Kỹ năng giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình

"Thế giới có đủ cho nhu cầu của mọi người, nhưng không bao giờ đủ cho lòng tham của họ”.

Mahatma Gandh

Kỹ năng giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình

Tranh chấp về Hôn nhân và gia đình có đặc điểm là yếu tố tình cảm, đôi khi có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, chấm dứt quan hệ giữa các bên. Hệ quả chấm dứt các quan hệ về hôn nhân có thể rất nặng nề với những người trong cuộc.

Khách hàng trong vụ án ly hôn là họ luôn là người có bức xúc về tình cảm với vợ hoặc chồng của họ. Khi gặp luật sư, họ có thể kể các câu chuyện mâu thuẫn vụn vặt trong đời sống vợ chồng, thậm chí dễ xảy ra việc nói xấu đổ lỗi cho nhau. Luật sư phải là người am hiểu sâu sắc về tâm lý, có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc giải quyết về án Hôn nhân và gia đình để có lời khuyên thấu đáo cho khách hàng cả về “tình” và “lý”.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

1- Trao đổi với nguyên đơn về nội dung tranh chấp hôn nhân và gia đình

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở khách hàng là nguyên đơn trong vụ án ly hôn là họ luôn là người có bức xúc về tình cảm với vợ hoặc chồng của họ. Khi gặp luật sư, họ có thể kể các câu chuyện mâu thuẫn vụn vặt trong đời sống vợ chồng, thậm chí dễ xảy ra việc nói xấu đổ lỗi cho nhau. Nếu Luật sư thiếu khả năng định hướng cho việc khai thác thông tin thì có thể sẽ sa đà vào những câu chuyện “không tên” của khách hàng, dẫn đến việc buổi trao đổi với khách hàng không có trọng tâm, không làm rõ được những vấn đề pháp lý cần thiết.

Trước hết, Luật sư cần phải xác định được yêu cầu cụ thể của khách hàng, tìm hiểu những bức xúc và nguyện vọng cùa họ. Luật sư cần phải chủ động dẫn dắt câu chuyện khi trao đổi với khách hàng, đề xác định được cuối cùng khách hàng cần gì và mong muốn đạt được lợi ích gì từ việc yêu cầu giải quyết đó.

Nếu khách hàng là nguyên đơn có yêu cầu ly hôn thì cần làm rò là yêu cầu đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn? Có yêu cầu chia tài chung hay không? Vợ chồng có con chung không? Có yêu cầu, tranh chấp về việc giao con cho ai nuôi và yêu cầu về cấp dường nếu có thì như thế nào? Nếu thuận tình ly hôn thì các bên có thống nhất được về vấn đề chia tài sản chung, về việc nuôi con hay không?

Trường hợp khách hàng có mâu thuân trong đời sống chung của vợ chồng, vì nhiều lý do họ không muốn ly hôn, chỉ muốn xác định cụ thể tài sản riêng của môi người, thì Luật sư cần làm rõ yếu tố mâu thuẫn trong việc chia tài sản chung của họ như thế nào? Nếu họ chỉ muốn xác định tài sản riêng của vợ hoặc chồng mà không có mâu thuẫn khi phân chia tài sản thì thủ tục giải quyết sẽ đơn giản hơn (chỉ cần đến tổ chức hành nghề công chứng để lập văn bản phân chia tài sản chung). Trường hợp khách hàng có tranh chấp trong việc phân chia tài sản thì yêu cầu Tòa án phân chia tài sản nào. Trong trường hợp này, Luật sư cần tìm hiểu về nguồn gốc, tình trạng pháp lý và thực tế hiện nay của tài sản đó, căn cứ phân chia tài sản, yêu cầu phân chia tài sản cụ thể, nguyện vọng được nhận bằng tiền hay bằng hiện vật...    

Trường hợp khách hàng đã ly hôn, thì cần làm rõ họ có yêu cầu gì sau khi có bản án, quyết định của Tòa án về việc ly hôn. Yêu cầu về thay đổi người nuôi con hay thay đổi về mức cấp dưỡng nuôi con hay thay đổi cả việc nuôi con và đề nghị bên kia cấp dưỡng? Căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi đó là gì?

Đối với tranh chấp yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thì cần phải làm rõ yếu tố tranh chấp trên cả phương diện pháp lý và thực tế của yêu cầu này để xác đinh thẩm quyền giải quyết của UBND hay TAND, cũng như thủ tục giải quyết và căn cứ cho yêu cầu của khách hàng mình?

2- Khai thác thông tin từ nguyên đơn để nhận diện về quan hệ pháp luật tranh chấp về hôn nhân và gia đình

Để xác định được chính xác quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án Hôn nhân và gia đình, Luật sư cũng cần lưu ý đến hai yếu tố đó là: (i) yêu cầu và phạm vi yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; và (ii) quy định pháp luật điều chỉnh về nội dung tranh chấp. Thông thường có ba quan hệ được giải quyết đồng thời trong các tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo thứ tự là quan hệ hôn nhân, quan hệ con chungquan hệ về tài sản. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân là quan hệ gốc. Khi yêu cầu giải quyết ly hôn khách hàng có thể lựa chọn không yêu cầu Tòa án giải quyết về tài sản. Yêu cầu chia tài sản có thể tách ra giải quyết trong vụ án khác khi đương sự phía đối lập cũng không có yêu cầu. Theo nguyên tắc, đương sự yêu cầu giải quyết phân chia về tài sản nào thì Tòa án giải quyết về tài sản ấy. Tuy nhiên, đã giải quyết về tranh chấp đôi với tài sản nào thì những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng.

Về phương pháp luận, Luật sư luôn phải có tư duy so sánh, đối chiếu giữa yêu cầu thực tế của khách hàng (về việc giai quyết tranh chấp) với những quy định của luật nội dung, luật tố tụng có liên quan đến yêu cầu khởi kiện đó. Sự liên quan và phù hợp giữa hai yêu tố này là cơ sở để Luật sư xác định được quan hệ pháp luật tranh chấp và phạm vi khởi kiện, phạm vi Tòa án xét xử trong vụ án về Hôn nhân và gia đình.
Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư phải tìm hiểu về bản chất làm phát sinh mối quan hệ giữa các bên với nhau, cấu thành sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật về Hôn nhân và gia đình thường có hai hoặc nhiều sự kiện. Nếu thiếu một trong các sự kiện đó thì cấu thành sự kiện sẽ không có hiệu lực. Ví dụ, quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh do kết quả của việc sinh con (là một sự kiện) và đăng ký giấy khai sinh cho con tại cơ quan đăng ký hộ tịch (là một hành vi); hoặc, quan hệ giữa người vợ và người chồng phải phát sinh từ sự kiện kết hôn hợp pháp trên cơ sở đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi xác định quan hệ pháp luật Hôn nhân và gia đình hợp pháp hay không hợp pháp thì Luật sư cần xác định rõ các yếu tố cấu thành nên sự kiện pháp lý đó. Chẳng hạn như, muốn xác định việc kết hôn của vợ chồng có hợp pháp hay không thì phải làm rõ về sự kiện kết hôn của họ, về nội dung câu hỏi, có thê là: Họ có đăng ký kết hôn không? nếu có thì đãng ký kết hôn ở đâu? Thời điểm cụ thể kết hôn? Giấy chứng nhận kết hôn ai đang giữ? Nếu họ không có đăng ký kết hôn thì họ chung sống như vợ chồng từ thời điểm nào? Hiện còn đang chung sống không?...

Nếu yêu cầu ly hôn của họ được xác định trên cơ sờ hôn nhân hợp pháp, Luật sư nhận diện được quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp ly hôn và sẽ thuộc thẩm quyền giãi quyết của Tòa án theo Điều 28 BLTTDS 2015. Ngược lại, nếu yêu cầu ly hôn của họ trên cơ sở việc kết hôn trái pháp luật hoặc có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kêt hôn thì yêu cầu giải quyết ly hôn của họ là không phù hợp, họ chỉ có thể yêu cầu Tòa án hủy việc kêt hôn trái pháp luật theo thủ tục việc dân sự theo Điêu 29 BLTTDS 2015 hoặc yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng.

3- Trao đổi với nguyên đơn về diễn biến tranh chấp và căn cứ đối với các yêu cầu khởi kiện trong tranh chấp về hôn nhân và gia đình

Khi làm rõ diễn biến tranh chấp, Luật sư cần chú ý đến tính “có căn cứ” cho yêu cầu của nguyên đơn. Ví dụ, nguyên đơn yêu câu xin ly hôn, Luật sư cần làm rõ các yếu tố về quá trình chung sống, thời điểm phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn, các biện pháp mà các bên đã duy trì tình cảm nhưng không có kết quả... Mục đích là để tư vấn cho khách hàng nên hay không nên khởi kiện, nếu khởi kiện thì chứng cứ, tài liệu cần cung cấp cho Tòa án như thế nào...

Khi tìm hiểu về hoàn cảnh thực tế của khách hàng là nguyên đơn, Luật sư cần đặt câu hỏi liên quan đến điều kiện sống hiện tại của họ với việc quyền và lợi ích của khách hàng sè được giải quyết như thế nào nếu chấm dứt quan hệ pháp luật hiện tại. Ví dụ, khách hàng là phụ nữ có con nhỏ, sống phụ thuộc vào kinh tế của chồng hoặc gia đình chồng thì khi ly hôn, cuộc sống của họ sẽ như thế nào, các điều kiện về chỗ ở mới sau khi ly hôn, điều kiện chăm sóc, nuôi dường con khi chấm dứt hôn nhân...

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TIẾP XÚC TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ BỊ ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Về kỹ năng của việc tiếp xúc, trao đối với khách hàng là bị đơn về cơ bản cũng giống với kỹ năng của Luật sư trong việc tiếp xúc, trao đổi với khách hàng là nguyên đơn. Điểm khác biệt là Luật sư khi tiếp xúc với khách hàng là bị đơn là phải tìm ra căn cứ để phản bác lại việc khởi kiện của nguyên đơn không đúng hoặc không có căn cứ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng mình.

Trong vụ án ly hôn, bị đơn thường có yêu cều Luật sư bảo vệ quyền lợi cho mình trong việc không đồng ý với yêu cầu ly hôn của nguyên đơn, hoặc nếu Tòa án vẫn cho ly hôn thì không đồng ý với yêu cầu chia tài sản chung, nuôi con và cấp dưỡng nuôi con. Khách hàng là bị đơn luôn có tư duy phản biện lại đối với những yêu cầu được cho là có căn cứ của bị đơn. Do vậy, khi tiếp xúc với khách hàng là bị đơn, Luật sư cần lắng nghe về quan điểm, lý do họ không đồng ý với yêu cầu cùa bị đơn là gì? Luật sư cần ghi chép những ý kiến đó, thu thập thêm các chứng cứ khác để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là thiếu căn cứ.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest 

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TIẾP XÚC TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ NGƯỜI CÓ QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN TRONG TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Hôn nhân và gia đình tham gia tố tụng có thể do Tòa án xác định theo đon khởi kiện của nguyên đơn, lời khai của các đương sự nhưng cũng có thể bị bỏ sót do các bên tranh chấp không có lời khai với Tòa án. Trong trường hợp bị bỏ sót, nếu thấy cần thiết phải bảo vệ quyền lợi của họ trong vụ án ly hôn, chia tài sản chung, thì sau khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư phải hướng dẫn họ có đơn đề nghị Tòa án được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Ví dụ: 

Anh H và chị T có đăng ký kết hôn vào thảng 01/2012. Đến tháng 8/2016, vợ chồng phát sinh mâu thuẫn do anh H nóng tính thường xuyên đánh đập chị T. Chị T đã làm đơn yêu cầu ly hôn, chia tài sản chung với anh H về tài sản chung, vợ chồng anh chị có căn nhà 3 tầng được xây trên đất của bo mẹ anh H là ông K và bà M cho, giấy tờ nhà đất đang mang tên hai vợ chồng anh chị. Hiện nay, chị T đang ở cùng với bố mẹ chồng, chị yêu cầu chia đòi tài sản chung của vợ chồng và đề nghị nhận tài sản được chia bằng tiền.Tiếp xúc với ông K và bà M, Luật sư được biết là ông bà chỉ cho đất để vợ chồng anh H và chị T xây nhà, với điều kiện là anh H và chị T chung sống với nhau. Nếu hai người ly hôn, thì ông K và bà M sẽ không cho nữa, đề nghị Toa án không được chia tài sản chung của vợ chồng anh H và chị T bao gồm cả quyền sử dụng đất của ông bà. 

Như vậy, khi trao đổi với ông K là người có quyền lợi liên quan đến vụ án này, Luật sư phải làm rõ quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất của ông bà đã hoàn thành chưa, tặng cho vào thời đỉêm nào và tặng cho một mình anh H hay cho chung cả hai vợ chồng? Nhà đất hiện nay ai đang đứng tên? Ông K, bà M có bỉêt việc vợ chồng anh H và chị T đứng tên hay không? Yêu câu của ông bà là không cho đất để vợ chồng anh H và chị T đoàn tụ với nhau hay muốn đòi lại đất đã cho.... Tùy theo yêu cầu của ông K, bà M và xác định có hay không có căn cứ đối với yêu cầu củaông bà mà Luật sư định hướng về việc làm đơn yêu cầu độc lập trong trường hợp này.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Nguyễn Thị Yến, Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97058 sec| 1123.188 kb