Kỹ năng của luật sư trong thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

02/05/2021

 

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo quy người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không, nếu có thì định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 354 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Chủ tọa bài rút kháng cáo. Khi chủ tọa phiên tòa hỏi thì bị cáo chủ tọa phiên tòa yêu cầu kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung từ kháng cáo kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

 

 

thủ tục tranh tụng Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng của luật sư trong thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

 

 

Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành theo quy người kháng cáo có thay đổi , bổ sung , rút kháng cáo hay không , nếu có thì định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 354 BLTTHS năm 2015 , Chủ tọa bài rút kháng cáo . Như các ví dụ nếu trên , khi chủ tọa phiên tòa hỏi thì bị cáo chủ tọa phiên tòa yêu cầu KSV trình bày ý kiến về việc thay đổi , bổ sung từ kháng cáo kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì bị cáo đã trong ví dụ 8 phải trả lời bị cáo giữ nguyên yêu cầu đã thay đổi kháng cáo có đơn thay đổi kháng cáo trước khi mở phiên tòa phúc thẩm . Bị cáo trong ví dụ 9 sẽ trình bày tại phiên tòa tôi xin thay đổi kháng cáo , trước đây tôi kháng cáo kêu oan , nay tại phiên tòa xin thay đổi kháng cáo sang giảm nhẹ hình phạt . Như vậy , trong thủ tục tranh tụng  tại phiên tòa HĐXX cấp phúc thẩm sẽ xem xét kháng cáo của các bị cáo theo hướng các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt . Bị cáo trong ví dụ 10 sẽ trả lời tôi giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và đơn . bổ sung kháng cáo về việc Tòa án cấp sơ thẩm tổng hợp hình phạt sai.

 

 

Xét hỏi tại phiên tòa phúc thẩm

 

 

Khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa do việc luật sư đã tham gia bảo chữa từ phiên tòa sơ thẩm hoặc mới tham gia ở giai đoạn phúc thẩm nhưng luật sư đã nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án , quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung của kháng cáo , kháng nghị , đã gặp và trao đổi với bị Strong cáo để thống nhất cơ bản phương hướng bào chữa . Cũng vì vậy , tại phiên tòa phúc thẩm , luật sư phải chú ý theo dõi và lắng nghe các câu hỏi của HĐXX , của KSV , của luật sư khác để tránh có những câu hỏi trùng lặp mà HĐXX , KSV hoặc luật sư đồng nghiệp đã hỏi . Muốn vậy , luật sư phải ghi chép những câu hỏi quan trọng mà HĐXX đã hỏi , đã quan tâm , làm rõ nội dung yêu cầu của kháng cáo , kháng nghị . Về phía luật sư , khi tham gia xét hỏi phải căn cứ vào yêu cầu kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của thân chủ , căn cứ vào kế hoạch xét hỏi đã chuẩn bị , theo định hướng bào chữa đã thống nhất với thân chủ , luật sư đặt câu hỏi rõ ràng , ngắn gọn , làm rõ các căn cứ , các yêu cầu kháng cáo của thân chủ là có căn cứ , là đúng pháp luật để đề nghị HĐXX chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị cáo theo thẩm quyền . Trong trường hợp kháng cáo của bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm bác kháng nghị của VKS cấp sơ thẩm , hay bác kháng cáo của bị hại thì luật sư phải tập trung các câu hỏi làm rõ kháng nghị của VKS , kháng cáo của bị hại là không có căn cứ pháp luật , kháng cáo của bị cáo là có căn cứ . Nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại thì các cầu hỏi của luật sư phải làm rõ được hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất , đó là TNHS của bị cáo và trách nhiệm bồi thường dân sự của bị cáo .

 

 

Những lưu ý cần để việc xét hỏi phục vụ tốt cho yêu cầu kháng cáo cụ thể của bị cáo

 

 

Nếu bị cáo kháng cáo theo hướng không phạm tội thì các câu hỏi phải đưa ra để xác định hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm như bản án sơ thẩm đã nêu , không có sự việc phạm tội hoặc họ chưa đủ tuổi chịu TNHS . Đồng thời , luật sư xuất trình các tài liệu , chứng cứ đã thu thập được trong giai đoạn chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm như các tài liệu , chứng cứ chứng minh sự ngoại phạm của thân chủ , các tài liệu , chứng cứ về độ tuổi của bị cáo như giấy khai sinh , hộ khẩu của bị cáo ; các tài liệu , chứng cứ chứng minh hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm .

 

 

Nếu bị cáo khảng cáo theo hướng xin giảm nhẹ thì các câu hỏi đặt ra phải phục vụ theo chiều hướng giảm nhẹ về tội danh , giảm nhẹ về khung khoản của điều luật , giảm nhẹ về hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 , khoản 2 Điều 51 BLHS quy định về các tình tiết giảm nhẹ TNHS ; theo Điều 54 BLHS về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hay Điều 65 BLHS về án treo .

 

 

Thực hiện việc xét hỏi về các tình tiết giảm nhẹ , luật sư phải chú ý đến các tình tiết giảm nhẹ của bị cáo đã có nhưng chưa được Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng , các tình tiết giảm nhẹ mới xuất hiện ở phiên tòa phúc thẩm như bị cáo thay đổi kháng cáo từ kháng cáo kêu oan sang nhận tội xin giảm nhẹ , xin được hưởng án treo , cần làm rõ nhận thức của bị cáo để đề nghị Tòa áp dụng tình tiết giảm nhẹ như khai báo thành khẩn , ăn năn hối cải hoặc tình tiết bị cáo đã bồi thường sau khi xét xử sơ thẩm .

 

 

Nếu bị cáo kháng cáo theo hướng đề nghị hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại từ đầu hoặc xét xử lại thì các câu hỏi phải phục vụ cho định hướng này , đó là việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ và có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra , truy tố hoặc xét xử theo khoản 2 Điều 358 BLTTHS với thành phần HĐXX mới .

 

 

Ngoài việc luật sư đặt câu hỏi đối với bị cáo để làm rõ yêu cầu kháng cáo của bị cáo là có căn cứ , là đúng pháp luật thì cần đặt câu hỏi đối với các bị cáo khác , người bị hại , người làm chứng để xác định thân chủ của mình chỉ giữ vai trò đồng phạm thứ yếu , chỉ là người giúp sức không được  hưởng lợi , từ đó đưa ra để xuất để nghị HĐXX xem xét . Quá trình xét hỏi . luật sự cần tránh những câu hỏi mang tính quy kết cho bị cáo , đương sự khác , những câu hỏi mớm cũng cho bị cáo .

 

 

Một vấn đề khác tại phiên tòa phúc thẩm đó là về thời lượng của phiên tòa phúc thẩm không kéo dài như phiên tòa sơ thẩm . Tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm trên nguyên tắc và phạm vi xét xử chỉ xem xét nội dung của bản án , quyết định bị kháng cáo , kháng nghị . Nếu xét thấy cần thiết có thể xem xét các phần khác của bản án , quyết định không bị kháng cáo , kháng nghị . Trên thực tế , gần như rất ít trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm xem xét các phần khác của bản án , quyết định không bị kháng cáo , kháng nghị . Vì vậy việc xét hỏi của luật sư phải hết sức ngắn gọn , có trọng tâm , trọng điểm để xác định kháng cáo của bị cáo là có căn cứ pháp luật để đề nghị HĐXX chấp nhận .

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư trong thủ tục tranh tụng tại phiên tòa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.40833 sec| 952.227 kb