Khái niệm Luật sư

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn phải là một Luật sư tử tế".

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Khái niệm Luật sư

Luật sư được biết tới với những tên gọi khác nhau tại nhiều nước khác nhau, nhưng nội hàm chung Luật sư đều dùng để nói về người có chức danh phù hợp với việc Hành nghề Luật sư. Luật sư - thuật ngữ chung nhất là Lawyer hoặc Legal Practitioner (Người hành Nghề Luật) hay cổ hơn nữa là "Men of The Court". 

Barrister và Solicitor là hai thuật ngữ chuyên biệt chỉ Luật sư ở Anh và Australia. Hai thuật ngữ này xuất hiện ở Anh khoảng cuối Thế kỉ  thứ 16 đầu Thế kỉ thứ 17. Barrister (còn gọi là Advocate ở Scotland và Ấn Độ) là Luật sư chuyên đảm nhiệm việc tranh tụng tại Toà án, còn Solicitor là Luật sư chuyên tư vấn pháp lý, lo chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục giấy tờ pháp lý. Ở Mỹ, người ta lại dùng các thuật ngữ Attorney để chỉ Luật sư. Thuật ngữ Attorney có gốc là một từ tiếng Pháp à Tourner, có nghĩa là thay mặt, nhân danh ai đó. Các Attorney ở Mỹ có hai loại là Agent và Pleader.

Liên hệ

I- TƯ CÁCH PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ

Luật sư tại Việt Nam là người có “Tư cách pháp lý Luật sư" theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng và cơ quan tố tụng, phù hợp với quy định pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Tư cách pháp lý Luật sư thuộc tính chính trị - pháp lý của một chủ thể (cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, quốc gia, tổ chức quốc tế hay các chủ thể khác) khi tham gia vào một hoặc nhiều quan hệ pháp luật nhất định. Tư cách pháp lý của chủ thể Luật sư cách thức thể hiện chức năng, vị trí, vai trò của chủ thế dựa trên địa vị pháp lý của chủ thé đó trong quan hệ pháp luật, gắn liền với quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý phát sinh từ quan hệ pháp luật. Tư cách pháp lý là nền tảng để xác định quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên chủ thể trong quan hệ pháp luật cụ thể. Từ đây, có thể hiểu:

Tư cách pháp lý Luật sư là cách thức thể hiện chức năng, vị trí, vai trò, sứ mệnh nghề nghiệp, phù hợp với địa vị pháp lý Luật sư, với pháp luật về Luật sư và quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Tư cách pháp lý Luật sư gồm có tư cách chung và tư cách riêng. Tư cách chung được xác định thông qua việc bổ nhiệm chức danh Luật sư, áp dụng đối với công dân Việt Nam, đáp ứng đủ: (i) Các tiêu chuẩn trở thành Luật sư, theo quy định của Luật Luật sư hiện hành về năng lực chủ thể hành nghề; về nhân thân; về trình độ đào tạo; chuẩn mực đạo Luật Luật sư; (ii) Điều kiện để bổ nhiệm Luật sư theo quy định của Luật Luật sư hiện hành tại Việt Nam. Tư cách pháp lý Luật sư cá thể hóa đối với cá nhân nên không kiêm nhiệm tư cách pháp lý của những nghi luật khác trong cùng thời gian cá nhân đang sở hữu tư cách pháp lý Luật sư. Tư cách riêng được xác định trong từng giao dịch cung cấp dịch vụ pháp lý cụ thể, trên cơ sở tư cách chủ thể của khách hàng trong quan hệ pháp luật cụ thế và yêu cầu về dịch vụ pháp lý mà khách hàng muốn Luật sư cung cấp (tư vấn pháp luật/đại diện ngoài tố tụng/đại diện theo ủy quyền/bào chữa cho bị cáo/bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nguyên đơn - bị đơn).

Xem thêm: Nghề Luật sư

II- CĂN CỨ NHẬN DIỆN TƯ CÁCH PHÁP LÝ LUẬT SƯ

Đối với bất kỳ cá nhân nào muốn cung cấp dịch vụ pháp lý theo nhu cầu xã hội thì trước hết người đó phải có tư cách pháp lý Luật sư hợp pháp để hành nghề. Cơ sở để xác định tư cách pháp lý là Luật sư “'Thẻ Luật sư”, được cấp một cách hợp lệ bởi chủ thể có thẩm quyền. Quá trình đó một cá nhân được cấp thẻ Luật sư thông thường phải trải qua thời gian vật chất tương ứng với các bậc đào tạo trình độ cử nhân luật, đào tạo, tập sự NLS và tuân thủ trình tự, thủ tục pháp lý theo Luật Luật sư. Tại Việt Nam, thời gian tối thiểu Luật sư 06 năm đối với quá trình đào tạo diễn ra liên tục, thuận lợi, không bị ngắt quãng, kết hợp với đáp ứng đủ những điều kiện khác của Luật Luật sư hiện hành.

Điểm cần lưu ý, Thẻ Luật sư đi với tư cách pháp lý Luật sư của một cá nhân sẽ không còn giá trị pháp lý nếu ngươi có thẻ nhưng không hành nghề thực tế. Trong trường hợp này, tư cách pháp lý Luật sư hợp pháp có thế bị chấm dứt do bị thu hồi Thẻ Luật sư không hành nghề trong thời gian hai năm, kể từ khi được cấp thẻ.

Tư cách pháp lý Luật sư gắn với cá nhân từ khi chính thức nhận thẻ Luật sư và hành nghề thực tế. Trong quá trình hành nghề, Thẻ Luật sư có thể bị thu hồi để chấm dứt tư cách pháp lý Luật sư vì những lý do khách quan, chủ quan theo quy định của Luật Luật sư (như do có sự thay đổi của pháp luật, của sự thay đổi về điều kiện sống, làm việc, năng lực hành nghề của cử nhân, do người hành nghề bị xử lý kỷ- luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư, bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề Luật sư cơ thời hạn, bị kết án bằng bản án có hiệu lực của Tòa án có thẩm quyền). Việc khôi phục lại tư cách này có thể được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư hiện hành (Điều 19 Luật Luật sư năm 2006).

3- Phạm vi, lĩnh vực sử dụng hợp pháp tư cách pháp lý Luật sư:

Đối với người hành nghề Luật sư, phạm vi và lĩnh vực hành nghề là một trong số yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng và thực tế sử dụng tư cách pháp lý Luật sư. Yếu tố phạm vi đề cập trong Luật Luật sư hiện hành liên quan đến trường hợp có sự hạn chế nhất định đối với tư cách hành nghề cá nhân của Luật sư Việt Nam hoăc tư cách Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Ngoài hai trường hợp trên, tư cách Luật sư Việt Nam của mỗi cá nhân nói chung không bị giới hạn trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, xét trong từng giao dịch pháp lý cụ thể, giới hạn phạm vi tư cách Luật sư lại chịu sự chi phối của yêu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý được đưa ra từ phía khách hàng và chấp thuận của Luật sư. Biết và xác định rõ giới hạn phạm vi công việc vừa Luật sư yêu cầu pháp lý, vừa Luật sư kỹ năng nghiệp vụ cơ bản đến Luật sư không vượt ra khỏi phạm vi tư cách pháp lý của minh, tránh rủi ro nghề nghiệp và xảy ra tranh chấp với khách hàng.

Theo quy định của Luật Luật sư và pháp luật liên quan, dịch vụ pháp lý mà Luật sư được quyền cung cấp cho khách hàng tại thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam được mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực. Trong các lĩnh vực mà Luật sư được phép thực hiện dịch vụ pháp lý, điều căn bản Luật sư khả năng thực tế của từng cá nhân tiếp cận thị trường dịch vụ trong điều kiện cạnh tranh nghề nghiệp ngày càng cao.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Luật sư và Đạo đức Nghề Luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái niệm Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
5.50164 sec| 1099.188 kb