Kỹ năng soạn thảo kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

"Công lý không có quyền lực là không có sức mạnh; quyền lực mà không có công lý là bạo ngược hung tàn"

– Blaise Pascal

Kỹ năng soạn thảo kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Kỹ năng soạn thảo văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ đối với mỗi luật sư. Khi có căn cứ cho thấy rằng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có những quyết định tố tụng, hành vi tố tụng trái với quy định của pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ mình thì Luật sư sẽ sử dụng văn bản kiến nghị như một công cụ để cơ quan có thẩm quyền có cái nhìn chính xác, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ.  

Liên hệ

1- Những vấn đề chung

Ngôn ngữ và thái độ trình bày: Khi trình bày văn bản kiến nghị, luật sư cần lưu ý thái độ và cách hành văn của mình để sao cho ngôn từ chuẩn văn hóa pháp lý, thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người khác, tránh việc thể hiện cảm xúc cá nhân, chỉ trích, phê phán...

Các vấn đề kiến nghị: Khi trình bày kiến nghị, luật sư cần tập trung vào những nội dung chính, những tình tiết liên quan và những điểm mấu chốt trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án và phải trình bày, lập luận một cách sắc bén, cô đọng, nêu bật được những điểm chính mà mình muốn trình bày để cho người tiếp nhận dễ hiểu, không nên viết dài dòng lan man.

Căn cứ kiến nghị: Đối với mỗi vấn đề kiến nghị, muốn thuyết phục được người đọc, luật sư ngoài việc nêu quan điểm thì phải có lập luận chặt chẽ bằng cách kèm theo những chứng cứ và điều luật viện dẫn để thuyết phục người đọc chấp nhận những kiến nghị của luật sư.

Đề nghị: Cuối cùng luật sư phải chốt lại những đề nghị của luật sư đối với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2- Cơ cấu văn bản kiến nghị

Văn bản kiến nghị thường được viết theo kết cấu gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kiến nghị.

2.1- Phần mở đầu

Trong phần này luật sư sẽ trình bày các nội dung sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ;

- Tên đơn;

- Kính gửi/người nhận;

- Tự giới thiệu về bản thân luật sư;

- Giới thiệu tên văn phòng luật sư nơi luật sư hoạt động;

- Giới thiệu đoàn luật sư tham gia;

- Tư cách luật sư tham gia trong vụ án;

- Trong một số trường hợp cần thiết luật sư cần bày tỏ sự biết ơn tới các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng... đã tạo điều kiện cho luật sư trong quá trình tác nghiệp.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự

2.2- Phần nội dung

Trong phần này luật sư sẽ trình bày các nội dung sau:

- Nêu tóm tắt những điểm mà luật sư đồng tình hay không đồng tình với quan điểm của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong phần này luật sư nên trích tóm tắt cụ thể về những quan điểm của CQĐT tại bản kết luận điều tra vụ án, quan điểm của VKS tại bản cáo trạng mà luật sư không đồng tình.

- Nêu quan điểm của luật sư về những vấn đề mà luật sư chưa đồng tình. Trong phần này luật sư cần thể hiện cụ thể quan điểm của luật sư về từng vấn đề mà luật sư muốn đề xuất kiến nghị.

- Đưa ra những căn cứ để chứng minh cho luận điểm của luật sư. Trong phần này luật sư cần đưa lần lượt từng chứng cứ để chứng minh cho từng vấn đề cần đề nghị.

2.3- Phần kết luận

Trong phần này luật sư sẽ trình bày các nội dung sau:

- Nêu sự cần thiết về quan điểm kiến nghị: Đây là phần khép lại văn bản kiến nghị, nên luật sư cần dùng những từ ngữ mang tính chất biểu cảm, để người đọc văn bản thấy tính cần thiết của kiến nghị và cùng luật sư đánh giá một cách khách quan, toàn diện các tình tiết của vụ án.

- Đưa ra điều luật viện dẫn: Trong phần này luật sư cần đưa ra các quy định pháp luật áp dụng để giải quyết vụ án.

- Đưa ra những đề xuất kiến nghị cụ thể như đã trình bày và phân tích.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (Phần đào tạo bắt buộc) - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng soạn thảo kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.97129 sec| 1094.352 kb