Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Không có con đê pháp luật án ngữ thì tự do chỉ là một dòng sông phá hoại".
- J. B. Say (Pháp)
Hồ sơ các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác các vụ án thông thường ở chỗ: do liên quan đến các hoạt động kinh doanh thương mại, vận chuyển hàng hóa, các lĩnh vực chuyên biệt như sản xuất, mua bán thuốc chữa bệnh, sở hữu trí tuệ..., nên phạm vi nhận diện hành vi bị coi là tội phạm rất rộng, khối lượng các tài liệu về hồ sơ hoạt động của doanh nghiệp, các hoạt động tố tụng xác minh, thu thập, định giá, giám định rất lớn.
Ngay trong quá trình điều tra, truy tố, các cơ quan tiến hành tố tụng bên cạnh việc lấy lời khai các bị can, còn phải xác minh, thu thập tại các cơ quan chức năng về quản lý ngành nghề, các Bộ ngành có các giám định viên về tài chính, thuế, môi trường, các doanh nghiệp thẩm định giá, kiểm toán, trưng cầu giám định về kỹ thuật hình sự.
Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thông thường được bắt đầu sau khi vụ án được kết thúc điều tra, CQĐT ban hành Bản kết luận điều tra vụ án. Theo quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2015 cùng như quy định tại Thông tư số 46/2019/TT- BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an, sau khi vụ án được kết thúc, trước khi hồ sơ chuyển sang VKS, nếu Luật sư yêu cầu, Điều tra viên có thể chấp thuận cho sao chụp các quyết định tố tụng và tài liệu liên quan đến khách hàng mà Luật sư nhận trách nhiệm bào chữa.
Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự là một trong những kỹ năng quan trọng trong quá trình hành nghề tham gia tố tụng của các Luật sư, không chỉ thông qua việc nhận diện, tiếp cận với hồ sơ vụ án, mà còn thể hiện khả năng nghiên cứu, tổng hợp, khái quát của Luật sư để có thể định hướng tư vấn, bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Luật sư phụ thuộc vào quan niệm xác định nguồn, thu thập và đánh giá chứng cứ, giá trị của từng loại chứng cứ, cách thức sắp xếp hồ sơ tài liệu, đánh dấu bút lục của các cơ quan tiến hành tố tụng, từ đó có căn cứ để xác định chính xác phạm vi nghiên cứu, kể cả phương pháp nghiên cứu nhằm đạt mục đích và yêu cầu của kỹ năng này. Ngoài ra, trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự đòi hỏi sự nhạy bén trong thao tác tư duy phát hiện vấn đề, tìm ra “mạch" của vụ án (những vấn đề cốt lõi, dựa vào đó có thể đánh giá đúng đắn hành vi của người bị tình nghi có phạm vào tội theo quyết định khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử hay không); đồng thời là cơ sở hình thành quan điểm bào chữa và tranh luận tại phiên tòa.
Để việc tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được coi là quyền của Luật sư, cần nắm bắt các quy định chung của pháp luật liên quan vấn đề này. Cụ thể: Các quyền của Luật sư được quy định tại Điều 73 BLTTHS năm 2015, Theo quy định tại Chương IV Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an thì cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án phải có trách nhiệm trong việc thực hiện một số hoạt động của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Trong thời hạn 02 (hai) ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, CQĐT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chì điều tra cho bị can, người bào chữa. Sau khi kết thúc điều tra, nếu người bào chữa đề nghị được đọc, ghi chép và sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa thì CQĐT phải tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa thực hiện yêu cầu này. Điều tra viên phải tập trung những tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa lại thành một tập hồ sơ; trường hợp người bào chữa đọc, ghi chép những tài liệu này, Điều tra viên bố trí cho người bào chữa đọc, ghi chép tại phòng làm việc thuộc trụ sở CQĐT. Trong quá trình người bào chữa đọc, ghi chép tài liệu, Điều tra viên phải giám sát chặt chẽ, không để người bào chữa tẩy xoá, sửa chữa, làm hư hỏng, rách, thay đổi, đánh tráo hoặc lấy mất tài liệu. Trường hợp người bào chữa đề nghị sao chụp những tài liệu này, Điều tra viên trực tiếp sao chụp (bằng máy photocopy) tài liệu đưa cho người bào chữa. Việc đọc, ghi chép hoặc sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án có liên quan đến việc bào chữa của người bào chữa phải được lập biên bàn ghi nhận, tài liệu giao cho người bào chữa phải có bản thống kê các tài liệu kèm theo.
Liên quan đến các quy định nêu trên, các Luật sư khi tham gia tố tụng cần biết rõ quyền của mình trong việc yêu cầu cơ quan và người có thẩm quyền cung cấp các quyết định tố tụng liên quan khách hàng mình nhận bào chữa; thu thập tài liệu từ khách hàng, thân nhân của họ hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt là biết rõ quyền của mình được tiếp cận và sao chụp hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa ngay tại CQĐT sau khi kết thúc điều tra, chứ không phải chỉ khi hồ sơ chuyển sang VKS.
Như trên đã nói, tùy theo tính chất và giai đoạn tố tụng của vu án, Luật sư có thể được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép tham khảo hồ sơ vụ án ngay sau khi kết thúc điều tra hoặc sau khi hồ sơ được chuyển sang VKS, Tòa án. Việc Luật sư được tạo điều kiện tham gia nghiên cứu hồ sơ sớm sẽ giúp cho việc tư vấn và bào chữa cho bị can có kết quả hơn. Bởi lẽ nếu được nghiên cứu hồ sơ vụ án sớm, Luật sư sẽ phát hiện kịp thời những thiếu sót về tố tụng và có thể kiến nghị ngay những vấn đề cần được tiếp tục điều tra làm rõ, đối chất, giám định hoặc thực nghiệm điều tra... Kinh nghiệm trong một số vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế lớn trong những năm vừa qua, khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư cần tập trung chú ý vào nhưng vấn đề sau:
Một là, việc đầu tiên khi nghiên cứu hồ sơ, Luật sư cần kiểm tra tính hợp pháp của các biện pháp và thủ tục tố tụng do cơ quan tiên hành tố tụng đã tiến hành. Cụ thể là xem xét nội dung và hình thức của các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt khám xét, kê biên, niêm phong hiện vật, tài liệu, tài sản... cần chú ý sự phù hợp về thời gian, thẩm quyền người ký các quyết định và sự phê chuẩn của VKS, nội dung của hành vi và cách thức tống đạt các quyết định này. Trong nhóm các tài liệu này, cần chú ý đến các tài liệu trao đổi nội bộ của các cơ quan tiến hành tố tụng, các văn bản yêu cầu điều tra bổ sung, những vướng mắc về mặt pháp lý thể hiện trong quá trình điều tra.
Hai là, cần nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp mà khách hàng là người điều hành hoặc có trách nhiệm trước thời điểm xảy ra vụ án, bao gồm các hồ sơ pháp nhân (quyết định, giấy phép thành lập, Điều lệ, quy chế); các quyết định bổ nhiệm, phân công công việc và những yếu tố, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp về mặt khách quan và chủ quan (tình hình sản xuất, kinh doanh vào thời điểm xảy ra vụ án, tình hình cấp vốn hoặc vay vốn ngân hàng, sự chỉ đạo của cấp trên, cơ quan chủ quản, tình hình nhân sự và năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp,...). Nghiên cứu các tập tài liệu liên quan đến sổ sách, giấy tờ của cá nhân hoặc doanh nghiệp khi xuất - nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt hàng hóa có kê khai hải quan, các mặt hàng miễn thuế...
Ba là, cần nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động mà vụ án đã xảy ra (tài liệu chuyên sâu chuyên ngành). Việc nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Luật sư cần chú ý quan điểm và thực tiễn tranh cãi về “tính pháp quy” và tầng cấp của các loại văn bản, vì chỉ các văn bản pháp quy từ cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ trở lên ban hành mới được coi là thuộc phạm vi các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế.
Bốn là, nghiên cứu kết quả điều tra thông qua các tài liệu, kết quả giám định, kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá, biên bản ghi lời khai với tính chất là các chứng cứ được thu thập theo trình tự luật định, các tài liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả nộp ngân sách (các khoản thuế), các thành tích khen thưởng của doanh nghiệp và cá nhân bị can, các tài liệu về nhân thân...
Năm là, nghiên cứu các vấn đề về thủ tục tố tụng (Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tách nhập vụ án hình sự...): Chú ý căn cứ ban hành các quyết định và phê chuẩn, phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, thời hạn tạm giữ, tạm giam, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tiến hành và tham gia tố tụng; Lý lịch, nhân thân của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam... về các quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định, cần nghiên cứu trong quyết định trung cầu gửi đến cơ quan giám định có tư cách và thẩm quyền giám định không? Phạm vi, căn cứ và yêu cầu giám định? Các tài liệu cung cấp kèm theo cho cơ quan giám định? Ngoài ra, cần lưu ý liên quan công tác giám định, việc bổ nhiệm và phân công giám định viên có bảo đảm theo quy định của pháp luật? Căn cứ và phương pháp giám định? Nội dung kết luận giám định? Từ việc nghiên cứu này, xem xét, có ý kiến đánh giá xem có vi phạm hay không về thủ tục trưng cầu và giám định, cần thiết phải giám định lại hay giám định bổ sung hay không?... Ngoài ra, cần quan tâm đến các thủ tục đối chất, nhận dạng, thu giữ đồ vật, tài liệu, vật chứng. Vấn đề thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam, thủ tục ủy thác tư pháp...
Sáu là, nghiên cứu các chứng cứ, tài liệu thu thập được gắn liền với việc quy buộc tội danh, gỡ tội, giảm nhẹ TNHS đối với bị can, bị cáo: Những thao tác cần có của Luật sư, bao gồm và không hạn chế như kiểm tra, đối chiếu lại về nội dung giữa Cáo trạng và Kết luận điều tra, Kết luận điều tra bổ sung; xác định bị can, đương sự mà Luật sư nhận trách nhiệm bào chữa bị đề nghị truy tố về tội danh gì, các hành vi bị coi là tội phạm, khung hình phạt... Nghiên cứu các văn bản trao đổi giữa CQĐT và VKS, với cơ quan khác về việc đánh giá ban đầu về hành vi của bị can, cơ sở của việc đề nghị phê chuẩn bắt tạm giam. Nghiên cứu các kết luận giám định (tài sản, tài chính - kế toán, tâm thần, chữ ký, con dấu...), các biên bản xác minh, nhận dạng, đối chất, thực nghiệm điều tra. Quan trọng nhất, nghiên cứu các lời khai của bị can mình nhận bào chữa, các bị can khác, nhân chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, đồng thời nghiên cứu các văn bản pháp quy điều chỉnh lĩnh vực trật tự quản lý kinh tế, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS; trích lục tiền án, tiền sự...
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp “đọc” hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các Luật sư. Đối với các Luật sư mới bước vào nghề, thường có tâm lý tham lam muốn đọc, tham khảo hết tất cả các tài liệu có trong hồ sơ. Trừ trường hợp ở một số địa phương có điều kiện trang bị máy photo hoặc Luật sư có máy ảnh, điện thoại Smartphone... khi Tòa cho phép các Luật sư được photocopy hồ sơ vụ án, trong nhiều trường hợp Luật sư đều phải trực tiếp đọc và ghi chép. Trong trường hợp không được sao chụp, Luật sư nên có một quyển sổ hoặc tập giấy ghi chép hồ sơ riêng, đồng thời có thể tạo cho mình cách ghi các chữ viết tắt, các ký hiệu riêng hoặc cách viết tốc ký để ghi chép cho nhanh. Cách ghi chép cũng cần khoa học, rõ ràng để khi chứng minh có tính thuyết phục và có căn cứ. Bất cứ việc ghi chép một tài liệu nào trong hồ sơ cũng phải thế hiện được các yếu tố: Xuất xứ của tài liệu (hoặc cơ quan ban hành văn bản), số, ngày tháng, trích yếu nội dung, người ký và số bút lục (cần lưu ý cách thức thiết lập hồ sơ tố tụng hình sự hiện nay chưa có sự thống nhất như đã nêu trên).
Điểm e và g khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015 về nghĩa vụ của người bào chữa đã quy định không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa, trừ trường hợp người này đồng ý bằng văn bản và không được sử dụng thông tin đó vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 177 BLTTHS năm 2015 quy định về nghĩa vụ không được tiết lộ bí mật điều tra. Trường hợp cần giữ bí mật điều ưa, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải yêu cầu người tham gia tố tụng không được tiết lộ bí mật điều tra, yêu cầu này được ghi vào biên bản. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS theo quy định của luật.
Tuy nhiên, trong thực tiễn hành nghề, việc hiểu, giải thích và vận dụng quy định này chưa được thống nhất giữa người tiến hành và người tham gia tố tụng, vì nội hàm khái niệm “bí mật điều tra” chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS và các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, trong hồ sơ vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có nhiều tài liệu tố tụng trao đổi giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, tuy có dấu “Mật”, “Tối mật” hoặc “Tuyệt mật”, nhưng được đóng dấu bút lục và Luật sư lại được tiếp xúc, đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra. Nhằm tránh những sai sót, vi phạm có thể xảy ra trong quá trình Luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra và sử dụng các tài liệu, hồ sơ vụ án bảo đảm tuân thủ đúng đắn các quy định pháp luật, Luật sư cần chú ý những điểm sau: Trước hết, về nhận thức, có thể hiểu bí mật điều tra là toàn bộ những thông tin (bằng văn bàn hoặc trao đổi miệng), tài liệu, cơ sở dữ liệu tin học... được hình thành trong giai đoạn điều tra kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra, được Điều tra viên thông báo và ghi nhận bằng biên bản cho người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của các đương sự có trách nhiệm phải bảo mật, mà nếu tiết lộ ra bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và các hoạt động bình thường khác theo quy định của pháp luật của cơ quan và người tiến hành tố tụng”. Do đó, từ thực tiễn hành nghề, Luật sư cần thận trọng khi tiếp xúc, nghiên cứu các tài liệu có thể được coi thuộc về “bí mật điều tra”. Những tài liệu dạng này có thể là:
- Các thông tin, tài liệu do CQĐT ban hành, cung cấp, trao đổi ý kiến với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan chức năng khác, các báo cáo sơ kết, tổng kết và báo cáo tiến độ điều tra liên quan trực tiếp đến vụ án có đóng dấu “Mật” mà nếu bị tiết lộ, có thể ảnh hường đến thẩm quyền, chức năng và hiệu quả tiến hành các hoạt động điều tra của CQĐT.
- Những tin báo, tố giác về tội phạm mà nếu tiết lộ sẽ khiến cho việc điều tra tội phạm gặp khó khăn, kẻ phạm tội bỏ trốn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống, an toàn của người cung cấp, tố giác tội phạm.
- Nội dung các thông tin, trao đổi đã được ghi nhận trong các Biên bản hỏi cung bị can, biên bản đối chất, biên bản làm việc, biên bản xác minh, thực nghiệm... mà Điều tra viên đã cung cấp, sao chụp, thông báo cho Luật sư và lập biên bản yêu cầu Luật sư phải giữ bí mật.
- Các yêu cầu điều tra bổ sung do VKS hoặc Kiểm sát viên yêu cầu đối với CQĐT có đóng dấu “Mật”, mà nếu tiết lộ có thể ảnh hưởng đến quá trình điều tra.
Về thời điểm xác định giới hạn bắt đầu và hết hiệu lực của những thông tin được coi là “bí mật điều tra” mà Luật sư có trách nhiệm không được tiết lộ, đó là toàn bộ thời hạn từ khi CQĐT chấp thuận tư cách người bào chữa cho bị can hoặc chính thức thông báo về nghĩa vụ tuân thủ “bí mật điều tra” và được lập thành biên bản chính thức, cho đến khi kết thúc điều tra, tống đạt bản kết luận điều tra cho bị can hoặc những người tham gia tố tụng khác.
Về vấn đề “quan điểm của các thành viên của HĐXX của các cấp Tòa án khi nghị án” phải được hiểu là trước hay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Theo chúng tôi, dù là trước khi bàn án có hiệu lực hay sau khi bản án có hiệu lực vẫn là tài liệu Mật và vẫn phải tuân thủ quy định về việc sử dụng tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước trong ngành TAND được quy định tại Điều 9 của Quy chế bảo vệ bí mật. Quy định của Điều 9 như sau:
(a) Mọi tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu. Việc phổ biến, nghiên cứu phải được tổ chức ở nơi đảm bảo bí mật.
(b) Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước do ngành TAND quản lý sau khi được sự đồng ý của Chánh án TANDTC. Các băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh có độ Mật phải được quản lý, bảo quản như tài liệu gốc.
Theo quy định của Điều 9 thì trong mọi trường hợp, tài liệu mang bí mật nhà nước phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến. Việc khai thác, sử dụng tài liệu (ghi chép, ghi âm, ghi hình, quay phim tài liệu, vật mang bí mật nhà nước) chi được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Chánh án TANDTC.
Căn cứ vào quy định của Điều này thì trường hợp Luật sư tham gia tố tụng tại phiên tòa đã được Tòa án cho phép photocopy thì cũng chỉ được sử dụng tài liệu có độ Mật của Nhà nước trong hồ sơ vụ án vào mục đích bào chữa nhưng không được công bố tài liệu đó và không được sử dụng vào mục đích khác (giảng dạy, viết sách) được. Nếu sử dụng các tài liệu được coi là bí mật nhà nước trái với quy định cua Điều 9 nêu trên sẽ bị coi là vi phạm Quy chế bảo vệ bí mật của ngành Tòa án.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hình sự
Trong quá trình tiếp cận hồ sơ để sao chụp và xử lý hồ sơ vụ án hình sự, ngoài việc Luật sư thường gặp rất nhiều khó khăn, một phần đến từ việc tiếp xúc với cơ quan tiến hành tố tụng để tiếp cận hồ sơ vụ án, nhưng phần lớn đến từ việc chưa có phương pháp sao chụp và xử lý hồ sơ hiệu quà. Thông thường các Văn phòng Luật sư, Công ty luật thường sao chụp, xử lý và quản lý hồ sơ, tài liệu hồ sơ vụ án hình sự theo phương pháp truyền thống bằng cách ghi chép, nhờ Thư ký Tòa án pho to hoặc in ấn trên giấy tờ, ghi nhận tại sổ sách theo dõi, đóng thành tập hồ sơ giấy và lưu lại trong tủ hồ sơ hoặc kho lưu trữ, đánh dấu và số và ghi chép thông tin vào các kẹp file hồ sơ để có thể tìm kiếm lại khi cần.
Tuy nhiên theo thời gian khối lượng các tài liệu, hồ sơ, công văn, giấy tờ tăng lên rất nhiều và công tác quản lý công văn, tài liệu theo cách quản lý truyền thống đã bộc lộ nhiều hạn chế, tài liệu dễ bị hỏng, bị thất lạc, đồng thời việc tra cứu tài liệu mất nhiều thời gian làm giảm hiệu quả công việc. Chính vì thế, nhu cầu áp dụng công nghệ và số hóa tài liệu hồ sơ vụ án hình sự là giải pháp hữu hiệu trong việc hoàn thiện kỹ năng của các Luật sư tranh tụng, là xu thế phát triển của các Văn phòng Luật sư, Công ty luật hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0). Cuộc cách mạng này tạo ra môi trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới. Tại đây, các loại thiết bị điện tử sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để điều khiển và hạn chế sự lệ thuộc vào con người. Xu hướng hiện nay của các Văn phòng Luật sư, Công ty luật trên thế giới là chuyển đổi hoàn toàn dữ liệu giấy tờ thành dữ liệu điện tử, tự động hóa và tối ưu hóa việc quản lý, xử lý dữ liệu hồ sơ. Việc áp dụng những công nghệ tiến bộ của công nghệ 4.0 này sẽ giúp cho việc sao chụp, xử lý và nghiên cứu hồ sơ hình sự của Luật sư trở nên hiệu quả, nhanh chóng, tiện lợi, từ đó góp phần nâng cao năng suất công việc, giúp Luật sư thực hiện tốt chức năng, quyền và nghĩa vụ cua minh khi tham gia tố tụng trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Là nền tảng căn bản của Cách mạng công nghệ 4.0, điện toán đám mây là việc cung cấp theo yêu cầu sức mạnh tính toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu, ứng dụng và các tài nguyên công nghệ thông tin thông qua một nền tang các máy chủ trên Internet của các Công ty cung cấp dịch vụ Công nghệ qua internet. Điện toán đám mây đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các Văn phòng Luật sư, Công ty luật trong việc lưu trữ dữ liệu hồ sơ vụ án với dung lượng lưu trữ vượt trội hơn so với các thiết bị lưu trữ truyền thống như ổ cứng máy tính, ổ cứng di động, USB. Mặt khác, điện toán đám mây cho phép Luật sư tiếp cận, chỉnh sửa và xử lý hồ sơ vụ án nhanh chóng ở mọi thời gian, địa điểm với mọi loại thiết bị thông qua một hệ thống điện toán thống nhất. Với sự phổ biến ngày càng tăng của mạng Internet không dây và mạng di động 5G cũng như sự phát triển của Công nghệ Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (Internet of Things), các dữ liệu hồ sơ vụ án được các thiết bị di động tải lên, lưu trữ và xử lý trên mạng với tốc độ ngày càng cao. Các dữ liệu hồ sơ vụ án sau khi được sao chụp sẽ nhanh chóng được tải lên tài khoản của Công ty luật, Văn phòng Luật sư trên điện toán đám mây, từ đó được tải xuống các thiết bị xử lý hình ảnh để tiến hành nhận dạng, phân loại và xử lý theo nhu cầu của Luật sư. Các dữ liệu hồ sơ vụ án sau khi được xử lý có thể được tải lên lại tài khoản nêu trên để Luật sư có thể tiếp cận bất kỳ lúc nào trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản, tham dự các cuộc họp hoặc tham gia tranh tụng.
Điện toán đám mây cũng góp phần giúp việc chia sẻ dữ liệu, sao chép và phối hợp làm việc giữa Luật sư và khách hàng, giữa các Luật sư với nhau trở nên dễ dàng và tiện lợi thông qua việc kết hợp với các dịch vụ công nghệ khác như thư điện tử, mạng xã hội, phần mềm liên lạc.
Hiện nay, vấn đề được các Luật sư đặt ra là khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, các file hồ sơ không được lưu trữ nội bộ mà được lưu trữ trong các máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Công nghệ điện toán đám mây, việc sử dụng dịch vụ điện toán đám mây ngày càng được các Luật sư tin dùng và sẽ trở thành tiêu chuẩn công nghệ trong tương lai. Do đó, để đảm bảo tính chất bảo mật của hồ sơ vụ án hình sự, Luật sư có thể chọn lựa cho mình nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây có uy tín, bảo mật cao. Luật sư có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phổ biến như Google Drive, Microsoft One Drive, Drop Box hoặc nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chuyên nghiệp cho ngành luật như Legal Works.
Sau khi nhận được dữ liệu sao chụp từ các thiết bị sao chụp hồ sơ, bước tiếp theo của Luật sư là sử dụng công nghệ Scan và xử lý hình ảnh để tiến hành nhận dạng, phân loại và xử lý dữ liệu hình ảnh của hồ sơ vụ án được sao chụp. Khi sao chụp hồ sơ, do điều kiện ánh sáng trong phòng lưu trữ hồ sơ, tình trạng của văn bản cũng như giới hạn về mặt thời gian, dữ liệu hình ảnh ban đầu của hồ sơ khi sao chụp thường bị nhiều mảng sáng tối, không thấy rõ nội dung, màu sắc khiến cho Luật sư gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý, nghiên cứu hồ sơ vụ án. Thông thường, Luật sư lựa chọn cách photo hồ sơ, nhưng đối với những vụ án lớn với hàng trăm nghìn bút lục, vụ án có số lượng Luật sư đông thì việc photo hồ sơ cùng không phải là giải pháp tốt về mặt thời gian cũng như chi phí.
Với sự phát triển của Công nghệ 4.0, các phần mềm hỗ trợ scan trên máy tính và thiết bị di động đã có những tính năng vượt trội để loại bỏ những hạn chế nêu trên, cải thiện khả năng nghiên cứu và xử lý hồ sơ. Chỉ cần trang bị thiết bị ghi hình hoặc máy scan di động, sau khi các dữ liệu hình ảnh được tải về máy tính hoặc các thiết bị di động,
Luật sư có thể sử dụng các phần mềm này để căn chỉnh lề, làm trắng nền và nổi bật màu của dữ liệu hình ảnh.
Ngoài các tính năng nêu trên, các phần mềm này giúp cho Luật sư tập hợp các hình ảnh đã qua xử lý thành các file dạng PDF, hỗ trợ đặt tên dữ liệu theo đúng tên và thứ tự hồ sơ vụ án được sao chụp. Các file PDF có dung lượng nhẹ hơn, dễ dàng lưu trữ và chia sẻ hơn so với các file hình ảnh. Luật sư cũng có thể lựa chọn phần quan trọng để in ra, không phải in hết tất cả các nội dung mà mình chụp được, qua đó tiết kiệm được chi phí in ấn, nâng cao hiệu quả trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình Luật sư có thể sử dụng các phần mềm xử lý hình ảnh khác nhau, chẳng hạn có thể sử dụng các phần mềm miễn phí trên thiết bị di động như CamScanner, Scanner Pro hoặc có thể sử dụng phần mềm chuyên nghiệp hơn với các phần mềm trả phí hàng tháng hoặc hàng năm.
Công nghệ nhận diện mặt chữ OCR cho phép chuyển đổi tài liệu dạng ảnh (các ảnh đầu ra của máy quét, máy ảnh, file PDF dạng ảnh...) thành tài liệu có thể biên tập được (file text, file Word...), xử lý ngôn ngữ tự nhiên và bóc tách thông tin. Việc áp dụng các công nghệ nhận diện mặt chữ OCR giúp Luật sư xử lý các dữ liệu hình ảnh hồ sơ vụ án, tìm kiếm thông tin trong các tài liệu này một cách đơn giản và thuận tiện. Việc chuyển đổi các tài liệu dạng ảnh sang dạng tài liệu có thể biên tập được giúp Luật sư tìm kiếm thông tin trong tài liệu, trích dẫn những dữ liệu cần thiết vào trong các bản kiến nghị, luận cứ của mình.
Công nghệ nhận diện mặt chữ OCR thường được tích hợp trong các phần mềm xử lý hình ảnh như đã đề cập ở phần trên, nhưng các phần mềm này chỉ hỗ trợ một vài ngôn ngữ phổ biến như tiếng Anh, tiếng Pháp. Luật sư có thể sử dụng phần mềm có tính năng nhận diện mặt chữ OCR chuyên nghiệp trên các dữ liệu hình ảnh đã được xử lý, hồ trợ hầu hết các ngôn ngữ như ABBYY Finereader, hoặc sử dụng tính năng OCR miễn phí trên Google Drive đối với các file tài liệu PDF dung lượng thấp.
Do tính chất bảo mật trong việc nghiên cứu và xử lý dữ liệu hồ sơ vụ án hình sự, các thiết bị được Luật sư sử dụng trong quá trình xử lý dữ liệu hồ sơ vụ án hình sự phải được cài đặt những tính năng bảo mật. Các thiết bị di động của Luật sư cần được cài đặt mật khẩu màn hình ngoài, các tính năng định vị, khóa máy hoặc xóa dữ liệu từ xa trong trường hợp Luật sư làm thất lạc hoặc bị mất trộm. Các tài khoản của Luật sư trên các dịch vụ điện toán đám mây cần được thiết lập các lớp bảo mật như bảo mật hai lớp (khi đăng nhập mới cần mật khẩu và mã xác nhận trên điện thoại di động), câu hỏi bảo mật hoặc cài đặt thông báo khi có thiết bị khác đăng nhập vào tài khoản của mình.
Ngoài ra, các thiết bị xử lý, lưu trữ dữ liệu hồ sơ vụ án của Luật sư cần được cài đặt các phần mềm phòng chống các dữ liệu, phần mềm độc hại để ngăn chặn việc đánh cắp hoặc mất dữ liệu.
Thứ nhất, kỹ năng Luật sư trong việc lựa chọn, sử dụng các thiết bị chụp hình, nhập liệu hình ảnh hồ sơ:
Để có dữ liệu hình ảnh sắc nét, Luật sư cần ưang bị thiết bị chụp hình có camera độ phân giải cao, cài đặt kích cỡ dữ liệu hình ảnh (thông thường là kích thước ảnh chụp với kích cỡ A3, A4) đúng với kích cỡ tài liệu hồ sơ vụ án được sao chụp để dữ liệu hình ành có độ phân giải tốt nhất. Thông thường, điện thoại di động hiện nay đã được trang bị camera phân giải cao, có khả năng đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu trong việc sao chụp hồ sơ và truyền tải dữ liệu hình ảnh.
Trong trường hợp thiết bị ghi hình bị hết năng lượng hoặc hết dung lượng trong quá trình sao chụp hồ sơ vụ án, Luật sư nên trang bị các thiết bị sạc hoặc thiết bị ghi hình dự phòng để không bị gián đoạn trong quá trình sao chụp hồ sơ. Mặt khác, Luật sư cũng nên lưu ý về độ sáng nơi sao chụp hồ sơ, điều chỉnh vị trí sao chụp hồ sơ để dữ liệu hình ảnh của hồ sơ sao chụp không bị mất góc, mất chữ. Do một số thiết bị ghi hình lấy nét hình ảnh chậm nên Luật sư cần lưu ý về tốc độ chụp hồ sơ để tránh trường hợp dữ liệu hình ảnh bị mờ, không rõ nét.
Do hồ sơ vụ án hình sự thường được các cơ quan tiến hành tố tụng phân loại từng tập theo nội dung vụ án, Luật sư khi sao chụp cần phân biệt rõ các dữ liệu mình chụp để khi xử lý hình ảnh có thể phân biệt và sắp xếp các dữ liệu hình ảnh một cách chính xác, khoa học.
Thứ hai, kỹ năng của Luật sư trong việc xử lý dữ liệu hình ảnh hồ sơ
Đối với thiết bị sử dụng để nhập liệu, xử lý và lưu trữ dữ liệu hình ảnh hồ sơ, Luật sư cần lựa chọn các thiết bị có dung lượng lớn, có khả năng chạy được chương trình xử lý hình ảnh do dung lượng hình ảnh và khối lượng công việc xử lý hình ảnh thường rất lớn. Trong quá trình xử lý dữ liệu hình ảnh sao chụp, Luật sư lưu ý chỉ nên sao chép dữ liệu vào thiết bị xử lý hình ảnh, không nên di chuyển dữ liệu vì trong quá trình di chuyển dữ liệu có thể bị gián đoạn bởi các sự cố khách quan như mất kết nối với internet, dây truyền bị lỏng. Ngoài ra, để tránh việc đột ngột mất dữ liệu hồ sơ vụ án, Luật sư nên thường xuyên sao lưu các file hồ sơ vụ án qua các thiết bị lưu trữ dự phòng như ổ cứng rời có dung lượng lớn, USB hoặc lưu trữ thông qua Công nghệ điện toán đám mây. Mặt khác, dữ liệu chụp gốc sau khi đã xử lý nên được giữ lại để có thể được xử lý lại nếu như lần xử lý dữ liệu trước gặp trục trặc.
Thứ ba, kỹ năng Luật sư trong việc lưu trữ và số hóa hệ thống hồ sơ vụ án
Sau khi xử lý dữ liệu hình ảnh, việc tiếp theo mà Luật sư cần làm là sắp xếp dữ liệu và số hóa hồ sơ vụ án đã xử lý thành hệ thống hồ sơ vụ án một cách khoa học, tách riêng theo từng vụ án, từng giai đoạn tố tụng và theo thứ tự thời gian. Việc số hóa tài liệu sẽ giúp giảm thiểu đáng kể diện tích, không gian lưu giữ; giúp cho việc bảo quản, duy trì tuổi thọ của tài liệu truyền thống được lâu hơn. Số hóa tài liệu giúp Luật sư thuận lợi hơn trong việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin, giảm thiểu tối đa sức người, sức của cho việc quản lý nguồn tài nguyên thông tin truyền thống từ đó giúp việc tìm kiểm, lưu trữ, quản lý và khai thác sử dụng tài liệu, hồ sơ vụ án nhanh chóng, chính xác và thuận tiện, giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc. Để lưu trữ dữ liệu, Luật sư có thể dùng nhiều thiết bị khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau. Việc lựa chọn thiết bị và công nghệ lưu trữ dung lượng lớn là điều cần thiết do dung lượng lưu trữ tài liệu hồ sơ vụ án tăng dần theo từng năm.
Các nguồn lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn bao gồm ổ đĩa cứng máy tính, ổ cứng rời di động hoặc lưu trữ bằng dịch vụ điện toán đám mây. Tuỳ theo nhu cầu cụ thể của công việc, Luật sư sẽ lựa chọn dịch vụ công nghệ và thiết bị phù hợp.
Các tài liệu được số hóa sẽ đáp ứng được yêu cầu đặt ra, góp phần bảo vệ nguồn tài liệu hồ sơ vụ án gốc khỏi bị hủy hoại do tác động của hóa lý trong quá trình sử dụng lâu dài; cũng như phục vụ nhu cầu, mong muốn được tiếp cận tài liệu lưu trữ một cách nhanh chóng và thuận tiện của Luật sư.
Nguồn tổng hợp từ Giáo trình "Kỹ năng Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự" của Học viện Tư pháp và các nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm