi Tử phản đối hai quan điểm “vứt bỏ hiền nhưng chuyên về thế""hiền, thế cùng trị” của Thận Ðáo. Theo ông, thuật thống trị phù hợp nhất của nhà vua là “giữ vững pháp luật, nắm chắc quyền thế". Bởi, ngưòi làm loạn thiên hạ dựa vào uy thế thì nhiều, còn người lợi dụng uy thế trị lý thiên hạ thì ít.

Nếu theo quan điểm "vứt bỏ hiền nhưng chuyên về thế", giả sử trao uy thế cho người thiếu tài đức, chẳng khác nào để hổ mọc thêm cánh. Còn nếu quan điểm "cai trị dựa vào người hiền” hay “hiền, thế cùng trị”, nhưng người bất hiền thì nhiều, còn người hiền thì ít, kết quả là “loạn nghìn đời, trị một đời”.

Liên hệ

Bảo pháp xử thế tắc trị, bối pháp khử thế tắc loạn

Nhà vua giữ vững pháp luật, nắm chắc quyền thế, thì có thể trị lý đất nước; còn vứt bỏ pháp luật, đánh mất quyền thế,thì đất nước sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn… Nếu bỏ phương pháp uốn gỗ và kỹ thuật đo đạc đi, thì ngay cả người đóng xe giỏi như Hề Trọng cũng chẳng thể làm ra một cái bánh xe. Nếu không dùng khen thưởng khuyến khích, hình phạt uy hiếp, vứt bỏ quyền thế và pháp trị, để cho đế Nghiêu, đế Thuấn đến từng nhà thuyết phục người dân bằng sức lực của cá nhân mình, mong mọi người dần dần hiểu lý lẽ, thì e rằng hai vị cūng chẳng quản nổi ba nhà.

Các học gia thời Tiên Tần đưa ra rất nhiều quan điểm về mưu lược thống trị của nhà vua. Trong đó, Hàn Phi Tử công kích, phản đối hai quan điểm “vứt bỏ hiền nhưng chuyên về thế" và "hiền, thế cùng trị” của Thận Ðáo.

Theo Hàn Phi Tử, thuật thống trị phù hợp nhất của nhà vua là “giữ vững pháp luật, nắm chắc quyền thế". Ngưòi làm loạn thiên hạ dựa vào uy thế thì nhiều, còn người lợi dụng uy thế trị lý thiên hạ thì ít. Ði theo quan điểm "vứt bỏ hiền nhưng chuyên về thế", ngộ nhỡ trao uy thế cho người thiếu tài đức thì chẳng khác nào hổ mọc thêm cánh, rất đáng sợ. Ngược lại, quan điểm “hiền, thế cùng trị” có tiền đề là "cai trị dựa vào người hiền”, tuy nhiên trên đời này, người bất hiền thì nhiều, còn người hiền thì ít, kết quả của việc nhấn mạnh “hiền, thế cùng trị” chỉ có thể là “loạn nghìn đời, trị một đời”, bởi vậy quan điểm này cũng không thoả đáng.

Sách lược thống trị của nhà vua cần dựa vào quyền thế và chế độ pháp luật, cùng coi trọng cả pháp và thế. Như vậy,đất nước mới có thể ổn định, địa vị thống trị của nhà vua mới vững chắc, vứt bỏ một trong hai phương diện này đều rất bất lợi cho nhà vua. Ðây chính là mưu trí “bão pháp xử thế nhi trị, bối pháp khử thế tắc loạn”. Rõ ràng quan điểm Hàn Phi Tử xem nhẹ việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức của nhà vua (hay nhà lãnh đạo) là hết sức sai lầm, nhưng xét về góc độ lý tính, phương pháp trị nước dựa vào quyền thế và pháp luật của ông lại vô cùng thực dụng.

Đế Tân, vị vua cuối cùng của nhà Thương, hay còn gọi là Trụ, là vị vua nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử Trung Quốc. Trụ là con trai thứ của đế Ất, nhưng vì anh trai của Trụ là Vi Tử không phải là con của chính thất, còn mẹ của Trụ là chính thất nên Trụ được kế vị ngôi vua.

Trụ rất thông minh, cũng có tài năng. Ông giỏi biện luận, nhanh nhẹn hơn người; dáng mạo khôi ngô, sức khoẻ vô song, có thể đánh vật với thú dữ. Tiếc là, sự thông minh và tài năng của ông chẳng những không thể cứu vãn tình thế suy sụp của vương triều nhà Thương, ngược lại còn đẩy nhà Thương đến con đường diệt vong. Đó là vì, một mặt Trụ vương ở vào giai đoạn bế tắc của nhà Thương, sức người không thể vãn hồi Đại Hạ. Mặt khác, sự thông minh và tài năng của Trụ vương đều dồn hết vào việc ăn chơi hưởng lạc nên càng khắc sâu hình ảnh ông vua tàn bạo.

Vương Tôn Mãn, đại phu nhà Chu nói: Vua Trụ nhà Thương bạo ngược, chín đỉnh dời về nhà Chu.

Câu nói này có đạo lý nhất định. Trụ vương thực thi chính sách đối nội đối ngoại tàn bạo chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, đẩy nhanh quá trình diệt vong của nhà Thương.

Sự hoang dâm vô độ của Trụ vương vượt qua đời trước hàng ngàn lần.

Sau khi lên ngôi, Trụ vương dời kinh đô từ Lạc Dương về Triều Ca (nay thuộc huyện Kì, tỉnh Hà Nam), xây dựng hành cung biệt quán, ăn chơi hưởng lạc trên cả một vùng đất rộng lớn bao gồm Hàm Đan, Sa Khâu (nay thuộc phía Đông Bắc làng Bình, tỉnh Hà Bắc). Sa Khâu là một cứ điểm hưởng lạc quan trọng của Trụ vương. Ông cho sửa sang nhà cửa, vườn tược quy mô lớn, trong vườn nuôi các loài chim thú quý hiếm do các địa phương trong nước dâng hiến, đây là vườn thú vương gia mang niềm thích thú đến cho ông. Ở đây tập trung rất nhiều trò vui, và còn có cả Đắc Kỷ - mỹ nữ họ Tô người được ông vô cùng sủng ái, suốt ngày ca múa, mua vui hưởng lạc. Ông chán kiểu múa hát truyền thống, bèn sai nhạc sư dạy những những thể loại nhạc tục tĩu. Trụ vương ngày càng nát rượu. Ông đổ rượu thành ao, treo thịt thành rừng, cho nam nữ lõa thể đuổi bắt nhau ở đây, hưởng lạc thâu đêm.

Để lấp đầy dục vọng của mình, Trụ vương còn bòn rút tài sản, vắt kiệt sức lao động của nhân dân. Vô số tài vật quý báu đểu đổ vào Lộc đài, bao nhiêu lương thực không ngừng chảy vào kho thóc của nhà vua. Ngay cả giới quý tộc cũng rất bất mãn với chế độ sưu cao thuế nặng của Trụ vương, “đại sư” của nhà Thương nói với Vi Tử rằng: “Nay quốc vương của chúng ta dùng hình phạt nặng tàn sát người dân vô tội, nhằm vơ vét tài sản của dân, tuy dân chúng vô cùng căm ghét nhưng vẫn không biết đường dừng lại. Một người như hắn làm ra bao nhiêu tội ác, dân chúng khốn khổ tột cùng, không có chỗ nào kêu cầu” (theo Thượng thư - Vi Tử).

Để đàn áp luồng bất mãn, phản kháng đang ngày càng gia tăng ở trong và ngoài nước, Trụ vương lại tiếp tục lạm dụng hình phạt tàn khốc, tha hồ làm bậy. Ông dùng sắt nung đỏ đốt da người dân vô tội, biểu diễn “tiết mục” giết người này lấy lòng Đắc Kỷ. Ngoài ra, ông dùng nhiều hình phạt tàn khốc như “hải” (bǎm thịt người phạm tội), “bồ” (phơi khô thịt người phạm tội), sát hại trung thần can gián ông.

Những việc làm trái với lẽ thường của Trụ vương càng gia tăng sự chia rẽ nội bộ trong bộ máy thống trị. Ông trọng dụng kẻ xấu làm thân tín, còn đả kích bức hại đại thần và quý tộc chính trực. Thi kinh – Đại nhã - Thang mượn lời Chu Văn vương trách hỏi Thương Trụ vương, vạch trần chế độ chính trị đen tối của nhà Thương:

Chu Văn vương trách hỏi Trụ vương rằng: Than ôi! Nhà Ân Thương các ngươi. Nếu trong triều đình có người hiền, Kè ác bá cường bạo sē oán hận họ. Rêu rao đơm đặt nhằm hām hại họ, Kẻ tiểu nhân tranh quyền đoạt lợi đã đi vào nội bộ. Bọn chúng bịa đặt sinh chuyện, châm chọc chửi bới, Không có giới hạn, không có cùng tận.

Chu Văn vương vạch trần tất cả những giả dối sai trái của Trụ vương. Phí Trọng là một kẻ chuyên a dua nịnh hót lại tham tiền tài háo sắc nhưng Trụ vương tin dùng hắn ta, giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Có kẻ tên là Ác Lai rất giỏi đâm bị thóc chọc bị gạo, cũng được Trụ vương xem trọng, thăng chức. Còn những bậc hiền đức được mọi người ủng hộ đều bị Trụ vương chê bai chỉ trích, cách chức. Tỉ Can, thúc phụ của Trụ vương cũng rất chính trực, nhiều lần can gián, ông không nghe. Hai anh trai của ông là Vi Tử, Cơ Tử can gián, ông cũng một mực từ chối, tiếp tục làm theo ý mình.

Không chỉ đại thần, quý tộc trong triều phản đối Trụ vương, chư hầu và các phương quốc dân tộc thiểu số cũng không đồng lòng. Tộc Chu ở phía Tây là một phương quốc của nhà Thương, người Chu dưới sự lãnh đạo của Cơ Xương (tức Chu Văn vương) đang ngày càng lớn mạnh.

Trụ vương bắt buộc phải phong cho Cơ Xương làm Tây bá. Cơ Xương cùng Cửu hầu, Ngạc hầu trở thành tam công nhà Thương. Cửu hầu dâng người con gái rất mực ngoan hiền, đức hạnh của mình cho Trụ vương, nhưng vì nàng không thích cuộc sống hoang dâm sa đọa nên làm Trụ vương phật ý, sai người giết nàng, còn xử Cửu hầu hình phạt băm thịt. Ngạc hầu đứng ra nói thay Cửu hầu, câu nào cũng có lý, làm cho Trụ vương cứng họng. Trụ vương chuyển từ hổ thẹn sang phẫn nộ, khép Ngạc hầu vào tội chết. Tây bá Cơ Xương thấy Trụ vương tàn bạo như vậy, liền thốt lên mấy tiếng thở dài bị Sùng Hầu Hổ, thân tín của Trụ vương tố giác, Trụ vương bắt ông nhốt ở Dữu Lý. Về sau, bọn Hoằng Yêu, đại thần của Tây bá bàn mưu dâng con gái đẹp của Sằn thị, văn mã (một loại ngựa tốt có bờm màu hồng, thân màu trắng) của Ly Nhung, chín cỗ xe ngựa của Hùng thị và rất nhiều vàng bạc châu báu cho Trụ vương thông qua Phí Trọng.

Trụ vương vô cùng thích thú, nói: Chỉ cần lễ vật là mỹ nữ của Sằn thị cũng đủ để phóng thích Tây bá, huống hổ còn có bao nhiêu thứ khác. Rồi tha Tây bá.

Sau khi về nước, Tây bá tích cực chuẩn bị cho công cuộc diệt Trụ. Ông dần dần mở rộng thế lực ra phía Ðông, tiêu diệt Lê, thuộc quốc của nhà Thương ở phía Tây.

Tổ Y, đại thần nhà Thương báo cáo lên Trụ vương hoạt động quân sự của người Chu và tình trạng lòng dân trong nước bất ổn, nhưng Trụ vương gạt đi: Ngươi sợ cái gì? Chẳng phải là ta có thiên mệnh sao?

Tổ Y thở dài: Trụ vương hết thuốc chữa rồi!

Trong tình thế khó khăn trong ngoài, Trụ vương chuyển tầm mắt, phát động cuộc chiến tranh chinh phạt các phương quốc xung quanh. Ông phô trương thanh thế với phía Tây, diễn tập quân sự quy mô lớn ở dãy núi Thái Hàng Sơn, khu vực Lê tộc sinh sống. Người Di ở phía Ðông nhân cơ hội tạo phản, Trụ vương bèn điều động toàn bộ binh lực đến rìa phía Đông, đàn áp bộ lạc Đông Di. Và tất nhiên là Trụ vương giành thắng lợi, đoạt được một số lượng lớn nô lệ và của cải, nhưng chiến tranh cũng làm tiêu hao không ít nhân lực và vật lực của nhà Thương, tăng thêm gánh nặng cho người dân vốn đã mâu thuẫn gay gắt với giai cấp thống trị, nay lại càng căng thẳng.

Lúc này, Trụ vương vẫn không tỉnh ngộ, lại còn ăn chơi sa đoạ hơn. Vi Tử thấy đại thế đã mất, nên trốn vào rừng sâu ở ẩn, thái sư, thiếu sư nhà Thương cũng cầm tế khí và nhạc khí của nhà Thương sang cậy nhờ người Chu, Cơ Tử nơm nớp lo sợ, không biết xử trí thế nào, đành giả bệnh, thế nhưng ông vẫn bị Trụ vương giam vào tù.

Tỷ Can lấy cái chết ra can gián, Trụ vương không nghe, cả giận, nói: Ta nghe nói tim của thánh nhân có bảy lỗ, khác với người thường.

Sau đó sai người chặt Tỷ Can ra làm tám mảnh, moi tim của ông xem. Bộ máy thống trị của Trụ vương hoàn toàn tan rã, không thể tập hợp.

Bấy giờ, Cơ Xương đã mất, con trai của ông là Cơ Phát lên nối ngôi, đó chính là Chu Vũ vương chiến công hiển hách sau này. Năm 1027 trước Công nguyên, Chu Vũ vương chỉ huy quân đội tiến về phía Đông, các nước chư hầu hô hào hưởng ứng.

Ðại quân thảo phạt vượt qua sông Hoàng Hà, tiến sát ngoại thành kinh đô nhà Thương. Trụ vương điều động binh lực lớn ra nghênh chiến. Rạng sáng ngày giáp tý tháng 2, Chu Vũ vương phát động cuộc tổng tấn công tiến đánh quân Thương, hai bên giao chiến, quân đội của Trụ vương lũ lượt trở giáo quay đầu đánh Trụ vương. Trụ vương đại bại trốn về kinh thành, tới Lộc đài mà hàng ngày ông vẫn bày sưu cao thuế nặng, đắp đầy vàng bạc châu báu lên người, rồi nhảy vào đống lửa tự thiêu. Bao nhiêu của cải Trụ vương bòn rút của nhân dân trong nhiều năm đều tan thành mây khói, thật đáng xấu hổ.

Vào thế kỷ 17 trước Công nguyên, chế độ nhà nước nô lệ thứ hai của Trung Quốc do Thành Thang xây dựng nên đã đi đến diệt vong sau sáu trăm năm trị vì, từ đó bắt đầu lập nên chế độ nhà nước nô lệ thứ ba trong lịch sử, tức là Tây Chu.

Thật ra, trước khi Trụ vương cẩm quyền, vương triều nhà Thương đã làm trái nguyên tắc cai trị đất nước dựa vào pháp luật, dẫn đến tình trạng trong nước hỗn loạn. Nhưng Trụ vương không những không tỉnh ngộ, lại còn làm sự việc càng trở nên trầm trọng. Thân làm vua, Trụ vương không lo trị lý đất nước mà chỉ ăn chơi hưởng lạc, đồng thời, lạm dụng thưởng phạt, xử phạt những đại thần vô tội và có công, còn gian thần thì được ban thưởng, trọng dụng. Đối với dân chúng, Trụ vương cũng thi hành những hình phạt hà khắc, tàn sát người vô tội, nhằm vơ vét tài sản của dân, khiến cho đất nước càng hỗn loạn.

Ngược lại với sự thống trị của Trụ vương, từ Chu Văn vương đến Chu Vũ vương đều đi theo nguyên tắc “bảo pháp xử thế”, chế độ kỷ cương pháp luật trong nước từ trên xuống dưới đều khá là hoàn thiện, bản thân hai vị lại chăm lo chính sự, khiến cho cuộc sống của người dân trong khu vực cai trị ổn định, nên nhanh chóng giành được lòng dân, sĩ phu có tài lũ lượt kéo về nhà Chu. Cuối cùng, lợi dụng sự hỗn loạn của nhà Thương, nhà Chu tiêu diệt nhà Thương. Quá trình Tây Chu tiêu diệt Ân Thương chứng minh tính chính xác của mưu lược thống trị “bão pháp xử thế tắc trị, bối pháp khử thế tắc loạn”.

Hàn Phi Tử - Nan thế

Bảo pháp xử thế tắc tị, bối pháp khử thế tắc loạn… Phù khí ẩn quát chi pháp, khử độ lượng chi sổ, sử Hề Trọng vi xa, bất năng thành nhất luận. Vô khánh thưởng chi khuyến, hình phạt chi uy, thích thế ủy pháp, Nghiêu, Thuấn hộ thuyết nhi nhân biện chi, bất năng trị tam gia.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Giữ pháp luật quản trị đất nước, bỏ pháp luật đất nước hỗn loạn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53767 sec| 1129.359 kb