Hiến pháp năm 1946
1- Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1946
Sau khi đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” lịch sử ngày 02/9/1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 03/9/1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ; một trong những nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng hiến pháp, về vấn đề hiến pháp, Người viết: “Trước chủng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chê độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có hiên pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ”.
Ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời ban hành sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945, Ban dự thảo đã hoàn thành công việc và Bản dự thảo được công bố cho toàn dân thảo luận. Hàng triệu người Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp ý kiến cho Bản dự thảo Hiến pháp chứa đựng mơ ước bao đời của họ về độc lập và tự do.
Ngày 02/3/1946, trên cơ sở Bản dự thảo Hiến pháp của Chính phủ, Quốc hội (khoá I, kì họp thứ nhất) đã thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 người đại biểu của nhiều tổ chức, đảng phái khác nhau do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ban dự thảo có nhiệm vụ tổng kết các ý kiến đóng góp của nhân dân và xây dựng Bản dự thảo cuối cùng để đưa ra Quốc hội xem xét và thông qua.
Ngày 28/10/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội, kì họp thứ hai của Quốc hội khoá I đã khai mạc. Ngày 09/11/1946, sau hơn 10 ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta với 240 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Do hoàn cảnh chiến tranh mà Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố, việc tổ chức tổng tuyển cử bầu Nghị viện nhân dân không có điều kiện thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Ban thường vự Quốc hội luôn luôn dựa vào tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 1946 để điều hành mọi hoạt động của Nhà nước.
2- Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu, 7 chương và 70 điều.
Lời nói đầu xác định nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thố, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ. Lời nói đầu còn xác định ba nguyên tắc cơ bản của hiến pháp. Đó là những nguyên tắc sau đây:
- Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo;
- Đảm bảo các quyền tự do dân chủ;
- Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp đều được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản trên. Chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản của Hiến pháp năm 1946.
Xây dựng trên nguyên tắc đoàn kết toàn dân, Điều 1 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Nước Vỉệt Nam ỉà một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bỉnh trong nước ỉà của toàn thế nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử phát triển của Nhà nước Việt Nam. Lần đầu tiên ở nước ta cũng như ở Đông Nam Á, một Nhà nước dân chủ nhân dân được thành lập. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, hình thức chính thể là hình thức cộng hoà. Đó là bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tư tưởng dân chủ. Quy định trên đây cũng đề cao tính dân tộc của Nhà nước.
Tuân thủ nguyên tắc “đảm bảo các quyền tự do dân chủ”, Hiến pháp năm 1946 rất chú trọng đến chế định công dân. Điều đó thế hiện ở chỗ Hiến pháp có 7 chương thì Chương II dành cho chế định công dân. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam được đảm bảo các quyền tự do, dân chủ. Điều 10 Hiến pháp quy định: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuât bản, tự do tố chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi ỉạỉ trong nước và ra nước ngoàỉ Phải nói rằng Hiến pháp năm 1946 là một bản hiến pháp dân chủ rộng rãi. Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi công dân được pháp luật ghi nhận (Điều 6 và Điều 7 Hiến pháp năm 1946). Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, phụ nữ được ngang quyền với nam giới trong mọi phương diện. Với bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, công dân Việt Nam được hưởng quyền bầu cử, nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình bầu ra khi họ không tỏ ra xứng đáng với danh hiệu đó.
Dựa trên nguyên tắc thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân, hình thức nhà nước theo Hiến pháp năm 1946 có nhiều nét độc đáo đáng chú ý. Theo quy định của Hiến pháp, Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chính phủ. Mặt khác, Chủ tịch nước có quyền phủ quyết. Quyền đó thể hiện ở Điều 31 và Điều 54 Hiến pháp năm 1946. Điều 31 Hiến pháp năm 1946 quy định: "Những luật đã được Nghị viện biếu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bổ chậm nhất là 10 hôm sau khỉ nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ẩy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phảỉ ban bố”. Còn ở Điều 54 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Trong hạn 24 giờ sau khỉ Nghị viện biểu quyết không tín nhỉệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vẩn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại”. Như vậy, hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946 phần nào giống hình thức cộng hoà tổng thống. Nhưng Chủ tịch của nước ta theo Hiến pháp năm 1946 không phải do cử tri trực tiếp bầu ra mà do Nghị viện nhân dân bầu ra. Mặt khác, Chủ tịch nước chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Thủ tướng chọn Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Chính phủ chịu sự kiểm soát của Nghị viện. Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức. Những quy định trên cho thấy hình thức chính thể của Nhà nước ta theo Hiến pháp năm 1946 là hình thức kết hợp giữa cộng hoà tổng thống và cộng hoà nghị viện. Những nét độc đáo của nó còn thể hiện ở chỗ nó không hề giống hoàn toàn hình thức chính thể của những nước cùng có hình thức pha trộn như Pháp, Phần Lan, Bồ Đào Nha...
Qua những nét phân tích trên chúng ta thấy rằng Hiến pháp đầu tiên của nước ta - Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kì một bản hiến pháp nào trên thế giới.
Về kĩ thuật lập pháp, Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp cô đọng, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người. Nó là một bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Phó giám đốc của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Hiến Pháp - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm