Kỹ năng của luật sư phát hiện và thu thập dấu vết hình sự

"Hãy để công lý được thực hiện cho dù bầu trời có sụp đổ".

John Adam, 1735-1826, luật sư, chính khách Mỹ

Kỹ năng của luật sư phát hiện và thu thập dấu vết hình sự

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Người bào chữa có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ, đồ vật (Điểm h khoản Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015), hoặc tham gia cùng cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ liên quan đến quá trình giải quyết vụ án (các Điểm a, b, c, đ, l, m Khoản 1 Điều 73 Bộ luật hình sự năm 2015).

Các dấu vết thu giữ được còn là chứng cứ quan trọng giúp cho Luật sư bào chữa xác định trong quá trình đi tìm sự thật về vụ án mà mình đang nhận lời bào chữa, bảo vệ.

Liên hệ

I- LUẬT SƯ HÌNH SỰ PHÁT HIỆN, THU GIỮ DẤU VẾT HÌNH SƯ

Việc phát hiện và thu giữ dấu vết hình sự có thể thực hiện được nhờ thuộc tính phản ánh của vật chất, hiện tượng trong thế giới khách quan. Tính phản ánh (“tự” phản ánh hoặc phản ánh thông qua sự tác động qua lại lẫn nhau) là đặc tính chung của mọi sự vật, hiện tượng. Dấu vết hình sự chính là sự phản ánh vật chất (nhưng biểu hiện cụ thể) được hình thành và tồn tại ở dạng vật chất (trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định) trong mối quan hệ tất yếu với vụ việc phạm tội đã xảy ra. Đây là sự phản ánh đặc điểm bề ngoài của một vật (vật tạo dấu vết) tác động lên một vật khác (vật tiếp nhận dấu vết) do hành vi phạm tội gây ra (dấu vân tay, dấu chân, dấu giày, quần áo, răng, đường xe chạy...).

Vì vậy, việc phát hiện và thu thập dấu vết hình sự cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, nhanh chóng, kịp thời, không bỏ sót, làm mất hoặc làm hư hỏng các dấu vết đó. Thông qua các dấu vết hình sự (những biểu hiện, hiện tượng hữu hình, cụ thể như dấu vân tay, dấu chân, dấu giày, quần áo...) có thể xác định được diễn biến của hành vi phạm tội, người phạm tội và các tình tiết khác về vụ án. Trên cơ sở quy luật hình thành dấu vết đó, việc tiến hành thu thập các dấu vết là chứng cứ chứng minh cho hành vi phạm tội tại hiện trường vụ án cũng như các dấu vết mà Luật sư bào chữa phát hiện, thu giữ đó có thể chứng minh cho khách hàng của Luật sư bào chữa là ngoại phạm hoặc minh oan cho khách hàng.

Ngoài ra, các dấu vết thu giữ được còn là chứng cứ quan trọng giúp cho Luật sư bào chữa xác định chính xác khoảng thời gian hình thành nên các dấu vết đó, theo đó có thể xác định được nghi can có mặt hay không có mặt ở hiện trường tại thời điểm xảy ra vụ việc phạm tội. Vì vậy, với Luật sư đi tìm dấu vết vật chất, chẳng khác gì tìm ra “người chỉ đường" tin cậy và nếu Luật sư nắm vững quy luật tồn tại, biến đổi của dấu vết vật chứng tại hiện trường vụ án, mối quan hệ hình thành và tác động qua lại giữa các dấu vết với các vật, hiện tượng trong thế giới khách quan; đặc điểm của từng loại dấu vết đối với các đối tượng bị tác động... sẽ giúp ích cho Luật sư rất nhiều trong quá trình đi tìm sự thật về vụ án mà mình đang nhận lời bào chữa, bảo vệ.

Mặt khác, theo quy luật của thời gian, cũng như sự ảnh hưởng của thời tiết (mưa gió, nhiệt độ, côn trùng…) tác động không nhỏ đến sự hình thành, tồn tạo của dấu vết vật chứng. Chính vì vậy, ngay sau khi nhận lời bào chữa, bảo vệ cho khách hàng, Luật sư bào chữa cần hỏi ngay khách hàng về vụ việc xảy ra ở đâu, như thế nào và đặc biệt Luật sư bào chữa cần đến và tiếp cận hiện trường để xem xét các dấu vết.

Thực tiễn điều tra các vụ án hình sự cho thấy, sau khi tội phạm xảy ra thường có nhiều loại dấu vết khác nhau được để lại ở hiện trường (như: Dấu vết đường vân, dấu vết cơ học, dấu vết súng đạn; dấu vết in, dấu vết cắt, dấu vết trượt...). Đây là những phản ánh vật chất do hành vi phạm tội gây ra được lưu giữ trên các đồ vật khác nhau dưới các dạng thể rắn, thể lỏng, thể khí, mùi vị, âm thanh, ánh sáng, từ trường, điện trường... Các dấu vết (như dấu vân tay để lại trên tường, mặt bàn, ly...) được phát hiện và thu giữ nhờ các phương tiện khoa học kỹ thuật (kính lúp, bột ô xít nhôm, ô xít đồng, mạt sắt...).

Tuy nhiên, chỉ khi nào việc thu giữ các dấu vết đó được thông qua các thủ tục pháp lý nghiêm ngặt theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, như: Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản thu giữ mẫu vật, biên bản xác minh, biên bản giám định... thì các dấu vết được phát hiện, thu giữ tại hiện trường (sau khi được chuyển hóa) mới có thể được coi là chứng cứ và mới có giá trị chứng minh về các tình tiết của vụ án hình sự đã xảy ra. Cần chú ý: Đối với mỗi loại dấu vết cần phải có những phương tiện để phát hiện và thu thập thích hợp.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- CÁC LOẠI DẤU VẾT HÌNH SỰ

Dấu vết sinh vật rất đa dạng và có nguồn gốc khác nhau: Từ con người và động vật như: Dấu vết máu, chất bài tiết, lông, tóc, thịt, da, cơ, xương...; Từ thực vật như: Gỗ, hoa, lá, quả, hạt, sợi...; Từ các vi sinh vật: Tảo, nấm, vi khuẩn...; Từ các nguyên liệu, sản phẩm ngành dệt may: Tơ, sợi, vải và các sản phẩm từ sợi vải... Tuy nhiên, các dấu vết sinh học đều có đặc điểm chung là nhanh chóng bị phân huỷ, mất mát và biến đổi do sự tác động của các yếu tố môi trường, con người và chúng thường tồn tại dưới dạng vi vết nên dễ bị hoà lẫn vào môi trường.

Vì vậy, việc tìm kiếm và phát hiện dấu vết phải được tiến hành kịp thời, thận trọng, tỉ mỉ với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật cần thiết (đèn pin, đèn tia cực tím,...). Việc thu giữ, bảo quản các dấu vết sinh vật cần được thực hiện theo các nguyên tắc sau: thu giữ phải kịp thời; Bảo quản tốt; Cần gửi đi giám định càng sớm càng tốt. Nắm được quy luật hình thành, tồn tại và ý nghĩa của loại dấu vết này, giúp Luật sư bào chữa phát hiện, tìm kiếm, thu giữ dấu vết kịp thời nhằm chứng minh khách hàng vô tội, hoặc sự việc không như Cơ quan điều tra nhận định và kết luận.

Ngoài dấu vết vật chất, dấu vết sinh học, thì dấu vết máu thường xuất hiện khá nhiều ở những vụ án liên quan đến tính mạng, sức khỏe, cướp tài sản, cướp giật tài sản trên đường... Máu là một loại mô liên kết ở dạng lỏng, chỉ chảy ra ngoài cơ thể khi có tác động của ngoại lực làm tổn thương da, phần mềm, mạch máu, trừ một số trường hợp sinh lý và bệnh lý. Ngay sau khi hình thành, do tác động của môi trường, dấu vết máu nhanh chóng bị thay đổi: Chuyển từ màu đỏ sang đỏ nâu (do bị khô), màu xám đen hoặc đen (do bị thối vì độ ẩm quá cao)... Dựa vào màu sắc của dấu vết máu có thể xác định thời gian xuất hiện của chúng.

Mặt khác, căn cứ vào hình dạng, vị trí của dấu vết có thể xác định được hướng, vị trí và phương thức hình thành dấu vết máu... Tuy nhiên, máu không phải là dấu vết tồn tại lâu, nên việc nhanh chóng thu giữ dấu vết này là hết sức quan trọng có ý nghĩa truy nguyên công cụ, phương tiện gây án hoặc khẳng định nạn nhân có đúng là người để lại vết máu trên công cụ, phương tiện đó không. Nắm được quy luật hình thành, tồn tại và ý nghĩa của loại dấu vết này, giúp Luật sư bào chữa nhanh chóng tiếp cận hiện trường cùng phát hiện và thu giữ để phục vụ cho hoạt động bào chữa, bảo vệ cho khách hàng của mình hiệu quả.

Đối với những vụ án phạm tội liên quan đến cháy, nổ do dùng bom mìn, xăng, axit để phạm tội, hiện nay loại tội phạm dạng này đang ngày một gia tăng. Công tác khám nghiệm hiện trường và giám định dấu vết cháy nổ luôn là một công việc rất khó khăn trong quá trình điều tra vụ án, bởi lẽ trong nhiều trường hợp hiện trường cháy nổ chỉ là nhằm đánh lạc hướng điều tra và che đậy hành vi phạm tội như giết người, hiếp dâm, tham ô, trộm cắp tài sản...

Sau khi vụ cháy nổ xảy ra, dù chỉ còn là một đống tro tàn, hiện trường bị xáo trộn, bị xóa bởi lửa cháy, nước cứu hỏa thì trong đó vẫn tồn tại những dấu vết nhất định nào đó... Việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và thu thập các dấu vết này giúp cho việc xác định nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, quá trình diễn biến và các tình tiết của vụ việc đã xảy ra, trên cơ sở đó xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không và truy tìm đúng thủ phạm gây án, tránh được sự oan sai. Điều đáng nói, với những vụ án này dấu vết dường như là bị xóa sạch, theo đó cần tỷ mỉ tìm kiếm những dấu vết còn sót lại ở hiện trường mà chưa bị cháy nổ làm mất, để từ đó lần ra người thực hiện hành vi phạm tội.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và các nguồn khác)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của luật sư phát hiện và thu thập dấu vết hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.44967 sec| 1104.055 kb