Những điều cần biết về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

Các quyền Sở hữu trí tuệ được Nhà nước bảo hộ. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị pháp luật xử lý. 

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Thế nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

 

 

Tinh thần cơ bản của hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ  tại Việt Nam gồm: các hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28); hành và xâm phạm các quyền liên quan (Điều 35), hành vi xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 126, 127, 129); và hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (Điều 188).

 

 

Khi được yêu cầu tư vấn, xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ, Luật sư cần kiểm tra và xác định đủ các căn cứ như đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét, người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép hành vi xảy ra tại Việt Nam. 

 

 

Cách xác định đối tượng có thuộc phạm vi bảo hộ hay không?

 

 

Để xác định đối tượng xem xét có thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ hay không, trước hết cần xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng đang được bảo hộ quyền. Đối với các đối tượng mà quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở đăng ký, phạm vị bảo hộ của đối tượng được xác định trong Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Đối với các đối tượng mà quyền sở hữu không được xác lập trên cơ sở đăng ký, phạm vi bảo hộ được quy định trong các điều luật nội dung về các đối tượng này. Việc xác định có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét hay không đòi hỏi việc hiểu rõ bản chất của đối tượng bị xâm phạm, kiến thức, kỹ năng so sánh và đánh giá các dấu hiệu, đặc điểm, quy trình, sản phẩm, thiết kế... của đối tượng Sở hữu trí tuệ bị xem xét với các yếu tố tương đương của các đối tượng được bảo hộ. 

 

 

(i) Đối với sáng chế, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu sản phẩm bộ phận sản phẩm quy trình bị xem xét được coi là trùng hoặc tương đương với sản phẩm/bộ sản phẩm quy trình được bảo hộ theo một điểm nào đó (độc lập và phụ thuộc của Yêu cầu bảo hộ thuộc Bằng độc quyền sáng chế nếu tất cả các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật cơ bản được nêu trong điểm đó đều có mặt trong sản phẩm bộ sản phẩm quy trình bị xem xét dưới dạng trùng hoặc tương đương được coi là trùng nhau nếu dấu hiệu đó có cùng bản chất, cùng mục đích sử dụng, cùng cách thức đạt được mục đích và cùng mối quan hệ với các dấu hiệu khác nêu trong yêu cầu bảo hộ; được coi là tương đương với nhau nếu có bản chất tương tự nhau hoặc có thể thay thế cho nhau, có mục đích gi dụng và cách thức để đạt được mục đích sử dụng cơ bản giống nhau. 

 

 

(ii) Đối với kiểu dáng công nghiệp, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu trên sản phẩm hoặc phần sản phẩm nghi ngờ có tập hợp đặc điểm tạo dáng tạo thành bản sao, hoặc về bản chất là bản sao của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

 

 

(iii) Đối với nhãn hiệu, yếu tố trong đối tượng bị xem xét được xác định là xâm phạm quyền nếu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. 

 

 

Nguyên tắc đánh giá sự trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, về cơ bản, đã được đề cập ở phần đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Phải bảo đảm chắc chắn rằng: người thực hiện hành vi không phải là chủ thể quyền Sở hữu trí tuệ và không phải là người được phép thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật, ví dụ: không phải là người được chủ sở hữu quyền chuyển giao quyền sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng. Khi có căn cứ về việc xâm phạm quyền, Luật sư có thể tiếp tục củng cố và hoàn thiện chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền; yêu cầu giám định về hành vi xâm phạm quyền, dự trù kinh phí, đề xuất phương án, cách thức xử lý hành vi xâm phạm quyền...

 

 

Trong thực tế, có nhiều hình thức giải quyết tranh chấp và xử lý hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ: giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải; xử lý xâm phạm quyền bằng biện pháp hành chính; bằng biện pháp kiện dân sự; hoặc khởi tố hình sự. Tùy thuộc vào từng hình thức mà sự trợ giúp của Luật sư sẽ có những nội dung và quy trình khác nhau.

 

 

 

 

0 bình luận, đánh giá về Những điều cần biết về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.37089 sec| 941.945 kb