Kỹ năng gặp, trao đổi với khách hàng trước khi ra phiên tòa

30/04/2021

 

kỹ năng gặp và trao đổi với khách hàng trước khi ra phiên tòa phúc thẩm là cần thiết và quan trọng. Người kháng cáo hoặc bị khảng cáo, kháng nghị thường có tâm lý lo lắng về kết quả của phiên tòa; về cách trình bày, trả trao đổi với khách hàng trước khi ra phiên tòa phúc thẩm là một trong lời tại tòa để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho mình.

 

 

trao đổi khách hàng Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Kỹ năng gặp, trao đổi với khách hàng trước khi ra phiên tòa phúc thẩm

 

 

- Với khách hàng là bị cáo

 

 

Làm rõ yêu cầu kháng cáo của bị cáo ( kêu oan hay giảm nhẹ ). Khí trao đổi với bị cáo, luật sư cần xác định rõ hướng kháng cáo. Nếu xác định hướng kháng cáo không phù hợp thì sẽ không đạt kết quả khi kháng cáo, Vì ở cấp phúc thẩm, nếu bị cáo kháng cáo kêu oan nhưng không có căn cứ nào chứng minh sẽ dẫn đến HĐXX thấy không can thì sẽ không xét cho giảm án. Nếu bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ thì cơ hội xin giảm án cao cho phép bị cáo, đương sự có thể bổ sung, điều chỉnh, rút yêu cầu kháng hơn. BLTTHS không bắt buộc cố định nội dung yêu cầu kháng cáo, cáo trước và ngay tại phiên tòa phúc thẩm ( khoản 1 Điều 342 BLTTH năm 2015 ), đây chính là cơ hội để luật sư cùng khách hàng tìm ra giải pháp có lợi nhất.

 

 

Trường hợp khách hàng bị kháng cáo hoặc VKS kháng nghị theo hướng tăng hình phạt thì luật sư cần hỏi họ có ý kiến như thế nào về nội dụng kháng cáo, kháng nghị đối với họ.

 

 

Ví dụ minh họa:

 

 

Bằng thủ đoạn lắp đặt hệ thống thiết bị viễn thông kết nối Internet ở nước ngoài, sau đó gọi điện thoại giả nhân viên Tổng đài VNPT, giả danh công an, KSV, Thẩm phán, từ ngày 01 - 22/8/2018 một nhóm đối tượng do Ch đứng đầu đã tra cứu, tìm kiếm thông tin và trực tiếp gọi vào các số điện thoại đăng ký nhà riêng của các bị hại thông báo nợ cước điện thoại, tiếp đó giả là cán bộ Công an đang điều tra các vụ án rửa tiền, ma túy ... có liên quan trực tiếp đến các bị hại. Sau khi dò hỏi, biết bị hại có tiền gửi tiết kiệm, tài khoản ở các Ngân hàng, nhóm đối tượng lừa đảo yêu cầu bị hại chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định với lý do để cơ quan chức năng thẩm định, sau đó sẽ hoàn trả lại. Do tiết là yêu cầu của Cơ quan Công an nên nhiều bị hại đã chuyển tiền cho nhóm đối tượng này. Sau đó, nhóm đối tượng lừa đảo trực tiếp rút tiền mặt tại các trụ ATM, đồng thời sử dụng Internet Banking hoặc trực tiếp thao tác chuyển khoản tại các trụ ATM qua nhiều tài khoản khác nhau, nhằm tránh sự phong tỏa tài khoản của các Ngân hàng, sau đó rút ra chiếm đoạt. Tổng số tiền chiếm đoạt của 12 bị hại là 4.953.250.079 đồng.

 

 

Trong nhóm đối tượng có Trần Thị Mỹ T. Hành vi cụ thể của Trần Thị Mỹ T như sau: Ngày 10/8/2018, Trần Thị Mỹ T được Lê Sơn B giới thiệu làm việc cho Ch với thỏa thuận bao ăn và lương 5.000.000 đồng /tháng . Hàng ngày T đến phòng 1A4 , Chung cư Nguyễn Thị Tần , Phường 2 , Quận 8 , thành phố H làm việc từ 7 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút . T thực hiện các thao tác Internet Banking trên máy vi tính , kiểm tra xem các tài khoản thẻ có còn sử dụng để chuyển tiền vào được không , thực hiện việc chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác , mỗi lần  chi chuyển 100.000 đồng và ra các trụ ATM rút 50.000 đồng - 100.000 đông để kiểm tra tình hình hoạt động của thẻ . Khi thực hiện các công | việc này , B đưa cho T một cuốn sổ ghi thông tin tài khoản và mật khẩu của 62 tài khoản thẻ do B , H mở . Ngoài ra , T còn sử dụng hơn 10 chiếc điện thoại di động Nokia với nhiều sim khác nhau , để thực hiện chuyển khoản và nhận tin nhắn các mã code giao dịch . T dùng các mã này để 7 nhập vào Internet Banking nhằm xác nhận giao dịch chuyển khoản thành công . T biết rõ mình đang tham gia đường dây lừa đảo nhưng vẫn thực hiện . T rút tiền 06 lần với tổng số tiền rút là 400.000.000 đồng | giao lại cho đối tượng Ch . Khi đi rút tiền , T đeo khẩu trang , đội nón bảo hiểm để không bị ghi hình lại . T khai không được thỏa thuận chia phần trăm số tiền rút mà chỉ trả cho T 200.000 đồng - 500.000 đồng tiền công đi lại .

 

 

Với hành vi như vậy , T bị TAND thành phố H xử phạt 06 năm tù và liên đới cùng các bị cáo khác bồi thường cho các bị hại số tiền 4.953.250.079 đồng ( Bản án số 348 / HSST ngày 16/5/2019 ) .

 

 

Ngày 28/5/2019 bị cáo có đơn kháng cáo kêu oan .

 

 

Bị cáo đến nhờ luật sư N bào chữa tại phiên tòa phúc thẩm .

 

 

Sau khi xem xét nội dung vụ án , luật sư N thấy không có cơ sở để kêu oan nên đã tư vấn cho T thay đổi yêu cầu kháng cáo sang xin giảm nhẹ hình phạt và xem lại phần trách nhiệm dân sự . Vì nếu kháng cáo . kêu oan thì cấp phúc thẩm chỉ xem xét có oan hay không sẽ không giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong khi bị cáo có cơ sở để xin giảm hình phạt . Đồng thời cũng không xem xét lại phần trách nhiệm dân sự . Sau khi được tư vấn , bị cáo T đã thay đổi yêu cầu kháng cáo chỉ . xin giảm nhẹ hình phạt và xem lại phần trách nhiệm bồi thường dân sự .

 

 

- Với khách hàng là bị hại hoặc đương sự khác trong vụ án hình sự

 

 

Luật sư tham gia tại giai đoạn xét xử phúc thẩm cần làm rõ yêu cầu khảng cáo của họ . Giải thích rõ về quyền bổ sung , thay đổi, rút yêu cầu kháng cáo với họ. Tuy nhiên cần chú ý: Theo Nghị quyết số 05 / 2005 /NQ - HĐTP ngày 08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán   dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ tư “ Xét xử phúc thẩm" của BLTTHS có quy định: trường hợp còn thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì người kháng cáo, VKS đã kháng nghị với phần hoặc toàn bộ bản án mà mình có quyền kháng cáo, kháng nghị theo hướng có lợi hoặc không có lợi cho bị cáo. Trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị thì trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa phúc thẩm của người kháng cáo. VKS đã kháng nghị có quyền kỳ hợp đã hết thời hạn kháng cáo , kháng nghị thì trước khi bắt đầu hóa. Vì sung , thay đổi nội dung kháng cáo , kháng nghị nhưng không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

 

 

Khi gặp, trao đổi với khách hàng, luật sư cần dự kiến những tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa phúc thẩm như HĐXX, KSV, luật sư có thể hỏi sâu về những vấn đề gì trong vụ án. Luật sư hướng dẫn khách h khi nghe câu hỏi phải bình tĩnh, trả lời đúng trọng tâm; nếu chưa hiểu rõ câu hỏi có thể yêu cầu người hỏi nhắc lại câu hỏi để có thời gian suy nghĩ.

 

 

Luật sư thông báo cho khách hàng biết về những tài liệu, chứng cứ mới được bổ sung trong giai đoạn phúc thẩm, tình trạng của khách hàng) khi chứng cứ mới được bổ sung.

 

 

Ngoài ra, luật sư hướng dẫn khách hàng về trình tự, cách ứng xử trong phiên tòa phúc thẩm, thống nhất hướng bào chữa, bảo vệ. Hướng dẫn những việc làm sau khi tuyên án như bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay, khách hàng dù tham gia tố tụng với tư cách nào cũng không còn quyền kháng cáo. Tuy nhiên, nếu họ vẫn không đóng tình với bản án, họ có thể làm đơn yêu cầu xem xét lại bản án , quyết định phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm .

 

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng gặp, trao đổi với khách hàng trước khi ra phiên tòa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.49043 sec| 956.313 kb