Khái niệm li hôn
Li hôn là hiện tượng xã hội với ý nghĩa thực chất là chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, là việc vợ chồng “bỏ nhau”. Theo Bản giải nghĩa một số từ ngữ được sử dụng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, li hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3).
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, hôn nhân (trong đó có li hôn) là hiện tượng xã hội, mang tính giai cấp sâu sắc. Pháp luật của nhà nước phong kiến, tư sản thường quy định hoặc là cấm vợ chồng li hôn, hoặc đặt ra các điều kiện hạn chế quyền li hôn của vợ chồng, hoặc quy định giải quyết li hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ chồng; chỉ thể hiện hình thức chứ không dựa trên bản chất của hôn nhân. Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình ở nước ta dưới thời phong kiến, thực dân đã thể hiện cụ thể luận điểm trên. Dưới chế độ cũ, quyền yêu cầu li hôn và các duyên cớ li hôn theo luật định thường dựa trên quan hệ “bất bình đẳng” giữa vợ chồng. Li hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội. Trong những năm gần đây, các việc li hôn ở nước ta và các nước trên thế giới gia tăng đáng kể. Những nguyên nhân, lí do li hôn cũng rất đa dạng, phức tạp. Vì vậy, muốn giải quyết li hôn chính xác, vừa bảo đảm quyền tự do li hôn chính đáng của vợ chồng, vừa bảo đảm lợi ích của gia đình và xã hội, thẩm phán cần phải nắm vững quy định của pháp luật, điều tra, tìm hiểu kĩ nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của mỗi đương sự, đồng thời phải lưu ý đến các đặc điểm về tình hình kinh tế - chính trị và xã hội tác động vào quan hệ hôn nhân trong thời điểm giải quyết li hôn, để kết hợp đúng đắn đường lối chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước đối với việc giải quyết từng loại án kiện về li hôn.
Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay quy định vấn đề li hồn với quan điểm vừa tôn trọng, bảo vệ quyền tự do li hôn chính đáng của vợ chồng, vừa quy định giải quyết li hôn có lí, có tình; bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát quyền tự do li hôn của vợ chồng vì lợi ích gia đình và xã hội.
Li hôn là một mặt của quan hệ hôn nhân. Nếu kết hôn là hiện tượng bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng thì li hôn là hiện tượng bất bình thường; là mặt trái của hôn nhân nhung là mặt không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Trong trường hợp đó, li hôn là cần thiết cho cả vợ chồng và cho xã hội; vì nó giải phóng cho tất cả mọi người, cho cả vợ chồng, các con cũng như những thành viên trong gia đình thoát khỏi xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong cuộc sống chung. Thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện và tiến bộ, bảo đảm quyền tự do hôn nhân bao gồm quyền tự do kết hôn của nam, nữ và quyền tự do li hôn của vợ chồng. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quyền yêu cầu li hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật là quyền nhân thân gắn liền với nhân thân của vợ, chồng; chỉ có vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu li hôn. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét xử li hôn là Tòa án nhân dân.
Hiện nay, xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội và nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng; Luật Hồn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định mở rộng phạm vi người có quyền yêu cầu li hôn. về nguyên tắc, thường chỉ có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng mới có quyền yêu cầu li hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết (ngoại lệ), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã dự liệu: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết li hôn khỉ một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, ỉàm chủ được hành vỉ của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo ỉực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tỉnh thần của họ” (khoản 2 Điều 51). Quy định này là cần thiết và là một trong những quy định mới của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. vấn đề đặt ra: Pháp luật tố tụng dân sự chưa dự liệu cụ thể thứ tự ưu tiên thực hiện quyền yêu cầu li hôn trong trường họp (ngoại lệ) này. Vỉ dụ: Cha, mẹ, người thân thích của bên vợ hay bên chồng được thực hiện quyền yêu cầu li hôn?
Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do li hôn chính đáng của vợ chồng, không thể cấm hoặc đặt ra những điều kiện nhằm hạn chế quyền tự do li hôn. Li hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền li hôn của mình. Nhà nước bằng pháp luật không thể cưỡng ép nam nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau; đồng thời, cũng không thể bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhân khi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thể đạt được. Việc giải quyết li hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ. Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, các con và các thành viên gia đình. Theo Lênin: “Thực ra tự do lỉ hôn tưyệt không có nghĩa là làm “tan rã ” những moi liên hệ gia đình mà ngược lạỉ, nỏ củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thế có và vững chắc trong một xã hội văn minh Quyền tự do li hôn là quyền chính đáng và bình đẳng giữa vợ chồng. “Người ta không thể là một người dân chủ và xã hội chủ nghĩa nếu ngay từ bây giờ không đòi quyền hoàn toàn tự do li hôn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đổi với phụ nữ. Tuy hoàn toàn chẳng khó khăn gì mà không hỉểu được rằng khỉ ta thừa nhận cho phụ nữ tự do bỏ chồng thì không phải là ta khuyên tất cả họ bỏ chồng”.
Nhà nước bảo hộ hôn nhân, bảo đảm quyền tự do li hồn của vợ chồng không có nghĩa là giải quyết li hôn tùy tiện, theo ý chí, nguyện vọng của vợ chồng muốn sao làm vậy, mà bằng pháp luật, Nhà nước kiểm soát việc giải quyết li hôn. Bởi vì, trong quan hệ hôn nhân, không phải chỉ có lợi ích riêng tư của vợ, chồng mà còn có lợi ích của Nhà nước và xã hội thể hiện qua những chức năng cơ bản của gia đình - tế bào của xã hội và lợi ích của con cái - thành viên của gia đình và xã hội. Phê phán quan điểm vợ chồng chỉ chú ý đến hạnh phúc cá nhân, xin lị hôn một cách tùy tiện, C.Mác chỉ rõ: “Họ đứng trên quan đỉểm coi hạnh phủc cá nhân của mình là mục đích của cuộc sống, họ chỉ nghỉ đến hai cá nhân mà quên mất gia đình. Họ quên rằng, hầu như mọi sự tan vỡ của hôn nhân đều là sự tan vỡ của gia đình và quên rằng, ngay cả khỉ đứng trên quan diêm thuần tủy pháp ỉỉ, hoàn cảnh của con cáỉ và tài sản của chủng cũng không thể bị lệ thuộc vào sự xử lí tùy tiện của bố mẹ, vào việc bố mẹ muốn sao làm vậy. Neu như hôn nhân không phải là cơ sở của gia đình thì nó cũng không phải là đoi tượng của công việc lập pháp, vỉ dụ như tình bạn chẳng hạn. Như vậy, chỉ cỏ ỷ chỉ cả nhân, hay nói đúng hơn là ỷ muốn tùy tiện của vợ chồng, là được chú ỷ; còn ỷ chỉ của hôn nhân, thực chất đạo đức của mối quan hệ này thì chưa được chú ý tới”... và như vậy, thông qua pháp luật, Nhà nước bảo vệ lợi ích của gia đình, của xã hội bằng việc xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, xác định “trong những điều kiện nào thì hôn nhân không còn là hôn nhân nữa ”. Đó chính là việc Nhà nước quy định căn cứ để giải quyết li hôn.



TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm