Pháp trị: Khen thưởng phải đi đôi, trách phạt phải song hành

"Thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành" (Ban thưởng và khen ngợi phải đi đôi với nhau, chê bai và xử phạt phải cùng được sử dụng).

Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc

Pháp trị: Khen thưởng phải đi đôi, trách phạt phải song hành

Hàn Phi Tử cho rằng, để pháp luật có thể phát huy được tác dụng lớn nhất trong việc trị nước, thì nhà vua phải làm cho pháp luật được rõ ràng, nhất quán, không thể có sự mâu thuẫn, trước sau xung đột. Thưởng và phạt phải tương xứng với công và tội; khen ngợi và chê bai cũng phải tương xứng với thưởng và phạt.

Nếu ban thưởng và khen ngợi không tương xứng với nhau, thì người dân sẽ do dự không quyết, vì mọi người coi trọng ban thưởng và khen ngợi như nhau. Nếu người được thưởng bị gièm pha, thì sự khen thưởng ấy không đủ để khuyến khích mọi người hành thiện. Còn nếu người chịu phạt được khen ngợi, thì hình phạt ấy không dù để ngǎn chặn mọi người làm việc xấu. 

Liên hệ

Thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành

Sự phiền loạn của hình phạt là những sai lầm trong ban thưởng và khen thưởng mà ra. Ban thưởng và khen ngợi không tương xứng với nhau, thì thần dân sẽ do dự không quyết, vì mọi người coi trọng ban thưởng và khen ngợi như nhau. 

Nếu người được thưởng bị gièm pha, thì sự khen thưởng ấy không đủ để khuyến khích mọi người hành thiện. Còn nếu người chịu phạt được khen ngợi, thì hình phạt ấy không dù để ngǎn chặn mọi người làm việc xấu. 

Nguyên tắc cai trị đất nước của vị vua anh minh là ban thưởng và khen ngợi phải đi đôi với nhau, chê bai và xử phạt phải cùng được sử dụng. Như vậy thần dân sẽ không cảm thấy vinh dự khi nhận được những phần thưởng không phù hợp và có sự chê bai tương ứng dành cho người bị xử phạt. 

Hàn Phi Tử cho rằng, để pháp luật có thể phát huy được tác dụng lớn nhất trong việc trị nước, thì nhà vua phải làm cho pháp luật được rõ ràng, nhất quán, không thể có sự mâu thuẫn,trước sau xung đột. 

Cụ thể là, trên nguyên tắc thưởng phạt, thưởng và phạt phải tương xứng với công và tội; khen ngợi và chê bai cũng phải tương xứng với thưởng và phạt. Tóm lại là, tất cả những danh, lợi người ta có được đều phải đảm bảo thống nhất với pháp luật. Chỉ có như vậy lệnh cấm mới được thực thi từ đầu đến cuối. 

Nếu khen ngợi, chê bai không tương xứng với thưởng phạt, người phạm tội lại còn được danh được lợi, thì lệnh cấm không có tác dụng, mọi người cũng không phục tùng theo. Đây chính là mưu trí “thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành” hay còn gọi là “dự phụ kỳ thưởng, huỷ tùy kỳ phạt" của Hàn Phi Tử.

Ở nước Tề, có một người chuyên khoác bộ da chó, giả làm chó đi ăn trộm. Hàng xóm của anh ta là một người bị chặt mất chân vì phạm tội. Lúc con trai của hai người này chơi đùa cùng nhau, chúng tranh nhau khoe tài năng đặc biệt của cha mình. 

Con trai của người giả chó đi ăn trộm nói: Trên áo da của người khác không có đuôi, chỉ có áo da của cha tao mới có một cái đuôi chó vừa dài vừa đẹp.

Còn con trai của người bị chặt chân nói: Mùa đông, chỉ có cha tao là không cởi quần khi đi ngủ thôi. (Người bị chặt mất chân cẩn giữ ấm khi tiết trời lạnh giá, cho nên khi đi ngủ, họ không thể không mặc “kinh y” - quần của người khuyết tật).

Trẻ con vẫn là trẻ con. Chúng dễ dàng cho những chuyện chẳng tốt đẹp gì, thậm chí chuyện đáng xấu hổ là chuyện vô cùng vẻ vang, cần được tán thưởng. Đối với sự ấu trĩ như thế này của bọn trẻ, ngoài cười trừ ra, chúng ta cũng chẳng có gì để chỉ trích. Nhưng nếu là người có lý trí gặp phải tình huống này, tất nhiên phải hết sức tránh né. 

Đối với các vị lãnh đạo, các nhà tổ chức, đặc biệt là các cán bộ cấp nhà nước, khi thực hành chế độ thưởng phạt, nếu để xảy ra trường hợp mục tiêu và thủ đoạn mâu thuẫn trái ngược nhau, thì đó chưa bao giờ là lựa chọn thông minh. 

Trên thực tế, Hàn Phi Tử cho rằng bậc quân vương thường phạm phải sai lầm này, nên trong rất nhiều trước tác của mình, ông đều nhắc đi nhắc lại nhà vua (người lãnh đạo) nên chọn dùng phương pháp “thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành”, đừng bao giờ nói một đằng làm một nẻo, dẫn đến kết quả chẳng việc nào thành công, lại còn lãng phí sức lực.

Hàn Phi Tử - Bát kinh

Hình chi phiền dā, danh chi mâu dā; thưởng dự bất đáng tắc dân nghi, dân chi trọng danh dữ kỳ trọng thưởng dā quân. Thưởng gỉa hữu phỉ yên, bất túc dĩ khuyến; tội giả hữu dự yên, bất túc dĩcấm. Minh chủ chi đạo,... thưởng dự đồng quỹ, phi chu câu hành. Nhiên tắc dân vô vinh vu thưởng chi ngoại, hữu phi vu phạt chi nội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua lại doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest

Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Pháp trị: Khen thưởng phải đi đôi, trách phạt phải song hành

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.40813 sec| 1088.625 kb