Kỹ năng kiểm tra, nghiên cứu, phân tích chứng cứ là dấu vết hình sự

"Luật pháp quá nhẹ nhàng ít khi được tuân theo; quá hà khắc, hiếm khi được thi hành"

- Benjamin Franklin

Kỹ năng kiểm tra, nghiên cứu, phân tích chứng cứ là dấu vết hình sự

Dấu vết hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động chứng minh tội phạm. Khi kiểm tra, nghiên cứu, phân tích dấu vết hình sự, Luật sư cần nắm vững quy luật hình thành dấu vết, tính chất phản ánh của các dấu vết hình sự trong sự tác động lẫn nhau, qua đó làm rõ được nội dung, tính chất của sự việc xảy ra và quá trình diễn biến của vụ việc đó.

Liên hệ

I- KỸ NĂNG KIỂM TRA CHỨNG CỨ LÀ CÁC DẤU VẾT HÌNH SỰ

Đây là hoạt động xem xét của Luật sư đối với các dấu vết được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố cũng như được bổ sung tại phiên tòa nhằm đánh giá, xác định lại tính hợp pháp, tính khách quan, độ tin cậy và tính liên quan của chứng cứ. Cũng như các chứng cứ khác, chỉ có các dấu vết hình sự có đầy đủ các thuộc tính này mới được coi là chứng cứ, mới có giá trị chứng minh và mới được sử dụng làm căn cứ để Luật sư đưa ra các ý kiến đánh giá, phân tích, nhận định, kết luận, đề nghị của mình về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án.

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá tính hợp pháp của dấu vết hình sự thu thập được là kỹ năng đầu tiên mà Luật sư cần thực hiện khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, bởi lẽ chỉ khi các dấu vết hình sự được thu giữ, bảo quản hợp pháp mới được coi là chứng cứ và mới có giá trị chứng minh. Tính hợp pháp của các dấu vết hình sự được thể hiện ở sự tuân thủ các quy định của các điều 88, 90, 105, 106 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động phát hiện, thu giữ, bảo quản, niêm phong vật chứng là các vật mang dấu vết của tội phạm. Luật sư cần nghiên cứu kỹ các biên bản về thu giữ, bảo quản, niêm phong, mở niêm phong nhằm phát hiện có hay không vi phạm pháp luật trong quá trình thu giữ, bảo quản, niêm phong, mở niêm phong như thời điểm lập biên bản thu giữ, niêm phong, mở niêm phong; kiểm tra xem đã có đầy đủ chữ ký xác nhận của những người tiến hành hoặc tham dự theo quy định hay không? Nếu Luật sư phát hiện có một hoặc nhiều điểm vi phạm như nêu trên thì có đủ căn cứ xác định các dấu vết này bị coi là không hợp pháp, không được coi là chứng cứ và không có giá trị chứng minh trong tố tụng hình sự.

Kỹ năng kiểm tra, đánh giá tính khách quan, độ tin cậy của dấu vết hình sự là kỹ năng tiếp theo của Luật sư đánh giá nhằm sự phù hợp giữa các dấu vết này với các chứng cứ, tài liệu khác đã được thu thập về vụ án. Để kiểm tra, đánh giá được tính khách quan, độ tin cậy của dấu vết, Luật sư phải xem dấu vết đó có phù hợp với các chứng cứ, tài liệu khác trong vụ án như dấu vết thương tích trên thân thể nạn nhân có phù hợp với công cụ, phương tiện nghi là gây án đã thu giữ được ở hiện trường, có phù hợp với lời khai của nạn nhân và những người làm chứng hay không. Nếu phát hiện có mâu thuẫn giữa dấu vết và các chứng cứ, tài liệu khác thì Luật sư cần trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụng để tìm ra nguyên nhân có sự mâu thuẫn đó, có văn bản kiến nghị cơ quan tiến hành tố tụng khắc phục như trả hồ sơ điều tra bổ sung, thu thập thêm chứng cứ, giám định lại, giám định bổ sung theo quy định.

Kỹ năng tiến hành kiểm tra, đánh giá tính liên quan của dấu vết hình sự là kỹ năng tiếp theo của Luật sư xác định được dấu vết đó có liên quan đến tình tiết cụ thể nào của vụ án hay không, có phù hợp với lời khai của bị can về hành vi phạm tội, công cụ, phương tiện, thủ đoạn phạm tội, địa điểm, thời gian xảy ra hành vi phạm tội hay không, đồng thời cần so sánh, đối chiếu với các chứng cứ, tài liệu khác xác định sự phù hợp giữa chúng. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá tính liên quan của dấu vết hình sự thông qua nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, khi cần thiết Luật sư có quyền đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng cho mình trực tiếp xem xét dấu vết hình sự lưu giữ trên vật chứng để có cơ sở đánh giá chính xác tính liên quan của dấu vết hình sự khi có nghi ngờ về nguồn gốc chứng cứ, dấu vết, cơ chế hình thành dấu vết hình sự.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- KỸ NĂNG NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH CHỨNG CỨ LÀ DẤU VẾT HÌNH SỰ

Một là, Nghiên cứu, phân tích dấu vết hình sự, qua đó xác định chính xác, đầy đủ nội dung, tính chất và quá trình diễn biến của vụ việc

Khi nghiên cứu, phân tích dấu vết hình sự, Luật sư cần nắm vững quy luật hình thành dấu vết, tính chất phản ánh của các dấu vết hình sự trong sự tác động lẫn nhau, qua đó làm rõ được nội dung, tính chất của vụ việc xảy ra và quá trình diễn biến của vụ việc đó. Vì vậy, dấu vết hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động chứng minh tội phạm, bởi lẽ chứng minh tội phạm chính là hoạt động nhằm xác định tính chất của vụ việc đã xảy ra, xác định xem vụ việc đó có dấu hiệu của tội phạm (mang tính chất hình sự) hay không. Việc nghiên cứu, phân tích các dấu vết hình sự thu thập được không chỉ xác định được tính chất của vụ việc xảy ra mà còn làm rõ được quá trình diễn biến của vụ án. Thông qua đó chứng minh một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ về hành vi phạm tội và người đã thực hiện hành vi phạm tội đó.

Hai là, Khi nghiên cứu, phân tích dấu vết hình sự, Luật sư cần nghiên cứu kỹ về dấu vết sắc gọn hay dấu vết nham nhở; Dấu vết tươi mới hay đã khô; Mức độ nông, sâu của dấu vết..., xác định đúng phương thức, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc phạm tội đó. Qua đó có những đề xuất, kiến nghị kịp thời, hợp lý bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho khách hàng mà Luật sư bào chữa hoặc bảo vệ.

Để chứng minh về hành vi phạm tội xảy ra cần phải xác định được phương thức, thủ đoạn, công cụ phạm tội, thời gian, địa điểm xảy ra. Các dấu vết hình sự thu thập được ở hiện trường sẽ hỗ trợ đắc lực giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ sự thật về vụ án. Trên cơ sở đó có thể xác định được ai là người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khách quan về vụ án, tránh được việc oan sai trong quá trình điều tra chứng minh người thực hiện hành vi phạm tội. Đối với Luật sư bào chữa, bảo vệ cho khách hàng, dấu vết đôi khi đã minh oan cho khách hàng bị kết tội, nhưng ngược lại dấu vết cùng tố cáo sự thật về hành vi của người đã gây ra thiệt hại cho khách hàng mà Luật sư đang bảo vệ.

Ba là, Luật sư nghiên cứu, phân tích những dấu vết tại hiện trường vụ án thông qua: biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản khám nghiệm tang vật, phương tiện của vụ án và bản ảnh hiện trường,... thậm chí để làm rõ thêm nhiều chi tiết quan trọng Luật sư cần đến hiện trường xem xét kỹ các dấu vết. Qua đó, Luật sư xác định đúng và chính xác quá trình xảy ra sự việc phạm tội cũng như các tình tiết xác thực về vụ án để có những đề xuất, kiến nghị với các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn: Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (phần tự chọn) - Học viện Tư pháp và các nguồn khác.)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng kiểm tra, nghiên cứu, phân tích chứng cứ là dấu vết hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.78214 sec| 1099.398 kb