Kỹ năng của luật sư: thực hiện giải pháp, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề

"Vấn đề chính trị của con người là kết hợp được ba thứ: hiệu quả kinh tế, công bằng xã hội, và tự do cá nhân".

John Maynard Keynes, 1883 - 1946, nhà kinh tế học người Anh

Kỹ năng của luật sư: thực hiện giải pháp, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề

Giai đoạn thực hiện giải pháp là giai đoạn hiện thực hóa kết quả của 4 giai đoạn trong quy trình giải quyết vấn đề. Để có thể thực hiện được giai đoạn này, người hành nghề luật cần phải ý thức được những vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện giải pháp.

Để triển khai giải pháp được khoa học, hiệu quả và ứng biến linh hoạt, kịp thời với các tình huống có thể phát sinh, người hành nghề luật cần lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Một kế hoạch trình bày từng bước một hoặc là trình bày các việc cần làm nhất một cách cụ thể để giải quyết vấn đề.

Kế hoạch liệt kê khả năng, các nguồn lực có thể có cho việc triển khai giải pháp, thời hạn cụ thể để thực hiện từng công việc.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

Một kế hoạch giải quyết vấn đề thường có những nội dung chính như sau:

- Xác định được mục tiêu rõ ràng của giải pháp: Mục tiêu chính là thước đo cho sự thành công của kế hoạch - đây cũng là kim chi nam cho toàn bộ quá trình thực hiện giải pháp để các cá nhân, tổ chức có liên quan có định hướng thực hiện giải pháp một cách nhất quán và hiệu quả.

- Xác định và phân bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu: Nguồn lực luôn luôn bị giới hạn. Không bao giờ chúng ta có đủ thời gian, tiền bạc và nhân lực cho mọi mục tiêu. Sử dụng nguồn lực hiệu quả vào những vấn đề ưu tiên hợp lý sẽ mang lại kêt quả cao. Khi phân bổ nguồn lực, phải làm rõ những vấn đề sau: (i) Có những nguồn lực nào cần có để thực hiện mục tiêu này; (ii) Nguồn lực nào được dùng vào những công việc nào; (iii) Nếu có vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến nguồn lực thì phưong án xử lý sẽ ra sao.

- Lập chương trình hành động: Chương trình hành động sẽ gồm các thông tin như: Ai làm? Làm cái gì? Kết quả ra sao? Thời gian thực hiện và liên quan đến ai? Nguồn lực được dùng trong từng hoạt đọng? Nếu hoạt động này không như kỳ vọng thì có phương án bổ sung hoặc thay thê nào?

Quá trình thực hiện giải pháp thường đặt ra nhiều thách thức với người hành nghề luật do những vấn đề cần phải giải quyết thường có tính phức tạp cao và có nhiều yếu tố tác động có thể làm chệch hướng" cúa kế hoạch hành động. Để có thể triển khai giải pháp mọt cách hiệu quá. người hành nghề luật cần sát sao, bám sát kế hoạch, quy trình để có thể kịp thời ứng biến với các tình huống phát sinh và đạt được kết quả như dự kiến.    

Ví dụ:

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng TTH (Công ty TTH) là doanh nghiệp được thành lập từ năm 2004 với các ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, xây dựng công trình công nghiệp, xây dựng công trình đường thủy, bến cảng, công trình trên sông, cảng du lịch, cửa cống, đập và đê, kinh doanh bất động sản, phân phối vật liệu xây dựng. Ngày 15/5/2017, Công ty TTH ký Hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh số 216/HĐ-TTH với Công ty cổ phần Kỹ thuật KT - Công ty 100% vốn đầu tư của Nhật Bản chuyên sản xuất, nhập khẩu và phân phối xe máy, ô tô các loại (Hợp đồng 216). Hợp đồng 216 có một số nội dung chính như sau:

(Theo Hợp dồng 216 Bên A là Công ty TTH, Bên B là Công ty KT)

Điều 1: Đối tượng Hợp đồng

Bên A cho Bên B thuê toàn hộ sàn tầng 1 và tầng 2 Tòa nhà S tại địa chỉ số 28, đường X, quận Y, thành phố H để làm địa điểm kính doanh với các thông tin chi tiết về diện tích thuê và tài sản có trong diện tích thuê ghi nhận tại Phụ lục 1 đính kèm Hợp đồng.

Điều 2: Thời hạn Hợp đồng

- Hợp đồng có thời hạn 36 tháng bắt đầu từ ngày 15/5/2017 và kết thúc vào ngày 15/5/2020.

- Khi Họp đồng chuẩn bị hết hạn, nếu Bên B muốn thuê tiếp thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên A 30 ngày trước khi Hợp đồng hết hạn.

Điều 3: Giá cho thuê và phương thức thanh toán

- Giá cho thuê 280 triệu đồng/tháng.

- Thanh toán tiền thuê bằng hình thức chuyển khoản 12 tháng/lần. Lần thanh toán đầu tiên ngay sau khi ký Hợp đồng. Lần thanh toán tiếp theo vào ngày 15 của tháng đầu tiên của đợt thanh toán thứ hai.

Điều 4: Nghĩa vụ của Bên B

- Trong thời hạn Họp đồng, nếu Bên B có nhu cầu sửa chữa diện tích thuê phải làm kế hoạch sửa chữa thông báo cho Bên A và chỉ được tiến hành khi Bên A có sự chấp thuận bằng văn bản. Bên B tự chịu mọi chi phí cho việc thiết kế và sửa chữa diện tích thuê.

- Khi Hợp đồng hết hạn, Bên B không được yêu cầu Bên A hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào được xem như sự đầu tư của Bên B vào diện tích thuê.

- Bên B phải sử dụng diện tích thuê vào mục đích kính doanh những lĩnh vực mà pháp luật cho phép và đã được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Bên B.

Điều 5: Quy định chung

- Mọi tranh chấp phát sinh liên quan đến Hợp đồng sẽ được giải quyết trên hồ sơ thương lượng và thiện chí giữa các bên trong thời hạn 03 tháng. Nếu hai bên không tự giải quyết được các mâu thuẫn thì mỗi bên có quyền khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Phản quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm trừ khi các bên có thỏa thuận tiếp tục đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án.

- Các phụ lục đinh kèm là phần không tách rời của Hợp đồng này.

- Hợp đồng làm thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản để thực hiện.

Hợp đồng đã được ký kết bởi đại diện có thẩm quyền của mỗi bên và đã dược công chứng hợp pháp ”.

Do có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích thuê, Công ty KT đã gửi Công văn số 56 CV-KT đề ngày 25/3/2020 trong đó có nội dung: “đề nghị Công ty TTH gia hạn Hợp đồng 216 thêm 36 tháng”. Ngày 07/4/2020, Tổng Giám dóc - người đại diện theo pháp luật Công ty TTH gửi Công văn số 151 CV-TTH trả lời Công ty KT với các nội dung sau: “Công ty TTH đồng ý  về mặt nguyên tắc với đề nghị của Công ty KT. Theo đó, Công ty TTH sẽ ưu tiên thỏa thuận việc ký hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh với Công ty KT. Khi hết hạn Hợp đồng 216, hai bên sẽ thanh lý Hợp đồng và thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng mới ”.

Sau khi nhận được Công văn số 150/CV-TTH, Công ty KT đã tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp diện tích thuê theo các hợp đồng thiết kế và sửa chữa với các bên có liên quan, ký các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, ngày 11/5/2020, khi đại diện Công ty KT liên hệ với đại diện của Công ty TTH để xúc tiến việc ký hợp đồng mới thì đại diện Công ty TTH trả lời là không tiếp tục cho Công ty KT thuê do Công ty TTH triển khai một Dự án xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê tại địa điểm đó. Công ty TTH sau đó đã gửi Công văn số 153/CV-TTH chính thức từ chối việc gia hạn hoặc ký mới hợp đồng cho thuê địa diêm kinh doanh với Công ty KT. 

Công ty KT đã nhiều lần trao đổi qua điện thoại và bằng văn bản nhưng không nhận được sự đồng ý cho thuê tiếp của Công ty TTH với quan điểm cho răng, Công ty TTH đã vi phạm cam kết trong Công văn số 150/CV-TTH nên Công ty KT đã gửi Công văn số 76/CV-KT yều cầu Công ty TTH phải thực hiện một trong hai lựa chọn: “(i) Gia hạn hoặc Ký hợp đồng mới; hoặc (ii) bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Công ty KT với các khoản tiền sau:

- Tiền sửa chữa, nâng cấp diện tích thuê: 1.650.000.000 đồng (Có các họp đồng và hóa đơn kèm theo).

- Tiền thiệt hại về việc hoạt động kinh doanh bị đình trệ: 5.000.000.000 đồng (Có bảng kê và các minh chứng kèm theo)

Tổng cộng: 6.650.000.000 đồng (Sáu tỷ sáu trăm năm mươi triệu đồng).

Do Công ty TTH không hợp tác trong việc giải quyết vụ việc nên Công ty KT đề nghị Luật sư tư vấn giải quyết vụ việc. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ việc, Luật sư đã thực hiện các công việc trong kế hoạch giải quyết vấn đề của mình như sau:

- Trao đổi với Công ty KT để nắm rõ mong muốn của Công ty KT trong việc giải quyết vụ việc;

- Đề xuất được làm việc trực tiếp với Công ty TTH để tìm hiểu vụ việc và nắm rõ nguyên nhân dẫn đến các quyết định của Công ty TTH:

- Đề xuất giải pháp giải quyết vụ việc trên tinh thần thiện chí, hài hòa lợi ích của các bên.

Qua quá trình trao đổi với đại diện Công ty TTH, Luật sư nhận thấy Công ty TTH hiện chưa nhất thiết phải thu hồi lại diện tích thuê vì còn đang trong giai đoạn tiến hành các thủ tục đăng ký đầu tư và các công việc khác để có thể triển khai Dự án. Mối lo ngại lớn nhất của Công ty TTH là Công ty KT sẽ không trả lại địa điểm thuê khi Công ty TTH cần nếu ký hợp đồng mới. Bên cạnh đó, lý do mà Công ty TTH từ chối ký mới còn là vì cách đặt vấn đề và trao đổi của đại diện Công ty KT quá căng thẳng và mang tính dọa nạt kiện tụng nên Công ty TTH không mong muốn tiếp tục trao đổi.

Từ việc xác định vấn đề, xác định nguyên nhân vấn đề, Luật sư đã lên kế hoạch chi tiết và đưa ra đề xuất cụ thể về nội dung của Hợp đồng trên cơ sỏ hài hòa lợi ích của các bên và giải tỏa được những quan ngại, bất bình của Công ty TTH. Kết quả là Công ty TTH đã đồng ý ký hợp đồng cho thuê địa điểm kinh doanh cho Công ty KT, trong đó ghi nhận cam kết của Công ty KT sẽ trả lại toàn bộ diện tích thuê trong vòng 01 thảng kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Công ty TTH.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest.

II- LUẬT SƯ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Khi thực hiện xong kế hoạch giải quyết vấn đề, việc đánh giá kết quả vấn đề giúp cho người hành nghề luật rút ra được những kinh nghiệm, củng cố và hoàn thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Có một số phương thức đánh giá kết quả giải quyết vấn đề như sau:

Đánh giá trên cơ sở kế hoạch giải quyết vấn đề: Đây là phương thức đánh giá kết quả căn cứ vào các mục tiêu và các nội dung cụ thể của kế hoạch để có thể đo lường, đối chiếu và xác định được một cách cụ thể mức độ hoàn thành mục tiêu của việc thực hiện kế hoạch.    

- Đánh giá toàn bộ các bước của quá trình giải quyết vấn đề: Đây là phương thức đánh giá kết quả giải quyết vấn đề một cách tổng thể, chú trọng vào cả kết quả lẫn quá trình thực hiện việc giải quyết vấn đề. Phương thức đánh giá này giúp cho người hành nghề luật hoàn thiện được kỹ năng giải quyết vấn đề một cách bài bản và giá trị hơn. Kết quả của phương thức này là những kinh nghiệm được đúc rút ra trong từng giai đoạn của quá trình giải quyết vấn đề và trong toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề.

Nếu như hai phương thức đánh giá nêu trên thường được thực hiện trên danh nghĩa là các phương thức đánh giá chính thức (thực hiện nhờ những cơ chế kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra đầu ra, biên bản, báo cáo, khảo sát...) thì việc đánh giá không chính thức cũng hết sức cần thiết đối với người thực hành nghề luật. Việc xem xét lại không chính thức thường bao gồm việc quan sát va trao đổi với những người tham gia vào quá trình thực hiện. Trong một số trương hợp, các ý kiến nhận xét, trao đổi, góp ý không chính thức lại có những giá trị thiết thực cho việc hoàn thiện kỹ năng của người hành nghề luật.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư: thực hiện giải pháp, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.52403 sec| 1124.578 kb