Kỹ năng của luật sư khi tham gia hoạt động điều tra khác

21/03/2021

 

Trong quá trình hành nghề, luật sư chưa có nhiều cơ hội gia các hoạt động tố tụng khác như chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dầu vết trên thân thể, thực nghiệm hoạt động điều tra, thu giữ vật chứng, định giá và bán đấu giá tài sản

 

 

hoạt động điều tra Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng của luật sư khi tham gia một số hoạt động điều tra khác

 

 

Trước đây, trong quá trình hành nghề, luật sư chưa có nhiều cơ hội gia các hoạt động tố tụng khác như chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dầu vết trên thân thể, thực nghiệm hoạt động điều tra, thu giữ vật chứng, định giá và bán đấu giá tài sản... Trừ một số vụ án liên quan đến các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp. Việc triệu tập luật sự để làm rõ các vấn để liên quan việc vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, các dấu hiệu bức cung, nhục hình, làm sai lệch hồ sơ vụ án... chưa được pháp luật TTHS quy định cũng như chưa được tiến hành trên thực tế.

 

 

Để giải quyết những bất cập nêu trên, BLTTHS năm 2015 quy định khi khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến; có thể cho can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia và mời người chuyên môn tham dự việc khám nghiệm (khoản 2 Điều 201 BLTTH năm 2015). Khi tham gia vào các hoạt động nói trên, luật sư vừa thu nhận được những thông tin cần thiết về vụ án vừa giám sát hoạt động củ những người tiến hành tố tụng và tham gia to tung (ví dụ thành phán những người tham gia khám nghiệm hiện trường, thủ tục khai quật từ thi có đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định trong BLTTHS hay không?).

 

 

Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, nếu nắm được kế hoạch thực hiện các hoat động điều tra của ĐTV, luật sư cần sắp xếp thời hành trên thực tế. gian để tham gia bởi sự có mặt và chứng kiến, giám sát của luật sư trong những hoạt động này không những làm cho CQĐT, ĐTV phải thực hiện công việc đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định của BLTTHS mà còn kịp thời phát hiện ra những sai sót của CQĐT (nếu có) từ đó có những kiến nghị kịp thời để nghị CQĐT, ĐTV khắc phục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng mình nói riêng và pháp chế xã hội chủ nghĩa nói chung. Khi tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra, nếu luật sư nhận thấy cẩn thiết phải trưng cầu giám định, giám định lại, giảm định bổ sung hoặc đối chất, khai quật tử thi... thì luật sư cần có văn bản đề nghị CQÐT tiến hành các hoạt động đó và yêu cầu CQĐT cung cấp cho mình kết qua giám định theo quy định của BLTTHS. Trong trưong hợp bị can không được CQĐT thông báo về kết quả giám định tư pháp, giám định về tài chính - kế toán hoặc định giá tài sản trong to tụng hình sự, luật sư cần trao đổi xem cơ sở, căn cứ, phương pháp giám định, định giá có phù họợP không, từ đó kiến nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, để nghị tổ chức đối chất với người có lời khai khác biệt với bị can... Đây là một kỹ năng rất trọng, tạo sợi dây liên kết, tin tưởng giữa luật sư và bị can.

 

 

Kỹ năng của luật sư khi tham gia hoạt động đối chất

 

 

Trước khi tiến hành đối chất, ĐTV phải thông báo cho VKS cùng cấp để cử KSV kiểm sát việc đối chất. Tuy vậy, điều luật không quy định ĐTV phải thông báo cho luật sư, nhưng một trong những kỹ năng quan trọng của luật sử là phải chủ động để nghị được tham gia đối chất, chuẩn bị các nội dung và trong trường hợp cần thiết, để nghị đặt câu hỏi để làm rõ các mẫu thuần trong lời khai giữa những người được đối chất. Khi bắt đầu đối chất, ĐTV hỏi về mối quan hệ giữa những ngưoi tham gia dđối chất để ho xác định có biết nhau hay không, có quan hệ với nhau như thế nào, sau đó hỏi họ về những tình tiết đang còn có mâu thuẫn cần làm sáng tỏ. ĐTV để cho từng người tự trình bày lời khai của mình, có thể hỏi từng người xen kẽ trong quá trình đối chất. Trong trường hợp cần thiết ĐTV có thể đưa ra chứng cứ, đồ vật, tài liệu và có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi nhau về những vấn để còn mẫu thuẫn. Khi ĐTV thực hiện những hoạt động này, luật sư phải chú ý quan sát, ghi chép đẩy đủ những câu hỏi, nội dụng trả lời của những người tham gia đối chất về những vấn để mâu thuần. Khi được ĐTV đồng ý, luật sư có thể trực tiếp hỏi người tham gia đối chất về những vấn để chưa rõ, còn mâu thuẫn.  Trường hợp, khi những người tham gia đối chất đang khai hoặc đang trả lời các câu hỏi mà ĐTV nhắc lại những lời khai trước của họ, luật sư cần có ý kiến để ĐTV thực hiện đúng quy định của pháp luật là chỉ được nhắc lại khi họ đã khai xong hoặc trả lời xong nhằm đảm bảo tính khách quan của lời khai.

 

 

Trường hợp khi tiến hành đối chất, ĐTV thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì luật sư phải yêu cầu trước khi bắt đầu tiến hành đối chất, ĐTV phải thông báo cho những người tham gia đối chất biết và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm, ghi hinh nội dung đối chất để ĐTV và những người tham gia đối chất cùng nghe và ký xác nhận vào biên bản đối chất.

 

 

Kỹ năng của luật sư khi tham gia hoạt động nhận dạng: Thành phẩn tham gia nhận dạng, ngoài ĐTV chủ trì, cán bộ điều tra, còn có người làm chứng, bị hại hoặc bị can, người chúng kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 190 BLTTHS năm 2015. Luật sư cần chú ý trường hợp có bị hai là người nhận dang thì trước khi tiến hành, ĐTV giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dõi và phải ghi vào biên bản.

 

 

Trước khi cho một người nhận dạng, ĐTV phải hỏi người này về điều kiện hoàn cảnh có liên quan đến quá trình tri giác như thời quan sát, khoảng cách quan sát, điều kiện ánh sáng, thời tiết, màu sắc của đối tượng có ảnh hưởng gì cho việc nhận biết đối tượng không; những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được. I sử cấn tập trung cao độ để nghe kết hợp ghi chép vào số tay của mình, d biệt cấn ghi đấy đủ, chính xác những câu hỏi, câu trả lời về đặc điểm, vả tích có tính riêng biệt và tương đối ổn định của đối tượng nhận dạng bảs vì những đặc điểm, vết tích này có giá trị cao khi đánh giá kết quả nhân dạng. Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 BLTTHS năm 2015. Trong biên bản ngoài việc ghi theo quy định chung còn phải ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra nhân dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng.

 

 

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

 

 

1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về  Kỹ năng của luật sư khi tham gia hoạt động điều tra khác

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.17899 sec| 950.344 kb