Sản phẩm
Tin tức

Khái niệm và nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phụ hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định cảu pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính là cải cách các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền; cải cách các quy định về các loại thủ tục hành chính; cải cách việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Khái niệm và phân loại quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung của hành vi do nhà nước đặt ra, được bảo đảm bằng sức mạnh của nhà nước. Quy phạm pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Khái niệm, đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức lên các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện (Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp).

Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan.

Phân loại quyết định hành chính
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Quyết định hành chính được phân loại vào tính chất pháp lý và chủ thể.

Khái niệm và đặc điểm quyết định hành chính
Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Các giai đoạn của thủ tục hành chính
Giai đoạn của thủ tục hành chính được chia thành năm giai đoạn đó là: Khởi xướng vụ việc; Xem xét và đưa ra quyết định giải quyết vụ việc; Thi hành quyết định hành chính; Khiếu nại, giải quyết khiếu nại, xem xét lại quyết định hành chính.

Phân loại thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính được xây dựng và ban hành theo các nguyên tắc sau đây: Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện; phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; công khai, minh bạch các quy định về thủ tục hành chính.

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước
Trong quản lý nhà nước, phương pháp là cách thức tác động của chủ thể quản lý đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo kế hoạch định trước. Quản lý hành chính nhà nước sử dụng các phương pháp sau đây: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế.

Hình thức quản lý hành chính nhà nước
Hình thức quản lý hành chính nhà nước là biểu hiện có tính chất tổ chức – pháp lý của những hoạt động cụ thể do chủ thể quản lý hành chính nhà nước tiến hành nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước được giao.

Khái niệm và phân loại của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật hành chính là một loại quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính lên quan hệ quản lý hành chính nhà nước. Quan hệ pháp luật hành chính được chia thành 3 căn cứ là: mối quan hệ giữa các chủ thể, quyền và nghĩa vụ các chủ thể, lĩnh vực phát sinh quan hệ.

Phân biệt quản lý nhà nước với quản lý hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ nhưng vẫn khác nhau. Quản lý nhà nước mang tính vĩ mô, bao quát mọi lĩnh vực và được thực hiện bởi toàn bộ bộ máy nhà nước. Trong khi đó, quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của quản lý nhà nước, tập trung vào hoạt động hành chính và chấp hành pháp luật, do cơ quan hành chính thực hiện.

Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là một loại quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính lên quan hệ quản lý hành chính nhà nước.