Kỹ năng giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

"Quan tòa bị kết án khi tội nhân được xóa tội"

Publilius Syrus



 

Kỹ năng giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Tiếp xúc, trao đồi với khách hàng khi tham gia thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Luật sư cần nhận diện được đặc thù thủ tục giải quyết việc dân sự về thuận tình ly hôn, từ đó tư vấn cho khách hàng giải quyết việc ly hôn của họ phù hợp, đúng pháp luật.

Liên hệ

1- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sư khởi kiện

1.1- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận, thống nhất được việc giải quyết tất cả những vấn đề trong quan hệ HN&GĐ: thỏa thuận được việc ly hôn, nuôi con, cấp dưỡng nuôi con (nếu có) và chia tài sản (nếu có). Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn quy định tại khoản 2 Điều 29 BLTTDS năm 2015. Thù tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn quy định cụ thể tại Điều 396 BLTTDS năm 2015 và các quy định khác của BLTTDS năm 2015. Theo quy định tại Điều 55 Luật HN & GĐ nãm 2014 thi: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chinh đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. Như vậy, điều kiện để Tòa án thụ lý đơn yêu câu cóng nhận thuận tinh ly hôn là trường hợp vợ chồng cùng tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia hoặc không yêu cầu chia tài sản; thỏa thuận được việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (nếu có). Nội dung thỏa thuận của vợ chồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và bảo đảm được quyền lợi chính đáng của vợ và con khi ly hôn.

Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng khi họ có yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Luật sư lắng nghe trinh bày của khách hàng, kết hợp với hỏi, xác định và phân tích tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp, từ đó, xác định các tình tiết của vụ việc, yêu cầu của khách hàng. Trên cơ sở đó Luật sư xác định các điều kiện yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Xác định các tình tiết trong loại việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn xuất phát từ đặc thù của loại việc HN&GĐ này. Đó là các tình tiết xác định tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân; con chung, tài sản chung, tài sản riêng (nếu có); ý chí của vợ chồng đối với việc giải quyết quan hệ hôn nhân, nuôi con và tài sản khi ly hôn. Đê xác định chính xác tính hợp pháp quan hệ hôn nhân Luật sư căn cứ vào quy định của pháp luật HN&GĐ và các tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp. Đối với trường hợp vợ chồng có giấy chứng nhận kết hôn, việc xác định hôn nhân hợp pháp không có sự khó khăn. Song, trường hợp vợ chồng không có giấy chứng nhận kết hôn, Luật sư cần xác định rõ thời điểm chung sống của họ và tình trạng chung sống để xác định quan hệ hôn nhân của họ có được Tòa án công nhận không. Nếu đáp ứng các điêu kiện công nhận quan hệ hôn nhân theo quy định cùa pháp luật HN&GĐ mới được quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp không đủ điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân, Luật sư tư vấn cho khách hàng theo thủ tục giải quyết vụ án không công nhận quan hệ vợ chồng. Đồng thời, Luật sư cần xác định các tình tiết về căn cứ ly hôn (tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được); các tình tiết về con chung, riêng (nếu có); tài sản chung (nếu có); tài sản riêng (nếu có); về nợ chung, nợ riêng và thỏa thuận của vợ chồng; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về giải quyết nợ (nếu có). Do giải quyết theo thu tục việc HN&GĐ công nhận thuận tình ly hôn, vợ và chồng phải thống nhất thỏa thuận giải quyết được tất cả các mối quan hệ: hôn nhân; quan hệ nuôi con chung, quan hệ về tài sản, nên Luật sư chỉ tư vấn cho khách hàng yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn khi có đủ các điều kiện này, nếu có tranh chấp về một vấn đề trên thì cần tư vấn cho khách hàng thủ tục giải quyết vụ án ly hôn. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, khách hàng có thể chỉ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn hoặc có thể yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và công nhận thỏa thuận nuôi con hoặc đồng thời có cả ba yêu cầu: công nhận thuận tình ly hôn; công nhận thỏa thuận nuôi con; thỏa thuận về việc chia tài sản khi ly hôn.

Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Luật sư sử dụng điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015 để xác định và tư vấn cho khách hàng về Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của họ và soạn thảo đơn yêu cầu cũng như chuẩn bị tài liệu nộp kèm theo đơn yêu cầu. Theo đó, Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

1.2- Kỹ năng soạn thảo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Soạn thảo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Luật sư cần đảm bảo yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 362 BLTTDS năm 2015. Về hình thức, đơn yêu câu công nhận thuận tình ly hôn phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của cả hai vợ chồng. Đây là đặc trưng pháp lý về hình thức đơn yêu câu công nhận thuận tình ly hôn khác với đơn yêu câu việc dân sự khác. Đôi với các việc dân sự khác, chỉ cần một người có quyên yêu cầu việc dân sự và người này có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự ký vào đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự. Còn đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì bắt buộc cả hai vợ, chồng phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Vợ, chồng trong trường hợp này cùng có tư cách là người yêu cầu khi tham gia tố tụng. Vì vậy, nếu đơn yêu cầu chỉ có chữ ký (điểm chỉ) của một bên vợ hoặc chồng thì phải yêu cầu giải quyêt theo thủ tục vụ án ly hôn.

Về nội dung, đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải ghi cụ thể các mục giống đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự khác. Đồng thời, Luật sư soạn thảo các nội dung phủ hợp với đặc thù của yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, cụ thể: Chỉ trong trường hợp đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thể hiện được sự thỏa thuận cụ thể của cả vợ và chồng đối với tất cả các vấn đề về quan hệ hôn nhân, nuôi con (nếu có): tải sản (nếu có) thì Tòa án mới thụ lý giải quyét theo thủ tục giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Vì vậy. tại mục d khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015 về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Luật sư cần trình bày về các tình tiết, thỏa thuận và yêu cầu của vợ chồng về từng quan hệ theo một trật tự logic. Cụ thể, Luật sư trình bày như sau:

- Các tinh tiết về thời điềm kết hôn, xác định tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân, quá trình chung sống: mâu thuẫn vợ chồng, nguyên nhân mâu thuẫn, tình trạng trầm trọng của quan hệ hôn nhân, thỏa thuận về việc ly hôn của vợ chồng.

- Các tình tiết về con chung: họ, tên; ngày tháng năm sinh của từng con (nếu có); hiện con chung đang trực tiếp do ai nuôi dưỡng; về con riêng (nếu có); thỏa thuận của vợ chồng về nuôi con và cấp dưỡng nuôi con.

- Các tình tiết, thỏa thuận cụ thể về việc phân chia từng loại tài sản chung của vợ chồng (nếu có); quyền tài sản (nếu có): bất động sản, động sản, tải sản riêng của mỗi bên (nếu có).

- Các tình tiết, thỏa thuận của vợ chồng về phân chia nghĩa vụ dân sự của vợ chồng. Ví dụ, nợ chung (nếu có), nợ riêng (nếu cỏ), sự đồng ý của người có quyền đối với việc thỏa thuận phân chia nghĩa vụ của vợ và chồng.

- Về yêu cầu: ghi rõ thỏa thuận cụ thể của vợ chồng về các quan hệ phải giải quyết: (1) quan hệ hôn nhân; (2) quan hệ về con: (3) quan hệ về tài sản.

- Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có các nhóm tài liệu, chứng cứ mang tính đặc thù. Tùy thuộc vào từng vụ việc, yêu cầu của khách hàng, Luật sư xác định các loại tài liệu, chứng cứ cụ thể.

2- Kỹ năng tham gia tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

2.1- Kỹ năng thu thập, cung cấp bổ sung chứng cứ và tham gia phiên hòa giải

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

Giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Luật sư sẽ xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổ sung tư vẩn cho khách hàng cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu. Các tài liệu, chứng cứ phải đủ để chứng minh thỏa thuận của các bên là hợp pháp và có căn cứ. Luật sư cần chú ý, thỏa thuận của vợ chồng về việc chia tài sản; việc trông nom, nuôi dường, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của con mới được Tòa án công nhận. Luật sư thực hiện kỹ năng thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ trên cơ sở xác định chứng cứ cần phải có để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và thông báo của Tòa án yêu cằu giao nộp bố sung tài liệu, chứng cứ.

Trường hợp đương sự có yêu cầu nuôi con chung từ đủ 7 tuổi trở lên, Luật sư cần lưu ý 2 vấn đề:

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Chính vì vậy, do đặc thù của việc giải quyết loại việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tinh ly hôn nên trong trường hợp các đương sự có yêu cầu nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên, Tòa án phải lấy lời khai của con.

Thứ hai, trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, tuy nhiên trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác đảm bảo được lợi ích tốt nhất con thì Luật sư cần tư vấn các bên thỏa thuận giao cho người cha nuôi dường.

Trong quá trình chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có thể có trường hợp các đương sự thay đổi thỏa thuận. Nếu vợ chồng thay đổi sự thoả thuận (một phần hay toàn bộ) bằng một thỏa thuận mới thì Tòa án tiếp tục giải quyết theo thủ tục việc HN&GĐ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này, Luật sư cần giúp khách hàng soạn thảo “đơn đề nghị thay đổi thỏa thuận của vợ chồng về việc thuận tình ly hôn”. Trong đơn cần trình bày cụ thể sự thay đổi thỏa thuận về nuôi con, chia tài sản với thỏa thuận ban đầu trong đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn và đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận mới, cụ thể của các đương sự.

Theo quy định tại Điều 3 BLTTDS năm 2015: trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản. Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chi giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án ly hôn để giải quyết. Vì vậy, khi Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn. Luật sư cần lưu ý tư vấn cho khách hàng việc giải quyết ly hôn của họ chuyển sang giải quyết theo thủ tục vụ án ly hôn nên họ không phải thực hiện lại thủ tục khởi kiện vụ án ly hôn.

Theo quy định tại Điều 10 BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự thì: "Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, BLTTDS năm 2015 không giới hạn thủ tục hòa giải chỉ áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án mà còn có thể áp dụng trong thủ tục giải quyết việc dân sự và cụ thể là áp dụng đối với giải quyết việc HN&GĐ về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

2.2- Chuẩn bị bản trình bày yêu cầu, ý kiến phát biểu trong phiên họp giải quyết việc dân sự sơ thẩm

Trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành, Tòa án ra quyết định mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Tại phiên họp, Luật sư thực hiện kỹ năng trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của yêu cầu giống như tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự nói chung. Do vậy, Luật sư chuẩn bị bản trình bày yêu câu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con (nếu có), chia tài sản khi ly hôn (nếu có). Bản trình bày yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cũng soạn thảo theo ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần đề xuất.

Trong bản trình bày yêu cầu của đương sự, Luật sư phân tích các căn cứ đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con (nếu có), chia tài sản (nêu có). Khi phân tích các căn cứ, Luật sư đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng minh quan hệ hôn nhân hợp pháp, căn cứ ly hôn, các thỏa thuận bảo đảm quyền lợi của vợ, con (chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động) về việc chia tài sản (nếu có); việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (nếu có); thỏa thuận về các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng (nếu có). Đồng thời Luật sư kết hợp với viện dẫn, phân tích quy định của pháp luật HN&GĐ, BLTTDS năm 2015 đề xuất Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc ly hôn; về giao con cho từng bên đương sự nuôi dưỡng, việc cấp dưỡng nuôi con cụ thể của đương sự; về việc giao từng tài sản chung cho mỗi bên vợ chồng sử dụng. Luật sư cần lưu ý trình bày nội dung thỏa thuận vợ chồng phải cụ thể, rõ ràng, bảo đảm được việc thi hành án vả không vi phạm điều cấm của pháp luật được Tòa án công nhận.

Về áp dụng luật, Luật sư chú ý viện dẫn các điều luật nội dung và tố tụng trực tiếp quy định về giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Cụ thể, Luật sư sử dụng các điêu 51, 55 Luật HN & GĐ năm 2014 đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận về việc ly hôn. Nếu có thỏa thuận về nuôi con áp dụng thêm Điều 58, Điều 81 Luật HN&GĐ năm 2014 (nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên). Nếu có thỏa thuận về việc chia tài sản cần áp dụng thêm các điều luật quy định trực tiếp về quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng theo các Luật HN&GĐ năm 1959, 1986, 2000, 2014; các quy định của BLDS (tùy thuộc thời điểm xác lập quyền sở hữu tài sản chung vợ chồng) và các điều luật quy định về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn: Điều 59 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn; Điều 61 về chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đinh; Điều 62 về chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn; Điều 63 về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn; Điểu 64 về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh.

3- Kỹ năng tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Kỹ năng tham gia phiên họp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong thủ tục giải quyết việc dân sự yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thực hiện tương tự như tham gia thủ tục giải quyết các việc dân sự khác. Trong thủ tục giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn do vợ và chồng đều là người yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn nên Luật sư thường bảo vệ quyền lợi cho cả vợ và chồng. Vì vậy, tại phiên họp, Luật sư thực hiện kỹ năng trình bày yêu cầu, căn cứ của yêu cầu và đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu. Khi trình bàỵ, Luật sư sử dụng nội dung bản trình bày đã soạn thảo trước.

Sau khi trình bày phần mở đầu, Luật sư tiếp tục trình bày phần nội dung. Phần này, Luật sư trình bày căn cứ của yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ, chồng. Luật sư trình bày tình tiết về quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung, đánh giá, sử dụng chứng cứ và viện dẫn, phân tích luật nội dung, tố tụng, kết luận về từng vấn đề cần giải quyết.

- Các tình tiết, đánh giá các tài liệu, chứng cứ thể hiện trong các nguồn chứng cứ như giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu (hoặc các tài liệu, chứng cứ khác thay thế) là cơ sở kết luận về quyền yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn của vợ, chồng.

- Các tình tiết, đánh giá tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ ly hôn: hôn nhân vợ chồng đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được và cả hai thật sự tự nguyện ly hôn là cơ sở yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về ly hôn của vợ, chồng.

- Nếu có yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về nuôi con cần trình bày thêm các tình tiết, đánh giá tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ con: ngày, tháng năm sinh của từng con (được thể hiện trong giấy khai sinh); điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của từng bên vợ hoặc chồng (chỗ ở, nghê nghiệp, thu nhập...); thoa thuận của vợ chồng về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; cấp dưỡng nuôi con. Đồng thời, Luật sư viện dẫn luật nội dung là sơ sở đề xuất Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên về nuôi con.

- Nếu có yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về tài sản cần trình bày các tình tiết kết hợp với đánh giá, sử dụng các tài liệu, chứng cứ (thế hiện giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hợp đồng mua bán tài sản...) và các quy định của pháp luật để chứng minh quyền sở hữu tài sản chung.

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự (HVTP - 2021)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.41996 sec| 1147.727 kb