Khái niệm và phân loại của quan hệ pháp luật
Nội dung bài viết
- 1- Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính
- 2- Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
- [a] Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
- [b] Căn cứ vào tính chất của quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
- [c] Căn cứ các lĩnh vực phát sinh quan hệ, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
1- Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là một loại quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính lên quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm của quan hệ pháp luật nói chung như:
- Mang tính chất pháp lý;
- Thể hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật;
- Được bảo đảm bằng quyền lực nhà nước.
Quan hệ pháp luật hành chính có một số đặc điểm sau:
- Một bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính là cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước (mang tính quyền lực nhà nước – được sử dụng quyền lực nhà nước).
- Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý hành chính nhà nước và đối tượng quản lý hành chính nhà nước không bình đẳng; chủ thể quản lý hành chính nhà nước có ưu thế hơn đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
- Các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính thông thường được giải quyết theo thủ tục hành chính (trừ một số trường hợp được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính).
Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest
2- Phân loại quan hệ pháp luật hành chính
[a] Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ - quan hệ pháp luật hành chính giữa các chủ thể lệ thuộc về mặt tổ chức.
Ví dụ: Quan hệ giữa Thủ tường Chính phủ với các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quan hệ giữa bộ trưởng với các vụ trưởng thuộc bộ; quan hệ giữa Chủ tịch ủy ban nhân dân với giám đốc các sở trực thuộc ủy ban nhân dân…
- Nội dung quan hệ pháp luật hành chính nội bộ là các vấn đề về công tác tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đối với cơ quan, tổ chức trực thuộc, kiện toàn tổ chức bảo đảm kỷ luật, kỷ cương hành chính nhà nước…
Quan hệ pháp luật hành chính liên hệ là quan hệ pháp luật hành chính nhà nước giữa các chủ thể không lệ thuộc về mặt tổ chức.
Ví dụ: Quan hệ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính; giữa Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp; quạn hệ giữa ủy ban nhân dân các cấp và cá nhân, tổ chức khác…
- Các quan hệ pháp luật hành chính loại này rất đa dạng và phát sinh trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
[b] Căn cứ vào tính chất của quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
Quan hệ nội dung là quan hệ pháp luật hành chính được xác lập khi các chủ thể trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ.
Quan hệ nội dung do quy phạm nội dung điều chỉnh.
Quan hệ thủ tục là quan hệ pháp luật hành chính hình thành trong quá trình các chủ thể quan hệ pháp luật hành chính thực hiện thủ tục pháp lý cần thiết bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ nội dung được nhanh chóng, đúng pháp luật.
Quan hệ pháp luật thủ tục do quy phạm thủ tục điều chỉnh.
[c] Căn cứ các lĩnh vực phát sinh quan hệ, quan hệ pháp luật hành chính được chia thành
Quan hệ pháp luật hành chính về quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
Quan hệ pháp luật hành chính về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Quan hệ pháp luật hành chính về thi đua, khen thưởng;
Quan hệ pháp luật hành chính về xử lý vi phạm hành chính…
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm và phân loại của quan hệ pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm và phân loại của quan hệ pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm