Kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự về bạo lực gia đình

"Người tốt không cần luật pháp để bảo mình phải hành động có trách nhiệm, còn người xấu tìm đường lách luật."

- Plato 

Kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự về bạo lực gia đình

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án về bạo lực gia đình, Luật sư cần chú ý nhóm tài liệu về các hoạt động như khám nghiệm hiện trường, tử thi, giám định để ghi chép đầy đủ chính xác, chi tiết kết quả, hiểu được đầy đủ chính xác các nội dung trong kết luận của khám nghiệm và giám định, tính chính xác các lời khai, nguồn chứng cứ trong hồ sơ. nghiên cứu kỹ biên bản thực nghiệm điều tra, đối chiếu với các lời khai để xác định lời khai có cơ sơ hay không, nội dung nào bị can, người bị hại khai báo không chính xác, không thực hiện được trong quá trình thực nghiệm điều tra và cuối cùng Luật sư nên ghi lại nội dung thống nhất giữa các lời khai, điểm mâu thuẫn, cần làm rõ để xác định tình trạng thực tế tình trạng bạo lực gia đình.

Liên hệ

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án liên quan tới Bạo lực gia đình, bên cạnh kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự nói chung, Luật sư cần lưu ý một số điểm sau đây:

1- Nghiên cứu nhóm tài liệu về các hoạt động như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định

Thực tế cho thấy phần lớn các hành vi Bạo lực gia đình là các hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Vì vậy, cũng giống như các vụ án khác thuộc nhóm tội phạm này, cơ quan tố tụng phải áp dụng các biện pháp điều tra bắt buộc để chứng minh các vấn đề của vụ án, như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, giám định, xem xét dấu vết trên thân thể... Luật sư cần nghiên cứu các tài liệu để xác định các hoạt động này đã được thực hiện đúng quy định pháp luật chưa; kết quả khám nghiệm, giám định có phù hợp với các chứng cứ khác trong vụ án hay không, đặc biệt là có phản ánh được hậu quả của hành vi bạo hành trong thời gian dài hay không... Kết luận khám nghiệm, giám định là tài liệu mang tính chuyên môn và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Vì lẽ đó, Luật sư nên: 
(i) ghi chép đầy đủ, chính xác, chi tiết kết quả khám nghiệm, giám định; 
(ii) trong trường hợp cần thiết, có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để hiểu đầy đủ, chính xác các nội dung trong kết luận khám nghiệm, giám định; 
(iii) đối chiếu kết quả khám nghiệm, giám định với các tài liệu khác trong hồ sơ vụ án, qua đó đánh giá tính chính xác của kết luận khám nghiệm, giám định và ngược lại đánh giá tính chính xác của các lời khai và các nguồn chứng cứ khác có trong hồ sơ.

2- Nghiên cứu biên bản đối chất và thực nghiệm điều tra

Do nhiều nguyên nhân nên đối chất và thực nghiệm điều tra là những biện pháp cũng thường xuyên được thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án về Bạo lực gia đình. Một trong những nguyên nhân là do bị chi phối, ràng buộc về tình cảm, nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình nên lời khai của những người này thường có sự mâu thuẫn và thay đổi.
Ngoài việc phải xem xét các biện pháp đối chất, thực nghiệm có được thực hiện đúng quy định của Bộ Luật hình sự tố tụng năm 2015 hay không, Luật sư cần nghiên cứu kỹ nội dung của các biên bản đối chất, so sánh với biên bản ghi lời khai của từng người tham gia tố tụng, xác định những điểm thống nhất, những điểm còn mâu thuẫn, nguyên nhân của sự mâu thuẫn qua đó tìm kiếm sự thật của vụ án.
Thực nghiệm điều tra cũng là hoạt động nhằm làm rõ tính chính xác của lời khai. Vì vậy, Luật sư cần nghiên cứu kỹ biên bản thực nghiệm điều tra, đối chiếu với các lời khai để xác định lời khai có cơ sơ hay không, nội dung nào bị can, người bị hại khai báo không chính xác, không thực hiện được trong quá trình thực nghiệm điều tra.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự

3- Nghiên cứu lời khai của những người tham gia tố tụng

Khi nghiên cứu nhóm tài liệu này, Luật sư cần hết sức lưu ý không bỏ qua lời khai của bất kể ai, từ lời khai của các thành viên trong gia đình, của hàng xóm đến những người trong chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Luật sư cần nghiên cứu để làm rõ những mâu thuẫn và nguyên nhân của mâu thuẫn trong gia đình, từ đó dẫn đến hành vi bạo lực; diễn biến của hành vi bạo lực (thời gian, không gian, diễn biến cụ thể, mức độ của hành vi, thiệt hại...); có hay không có sự can thiệp của chính quyền và các tổ chức đoàn thể; nhận thức và thái độ của người có hành vi bạo lực và các thành viên trong gia đình... Luật sư nên: (i) ghi lại những nội dung thống nhất giữa các lời khai; (ii) ghi lại những điểm mâu thuẫn, những điểm cần làm rõ để xác định thực tế tình trạng Bạo lực gia đình, lỗi của các bên đối với tình trạng đó, mối liên hệ giữa tình trạng Bạo lực gia đình với hành vi phạm tội của bị can... Với cả hai nhóm nội dung nêu trên, Luật sư đều cần ghi chú rõ lời khai của người tham gia tố tụng nào, tại bút lục số bao nhiêu trong hồ sơ vụ án để tiện cho việc tìm kiếm, trích dẫn và sử dụng lời khai khi bào chữa, bảo vệ.

a) Nghiên cứu nhóm chứng cứ, tài liệu về hậu quả của hành vi Bạo lực gia đình

Các tài liệu liên quan đến việc xác định hậu quả của hành vi Bạo lực gia đình không chỉ có kết luận khám nghiệm, giám định mà có thể còn bao gồm nhiều tài liệu khác, như các chứng cứ, tài liệu thể hiện những tổn thương về tâm lý hoặc những hóa đơn, chứng từ liên quan đến quá trình cấp cứu, điều trị, hay những tài liệu thể hiện thiệt hại về kinh tế, về tài sản. Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra không chỉ là tình tiết quan trọng để xem xét Trách nhiệm hình sự mà còn có ý nghĩa quyết định đến Trách nhiệm dân sự của người phạm tội nên cần phải được nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện, đầy đủ.

b) Nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu về tuổi của bị hại

Dấu hiệu tuổi của bị hại trong trường hợp bị hại, bị cáo là người chưa thành niên để xác định đúng tội danh (Trong trường hợp những tội phạm có quy định độ tuổi là dấu hiệu định tội), khung hình phạt cần áp dụng đối với bị cáo cũng như phân tích toàn diện những ảnh hưởng của hành vi Bạo lực gia đình đối với người bị hại. Trong một số vụ án về hành vi xâm hại tình dục đối với trẻ em, việc xác định tuổi của bị hại gặp nhiều khó khăn, các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng không xác định được chính xác tuổi của bị hại. Có trường hợp bị hại không có giấy khai sinh gốc, hoặc có giấy khai sinh nhưng ngày, tháng, năm sinh không chính xác hoặc giấy khai sinh chi ghi năm sinh; có vụ án cha mẹ bị hại nhớ nhầm ngày sinh của con mình (nhầm lần giữa ngày âm lịch, ngày dương lịch). Trong những trường hợp này, Luật sư cần nghiên cứư toàn bộ các tài liệu phản ánh độ tuổi của bị hại, đối chiếu vời các tài liệu khác để có đánh giá phù hợp.

c) Xem xét vật chứng 

Luật sư cần xem xét vật chứng trong mối quan hệ với các chứng cứ, tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án như kết quả khám nghiệm, giám định, các lời khai... để đánh giá vật chứng có được thu thập hợp pháp không, giữa vật chứng và các chứng cứ, tài liệu có sự phù hợp hay mâu thuẫn...


Ví dụ:
NT và chị NTL ở tổ 36 phường NT, quận L, H là hai anh em ruột. Năm 2003 chị NTL có đơn kiện ra tòa đòi phân chia quyền sử dụng đất thừa kế do bố mẹ để lại, từ đó NT và chị NTL đã phát sinh mâu thuẫn.
Khoảng 7h ngày 11/01/2018, NT ăn sáng xong đi về qua nhà chị NTL, thấy chị NTL cùng con gái vác cuốc đi làm ở dải đất ven sông. NT đi về nhà lấy 1 gậy gỗ dài khoảng 80cm, đường kính khoảng 03cm, sau đó đi ra chỗ mẹ con chị NTL đang làm cỏ, xới đất. Khi thấy NT cầm gậy ra, chị NTL bỏ chạy theo hướng mép bờ sông, NT đuổi theo dùng gậy gỗ đập vào chân chị NTL nhưng không trúng và bị rơi đôi dép nhựa xanh tổ ong ở ven triền sông. NT tiếp tục đuổi theo đến mép nước thì túm được tóc chị NTL và hai bên giằng co, xô đẩy nhau ngã xuống nước. NT đẩy chị NTL ra xa cách bờ đất khoảng l,5m và dìm xuống nước khoáng 3 đến 5 phút thì chị NTL rời tay cổ áo NT ra và chìm xuống nước. NT đi lên bờ nhìn quay lại và xác định chị NTL đã ngạt nước. Con gái NTL van xin: "Bác T ơi, bác kéo mẹ cháu lên không mẹ cháu chết mất ” NT không nói gì và đi về nhà thay quần áo, lấy xe máy bỏ trốn. Đến ngày 30/01/2018 cơ quan công an đã bắt giữ được NT.
Tại Bán kết luận giám định số 2140 ngày 24/01/2017 của Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố H xác định nạn nhân chết trôi hồi 2lh ngày 12/10/2018 là chị NTL.
Qua nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án cho thấy đã có sự mâu thuẫn giữa các chứng cứ, tài liệu :
+ Diễn biến nội dung sự kiện phạm tội xảy ra khoảng thời gian thời gian 7h - 8h sáng ngày 11/01/2018;
+ Kết luận giám định số 2140 ngày 24/10/2017 của Phòng Kỹ thuật hình sự lại xác định nạn nhân là chị NTL chết trôi hồi 21h ngày 12/10/2018.
Một điểm vô lý nữa là sự việc xảy ra sáng ngày 11/01/2018, nhưng thời gian kết luận giám định lại còn xảy ra trước khi có tội phạm (Kết luận giám định ghi ngày 24/01/2017); đồng thời nội dung kết luận giám định cùng sử dụng thuật ngữ "nạn nhân chết trôi ” là không rõ nghĩa, không phù hợp.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự về bạo lực gia đình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.90012 sec| 1105.32 kb