Khái quát quyền sở hữu công nghiệp

30/04/2023
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại. Quyền sở hữu công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền thương mại tự do trên thế giới. Nếu như đối tượng của QTG là các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là các sáng tạo trí tuệ liên quan trực tiếp tới lĩnh vực kỹ thuật hay thương mại nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1- Khái niệm quyền sở hữu công 

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người trong lĩnh vực công nghiệp, kinh doanh và thương mại. Quyền sở hữu công nghiệp ra đời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nền thương mại tự do trên thế giới. Nếu như đối tượng của QTG là các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là các sáng tạo trí tuệ liên quan trực tiếp tới lĩnh vực kỹ thuật hay thương mại nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sáng chế hay KDCN thông thường được khai thác tại nhà máy để tạo ra những sản phẩm phục vụ nhu cầu của đời sống, còn nhãn hiệu hoặc tên thương mại được sử dụng chủ yếu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất kinh doanh. Tuỳ thuộc vào bản chất, mồi đối tượng sở hữu công nghiệp thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng hay khả năng phân biệt trong hoạt động thương mại...

Quyền sở hữu công nghiệp được các quốc gia công nhận và sử dụng từ lâu như phương tiện quan trọng để phát triển nền kinh tế dựa trên khoa học công nghệ, khuyến khích hoạt động sáng tạo, phổ biến và áp dụng các kết quả sáng tạo, khích lệ hoạt động kinh doanh, thương mại trung thực nhằm góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Dưới góc độ khách quan, quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sáng tạo, sử dụng, định đoạt, bảo vệ các sản phẩm trí tuệ và thành quả đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại. Dưới góc độ chủ quan, quyền sở hữu công nghiệp là quyền dân sự của chủ thể được pháp luật ghi nhận và bảo hộ đối với các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp.

Khoản 4 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cả nhãn đổi với sáng chế, KDCN, TKBT mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh ”.

2- Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp

Là một bộ phận cấu thành quan trọng của quyền SHTT, quyền sở hữu công nghiệp cũng mang đầy đủ các đặc điểm của quyền SHTT.

Thứ nhất, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp phải là sản phẩm sáng tạo trí tuệ của con người. Những sự vật, hiện tượng vốn có, thuộc về thế giới tự nhiên, không phải do con người tạo ra bằng trí tuệ của mình thi không được bảo hộ. Tuy nhiên, việc ứng dụng các quy luật tự nhiên để tạo ra một thứ mới hoặc hiệu quả hơn so với những thứ đã tồn tại thì sẽ được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật của từng quốc gia.

Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền trong việc khai thác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp và quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó. Đương nhiên, để được hưởng sự độc quyền đó thi chủ sở hữu cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ơong các trường hợp pháp luật quy định hoặc cần phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng lợi ích công cộng, có nghĩa vụ nộp các khoản phí theo quy định pháp luật...

Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp mang tính lãnh thổ. Điều này có nghĩa là chú thế quyền thực hiện các thủ tục xác lập quyền hoặc có căn cứ xác lập quyền ở đâu thì chi được hường và thực thi quyền sở hữu công nghiệp tại lãnh thổ tương ứng theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc các ĐƯQT có liên quan.

Thứ tư, quyền sở hữu công nghiệp là quyền được bảo hộ có thời hạn, mỗi quốc gia đều có quy định về thời hạn cụ thể được hưởng độc quyền đối với từng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Khi hết thời hạn bảo hộ, các đối tượng sở hữu công nghiệp đó sẽ thuộc về công chúng và bất kỳ ai đều có thể sử dụng mà không cần phải có sự cho phép của chủ sở hữu.

Thứ năm, quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản trí tuệ, do vậy có thể thực hiện các giao dịch đối với các quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có thể chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho người khác sử dụng và thu lại khoản phí tương xứng.

So với QTG, quyền sở hữu công nghiệp có các đặc trưng sau:

Về đối tượng. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là các tài sản trí tuệ luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những đối tượng này là kết quả của quá trình đầu tư nghiên cứu sáng tạo nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. sở hữu công nghiệp liên quan đến những sáng tạo dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, TKBT, nhan hiệu, tên thương mại, bí mật và chỉ dẫn địa lý. Sáng chế thông thường được khai thác tại nhà máy, trong khi nhãn hiệu hoặc tên thương mại được sử dụng chủ yếu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất, kinh doanh.

Về điều kiện bảo hộ. Tuỳ thuộc vào bản chất của đối tượng sở hữu công nghiệp, mỗi đối tượng sở hữu công nghiệp thường phải đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ nhất định như tính mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng hay khả năng phân biệt...

Về căn cứ xác lập quyền. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập chủ yếu thông qua việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đổi với hầu hết các đối tượng sở hữu công nghiệp, thủ tục đăng ký xác lập quyền là thủ tục bắt buộc, trừ một số đối tượng đặc thù như bí mật, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng... được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư và sử dụng hợp pháp trong thực tiễn.

Về phạm vi bảo hộ. Khác với QTG chi bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo, pháp luật sở hữu công nghiệp trao cho chủ sở hữu đối tượng độc quyền sử dụng, khai thác những giải pháp, ý tưởng sáng tạo hoặc ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời hạn bảo hộ. Nói cách khác, quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ độc quyền nội dung ý tưởng sáng tạo.

Về thời hạn bảo hộ: Quyền sở hữu công nghiệp thường có thời hạn bảo hộ ngắn hơn so với QTG. Ví dụ, trong pháp luật của hầu hết các quốc gia, sáng chế được bảo hộ trong thời hạn tối đa 20 năm, giải pháp hữu ích trong 10 năm, nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm và có thể gia hạn... Thời hạn này được coi là khoảng thời gian hợp lý cho việc khai thác thương mại để bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tạo và thu lợi nhuận của chủ sở hữu, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và không gây rào cản đối với sự tiếp cận của công chúng đối với các kết quả sáng tạo. Một số đối tượng sở hữu công nghiệp không mang đặc tính kỹ thuật, do đó, thời hạn bảo hộ dài không làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của công chúng cũng như sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Các đối tượng này có thời hạn bảo hộ không xác định, thậm chí có thể được bảo hộ vô thời hạn như bí mật, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý...

3- Phân loại 

Tuỳ thuộc vào tính chất, các đối tượng sở hữu công nghiệp thường được phân chia thành các nhóm:

• Các giải pháp kỹ thuật: như sáng chế, KDCN, TKBT mạch tích hợp

Sáng chế, KDCN, TKBT mạch tích hợp là những đối tượng mang đặc tính sáng tạo về kỹ thuật, thường phải đáp ứng các yêu cầu về tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp, chủ yếu được khai thác trong hoạt động sản xuất công nghiệp để tạo ra những sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống, xã hội. Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng này chỉ phát sinh trên cơ sở văn bằng bảo hộ được cấp thông qua thủ tục đăng ký, nếu đáp ứng được các điều kiện bảo hộ do pháp luật quy định. Xuất phát từ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và lợi ích chung của xã hội, các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính kỹ thuật thường có thời hạn bảo hộ ngắn so với thời hạn bảo hộ của các đối tượng thuộc nhóm chỉ dẫn thương mại. Bên cạnh đó, quyền sở hữu cũng bị giới hạn trong những trường hợp để bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

• Các chỉ dẫn thương mại như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý

Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn thương mại được các chủ thể kinh doanh sử dụng trong thương mại (như trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, trong quảng cáo, tiếp thị...) nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ. Các đối tượng này thường phải đáp ứng điều kiện có khả năng phân biệt, không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang chỉ dẫn. Quyền sở hữu công nghiệp có thể xác lập thông qua thủ tục đăng ký hoặc trên cơ sở thực tiễn sử dụng trong kinh doanh. Thời hạn bảo hộ các đối tượng này có thể kéo dài, thậm chí là vô thời hạn do việc bảo hộ không gây rào cản đối với sự tiếp cận của công chúng đối với các kết quả sáng tạo.

• Bí mật kinh doanh:

bí mật là đối tượng sở hữu công nghiệp khá đặc biệt vì những thông tin được coi là bí mật có thể gắn với hoạt động thương mại (mang tính thương mại) hoặc thuần tuý là những bí quyết kỹ thuật (mang tính kỹ thuật). Do bản chất bí mật có tính “bí mật” nên bí mật có điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền cũng như nội dung bảo hộ riêng biệt.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Khái quát quyền sở hữu công nghiệp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.67672 sec| 970.781 kb