Kiến thức cơ bản về thủ tục rút gọn đối với Luật sư

"Khi giải quyết tranh chấp riêng tư, trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng."

 - Xiusdide

Kiến thức cơ bản về thủ tục rút gọn đối với Luật sư

Khi giải quyết vụ việc, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, tòa án có thể xét xử, giải quyết các vụ án dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự rút gọn khi các vụ án dân sự có một số điều kiện nhất định. Xét về bản chất thì vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn đơn giản hơn nhiều so với vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường. Nếu như các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục tố tụng thông thường là những mâu thuẫn, tranh chấp dân sự phức tạp, gay gắt đòi hỏi có việc tranh tụng về chứng cứ, tài liệu, căn cứ pháp lý thì các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục rút gọn lại là tranh chấp dân sự có tính chất đơn giản, rõ ràng, bị đơn thừa nhận nghĩa vụ, không có việc tranh tụng về chứng cứ, tài liệu và không có yếu tố nước ngoài.

Liên hệ

1- Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn đã xác định phạm vi loại việc có thể áp dụng thủ tục rút gọn theo hướng phải có sự tích hợp đủ các điều kiện về tính chất loại việc, nơi cư trú và không có yếu tố nước ngoài. Luật sư cần lưu ý là quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 theo hướng Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Vụ án có tình tiết đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ; tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ để giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;

- Các đương sự đều có địa chi nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

- Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, Trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam có thỏa thuận đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Tuy nhiên, quy định tại khoản 2 Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 đã mở rộng hơn phạm vi áp dụng của thủ tục rút gọn khi giảm bớt điều kiện về “các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng" và cho phép Tòa án vẫn có thể áp dụng thủ tục rút gọn trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể là đối với vụ án lao động đã được thụ lý, giải quyết theo thủ tục rút gọn mà người sử dụng lao động có quốc tịch nước ngoài hoặc người đại diện theo pháp luật của họ đã rời khỏi địa chỉ nơi cư trú, nơi có trụ sở mà không thông báo cho đương sự khác, cho Tòa án thì bị coi là trường hợp cố tình giấu địa chỉ. Tòa án vẫn giải quyết vụ án đó theo thủ tục rút gọn được quy định tại Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Việc nghiên cứu cho thấy, nếu xuất hiện một trong sáu căn cứ sau đây thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường:

- Phát sinh tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất do đó cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

- Cần phải định giá, thẩm định giá tài sản tranh chấp mà các đương sự không thống nhất về giá;

- Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Phát sinh yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập;

- Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, yêu cầu xác minh, thu thập chứng cử ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài và đương sự ở Việt Nam cỏ thỏa thuận đề nghị tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc các đương sự đã xuất trình được chứng cứ về quyền sở hữu hợp pháp tài sản và có thỏa thuận thống nhất về việc xử lý tài sản.

Luật sư cần lưu ý là theo quy định tại khoản 4 Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án có thêm thời gian để giải quyết tranh chấp, có lợi cho bị đơn nhưng khách hàng là nguyên đơn phải đối diện với bất lợi do thời hạn giải quyết vụ tranh chấp bị kéo dài hơn so với lựa chọn khởi kiện theo thủ tục thông thường ngay từ đầu.

2- Về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

Luật sư cần lưu ý những điểm đặc thù so với thủ tục tố tụng thông thường về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thời hạn gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, thời hạn Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát và thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa theo thủ tục rút gọn. 

Theo quy định tại Điều 203 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì thông thường thời hạn chuẩn bị xét xử tranh chấp về dân sự, Hôn nhân và gia đình theo thủ tục thông thường là 04 tháng (hoặc 06 tháng), kề từ ngày thụ lý vụ án; đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại và lao động thì thời hạn này là 02 tháng (hoặc 03 tháng); thời hạn mở phiên tòa theo thủ tục thông thường là 01 tháng (hoặc 02 tháng), kể từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 318 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015, trong thời hạn không quá 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, nếu xét thấy vụ tranh chấp hội đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 317 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định này.

Khoản 2 Điều 318 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 đã quy định khá chi tiết những nội dung chính cần phải có của quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn như tên Tòa án ra quyết định; Vụ án được đưa ra xét xử theo thủ tục rút gọn; Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tư (nếu có) của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có); Họ, tên Kiểm sát viên; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có); Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa; Xét xử công khai hoặc xét xử kín; Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.

Theo quy định tại Điều 318, Điều 319 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự để họ biết và có thể thực hiện các quyền tố tụng của mình như quyền khiếu nại về việc áp dụng thủ tục rút gọn, yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, quyền tham gia phiên tòa. Đây là điểm mà Luật sư cần khai thác để giúp khách hàng của mình có thể thực hiện được các quyền tố tụng mà pháp luật đã ghi nhận trong Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015. Ngoài ra, cũng theo quy định tại Điều 318, Điều 319 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn cũng phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa. Như vậy, cần lưu ý là quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp mà không phải là trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định như đối với quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử đối với các vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục thông thường. Thời hạn Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ để chuẩn bị cho việc tham gia phiên tòa theo thủ tục rút gọn chỉ là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Thay vì là 15 ngày làm việc như đối với các vụ tranh chấp được giải quyết theo thủ tục thông thường khác. Hết thời hạn 03 ngày này, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ cho Tòa án.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

3- Khiếu nại kiến nghị và giải quyết khiếu nại kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

Để bảo đảm rằng vụ tranh chấp thực sự thỏa mãn các điều kiện về áp dụng thủ tục rút gọn, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam vẫn ghi nhận đương sự có quyền khiếu nại và Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Đây là vấn đề mà Luật sư của nguyên đơn cần lưu ý để thông tin cho khách hàng biết việc khiếu nại của bị đơn và các đương sự khác hoặc kiến nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn có thể dẫn đến những hậu quả bất lợi cho nguyên đơn. Đối với Luật sư của bị đơn thì quy định này cũng là cơ sở để Luật sư giúp khách hàng thực hiện quyền được xét xử bằng một Hội đồng gồm 01 Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân theo thủ tục tranh tụng tại phiên tòa.

Trong trường hợp đương sự có khiếu nại hoặc Viện kiểm sát cùng cấp có kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn thì Chánh án Tòa án có thể có hai phương án giải quyết là giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 319 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 319 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:

- Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn;

- Hủy quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.

4- Về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn

Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo quy định tại Điều 320 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn thì việc vắng mặt đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất có thể làm cho phiên tòa bị gián đoạn như trong thủ tục tố tụng thông thường. Theo quy định tại Điều luật trên thì các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. Trường hợp bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.

Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự, Toà án xét xử tập thể không được áp dụng với thủ tục tố tụng dân sự rút gọn, toàn bộ quy trình hòa giải, xét xử đều do một Thẩm phán đảm nhiệm. Quy định này phù hợp với tinh thần cải cách của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc việc xét xử của Tòa án có Hội thẩm nhân dân tham gia; nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 thì: "Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội ý tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn" “Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn".

Việc nghiên cứu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 320 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn cho thấy, đối với thủ tục rút gọn pháp luật không bắt buộc Thẩm phán phải tiến hành hòa giải vụ án trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà việc hòa giải được kết hợp với việc tiến hành phiên tòa sơ thẩm. Sau khi Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định chung, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải (trừ trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được). Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015. Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử. Việc trình bày. tranh luận, đối đáp đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định chung tại Mục 3 Chương XIV Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về tranh tụng tại phiên tòa theo thủ tục tố tụng thông thường.

Ngoài ra, khoản 4 Điều 320 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 cũng đã quy định Thẩm phán xem xét, ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn. Trong trường hợp này thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.

5- Về hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn

Theo quy định tại Điều 321 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn thì đương sự có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát có quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm rút gọn. Bản án quyết định theo thủ tục rút gọn đã có hiệu lực pháp luật có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nếu phát hiện có sai lầm vi phạm pháp luật hoặc tình tiết mới theo quy định của Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015.

6- Về thời hạn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn

Việc quy định mỗi thời hạn 07 ngày, kề từ ngày tuyên án hoặc ngày bản án, quyết định được giao cho đương sự hoặc bản án, quyết định được niêm yết là nhằm tạo điều kiện cho đương sự được biết nội dung bản án quyết định của Tòa án có liên quan đến quyền lợi của mình để thực hiện quyền kháng cáo đồng thời cũng là giải pháp nhằm chống lại việc trì hoãn, trốn tránh không nhận bản án, quyết định của Tòa án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn được rút ngắn chỉ còn là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp chỉ còn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thay vì là 15 ngày hay 01 tháng đối với bản án sơ thẩm theo thủ tục tố tụng thông thường.

7- Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn

Luật sư cần lưu ý là thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được rút ngắn so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo quy định tại khoản 1 Điều 323 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm ra một trong các quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được rút ngắn hơn, chỉ còn 01 tháng so với thời hạn 02 hoặc 03 tháng trong thủ tục tố tụng thông thường.

Khoản 2 Điều 323 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 đã dần chiếu tới quy định tại Điều 290 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 để xác định nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn. Theo đó, quyết định này phải có các nội dung chính sau đây: ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; vụ án được đưa ra xét xử; tên, địa chỉ của nguyên đơn bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cần kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; ngày, giờ, thời gian địa điểm mở phiên tòa; xét xử công khai hoặc xét xử tên người được triệu tập tham gia phiên tòa; họ, tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán dự khuyết (nếu có); họ, tên, tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo; Viện kiểm sát kháng nghị nếu có họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát còn dự khuyết (nếu có).

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn phải được gửi ngay cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để nghiên cứu thay vì được gửi trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định như đối với quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử phúc thẩm theo thủ tục thông thường. Theo thủ tục tố tụng dân sự phúc thẩm rút gọn, thì thời hạn nghiên cứu hồ sơ của Viện kiểm sát cùng cấp được rút ngắn chỉ còn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án thay vì là 15 ngày đối với thủ tục phúc thẩm thông thường. Hết thời hạn 05 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 của Điều luật này thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử nếu xuất hiện tình tiết mới quy định tại khoản 3 Điều 317 của Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 làm cho vu án không còn đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn thì Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường. Trong trường hợp này, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 317 của Bộ luật này. Khoản 4 Điều 323 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 không quy định rõ là việc chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường là theo thủ tục sơ thẩm hay theo thủ tục phúc thẩm và thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án trong trường hợp này được tính lại theo thủ tục sơ thẩm hay theo thủ tục phúc thẩm thông thường. Do vậy, cần phải lưu ý tới các văn bản hướng dẫn hay án lệ của TANDTC về vấn đề này.

8- Về thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị

Cần lưu ý là các quy định về thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn đã được rút ngắn so với thủ tục tố tụng thông thường. Theo đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm. Như vậy, thời hạn mở phiên tòa phúc thẩm theo thủ tục rút gọn được rút ngắn hơn, chỉ còn 15 ngày so với thời hạn từ 01 đến 02 tháng trong thủ tục tố tụng thông thường. Việc xét xử phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn chỉ do một Thẩm phán tiến hành (Điều 65, Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015). Tuy nhiên, khoản 2 Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 lại quy định trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đây là một quy định chưa tương thích với quy định tại Điều 65 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 cần được lưu ý trong quá trình áp dụng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì đòi hỏi về bảo đảm quyền tham gia phiên tòa của đương sự được giảm nhẹ so với thủ tục tố tụng phúc thẩm thông thường. Việc vắng mặt đương sự tham gia phiên tòa phúc thẩm trong một số trường hợp có thể không làm cho phiên tòa bị gián đoạn như trong thủ tục phúc thẩm thông thường. Theo quy định tại khoản 2 Điều luật trên, các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm. Đương sự có quyền đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. 

Trường hợp đương sự không kháng cáo đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì các quy định về tranh tụng theo thủ tục phúc thẩm rút gọn tại các khoản 3, 4, 5 Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 tương tự như quy định về thủ tục phúc thẩm thông thường (từ Điều 301 tới Điều 307 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015) nhưng được giản lược hơn và không có quy định riêng về việc nghị án. Theo đó, Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có). Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn phúc thẩm. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.

Theo quy định tại Điều 316 Bộ Luật tố dụng dân sựnăm 2015 thì các quy định tại Phần thứ tư của Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về “Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn” sẽ được ưu tiên áp dụng để giải quyết những tranh chấp thỏa mãn một số điều kiện nhất định, đối với những vấn đề không được quy định tại Phần thứ tư này thì các quy định khác của Bộ Luật tố dụng dân sự sẽ được áp dụng đế giải quyết tranh chấp. Do vậy, tuy khoản 6 Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về cơ sở thực hiện quyền hạn của Tòa án cấp phúc thẩm trong thủ tục rút gọn nhưng có thể vận dụng tinh thần của các quy định từ Điều 308 đến 312 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm để áp dụng trong thực tiễn. Theo quy định tại khoản 6 Điều 324 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 thì mặc dù việc xét xử theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành nhưng Thẩm phán của Tòa án cấp phúc thẩm có các quyền hạn tương tự như quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm thông thường. Đó là quyền giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án: đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Nếu vận dụng tương tự tinh thần của các quy định từ Điều 308 đến Điều 312 Bộ Luật tố dụng dân sự năm 2015 về quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm thì khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có quyền giữ nguyên bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn của Tòa án cấp sơ thẩm nếu kháng cáo, kháng nghị không có cơ sở. Việc sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm sẽ được thực hiện nếu Thẩm phán của Tòa án cấp phúc thẩm đã có đủ chứng cứ, tài liệu để quyết định về vụ án.

Việc hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyên hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường sẽ được thực hiện nếu không còn đủ các điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán đã tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi; có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Việc Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn được thực hiện trong các trường hợp yêu cầu tố tụng ở cấp sơ thẩm không còn tồn tại hoặc Tòa án sơ thẩm thụ lý vụ án không đúng. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm được thực hiện nếu yêu cầu tố tụng ở cấp phúc thẩm không còn tồn tại hoặc có sự suy đoán về việc đương sự từ bỏ yêu cầu tố tụng của mình. Đây là những vấn đề cần được lưu ý trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thống nhất trên thực tế.

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự (HVTP - 2021)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kiến thức cơ bản về thủ tục rút gọn đối với Luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.65253 sec| 1184.453 kb