Kỹ năng giải quyết vấn đề - một số nội dung cơ bản

"Không gì được phân phối công bằng hơn lương tri: không ai nghĩ mình cần nhiền hơn những gì mình đã sẵn có".

- Rene Descartes

Kỹ năng giải quyết vấn đề - một số nội dung cơ bản

Người hành nghề luật luôn phải đối mặt với những vấn đề, khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện công việc, chức năng, nhiệm vụ của mình hoặc những vấn đề của khách hàng, các vụ án, vụ việc mà mình giải quyết.

Thực tế cho thấy, những Luật sư hàng đầu, thực hành nghề hiệu quả và tài giỏi không chỉ thực hành luật. Họ là những người giải quyết vấn đề và ngăn ngừa vấn đề. Luật chỉ là một công cụ để họ thực hành công việc của mình.

Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc.

Liên hệ

Vấn đề có thể có nhiều loại như: (i) vấn đề sai lệch - vấn đề xuất hiện do việc chưa tuân thủ hoặc không tuấn thủ chặt chẽ các quy trình, quy định của công việc có thể dẫn đến hoặc đã dẫn đến những hậu quả nhất định; (ii) vấn đề cần cải thiện, hoàn thiện vấn đề phát sinh từ yêu cầu phát triển, nâng cao hiệu suất, năng suất, kết quả).

Nếu dựa vào tiêu chí về thời điểm xuất hiện của vấn đề, có thế chia vấn đề thành các loại như: (i) vấn đề hiện tại (những vấn đề đã xuất hiện và cần phải giải quyết); (ii) vấn đề dự báo (những vấn đề dự báo có thể xảy ra dựa trên những cơ sở thực tế, dấu hiệu nhất định). Mỗi loại vấn đề đều có những đặc điểm nhất định và đều là những khó khăn, thách thức mà người hành nghề luật cần phải giải quyết. Việc giải quyết vấn đề trong quá trình người hành nghề luật thực hiện công việc của mình không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân họ mà còn có ý nghĩa và giá trị đối với các cá nhân, tổ chức chịu sự tác động từ việc thực hiện các giải pháp đó.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm thiết yếu đối với bất kỳ ngành nghề nào. Thế kỷ XXI là thế kỷ mà Ngân hàng Thế giới gọi là kỳ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng (Skills Based Economy). Các nhà khoa học thế giới cho rằng: để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Bộ Lao động Mỹ và Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc.

Theo kết quả của nghiên cứu này, kỹ năng giải quyết vấn đề là 01 trong 14 kỹ năng quan trọng, thiết yếu đối với công việc. Hội đồng Kinh doanh Úc và Phòng Thương mại và Còng nghiệp Úc đã xuât bản cuốn: “Kỹ năng hành nghề cho tương lai", trong đó đã nhận diện kỹ năng giải quyết Vấn đề là một trong "kỹ năng hành nghề cần thiết cho tương lai".

Bộ Phát triển Nguồn nhân lực và Kỹ năng Canada (Human Resources and Skills Development Canada - HRSDC) và Tổ chức Conference Board of Canada đã có nghiên cứu và đưa ra danh sách các kỹ năng hành nghề cho thế kỷ XXI (Employability Skills 2000+), trong đó ghi nhận về kỹ năng giải quyết vấn đề và tầm quan trọng của kỹ năng này trong bối cảnh hiện nay. Cơ quan Chứng nhận Chương trình và Tiêu chuẩn của Anh cũng đưa kỹ năng giải quyết vấn đề vào danh mục các kỹ năng quan trọng. Chính phủ Singapore có Cục Phát triển lao động - WDA (Workforce Development Agency), WDA đã thiết lập hệ thống các kỹ năng hành nghề ESS (Singapore Employability Skills System), trong đó cũng ghi nhận về kỹ năng giải quyết vấn đề.

Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư nội bộ) của Công ty Luật TNHH Everest

Có được sự công nhận của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA) trong việc đào tạo luật là điều các trường đại học luật tại Mỹ hướng tới. Bởi lẽ, chỉ những người tốt nghiệp các trường luật do ABA công nhận thì mới có thể tham gia kỳ thi cấp chứng chỉ thực hành nghề luật - cánh cửa để trở thành Luật sư, Công tố viên, Thẩm phán cũng như thực hiện các công việc có liên quan đến việc giảng dạy và thực hành nghề luật. ABA ban hành Bộ tiêu chuẩn và quy định về thủ tục công nhận các trường đại học luật để làm căn cứ cho việc công nhận - những tiêu chuẩn này cũng chính là cơ sở để các trường luật tổ chức hoạt động đào tạo của mình.

Năm 1921, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ lần đầu tiên ban hành Bộ tiêu chuẩn cho giáo dục pháp luật: Bộ tiêu chuẩn thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và được công bố như hướng dẫn chính thức cho hoạt động đào tạo luật tại Mỹ. Theo Tiêu chuẩn 303' thuộc Bộ tiêu chuẩn và quy định về thủ tục công nhận các trường đại học luật của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ (ABA Standards and Rules for Approval of Law Schools 2019 - 2020), yêu cầu về chương trình đào tạo luật được quy định như sau: “(a) Trường luật được yêu cầu cung cấp cho sinh viên sự giảng dạy thích đáng về: (1) luật nội dung cơ bản cần thiết để có thể tham gia nghề luật một cách có trách nhiệm và hiệu quả; (2) kỹ năng phân tích và tư duy pháp lý, kỹ năng tra cứu pháp lý, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp”.

Trong cuốn “Các kỹ năng hành nghề của Luật sư”, các tác giả Stefan H Kriewger, Richard K.Neumann, JR cũng nhận định rõ là: “Các Luật sư giải quyết các vấn đề đang tồn tại và ngăn ngừa những vấn đề trong tương lai. Đó là điều mà khách hàng muốn và cần. Thực tế cho thấy những Luật sư hàng đầu, thực hành nghề hiệu quả nhất và tài giỏi mà bạn biết đến thì không chỉ thực hành luật. Họ là những người giải quyết vấn đề và ngăn ngừa vấn đề và luật chỉ là một công cụ để họ thực hành công việc của mình”.

Tại Anh, trong giai đoạn 1 - giai đoạn đào tạo cơ bản của chương trình đào tạo Luật sư tư vấn tại Anh (Legal Practice Course), bên cạnh việc phải học các môn học như Quy tắc và ứng xử nghề nghiệp, Di chúc và quản lý di sản, Thuế... học viên được học nhiều kỹ năng quan trọng khác như: kỹ năng tra cứu pháp luật và án lệ; kỹ năng hỏi đáp; kỹ năng soạn thảo, thương lượng; kỹ năng tư vấn; kỹ năng quản lý công việc: khả năng quản lý thời gian, thực hiện công việc được ủy quyền, lập các dự án; các kỹ năng giao tiếp (giao tiếp bằng lời nói và bằng văn bản. Khả năng hiểu các ngôn ngữ, thông tin phức tạp và trình bày các thông tin đo bằng ngôn ngữ tiếng Anh rõ nghĩa, kỹ năng giao tiếp cá nhân): kỹ năng làm việc theo nhóm và hợp tác tốt với đồng nghiệp; kỹ năng giải quyết vấn đề.

Từ những tổng kết nêu trên có thể thấy, kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng cần thiết, cần được giảng dạy và thực hành nhằm nâng cao hiệu quả công việc cho người hành nghề luật tại Việt Nam hiện nay. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng mềm Nghề Luật - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giải quyết vấn đề - một số nội dung cơ bản

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.53162 sec| 1092.453 kb