Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án hình sự

"Duy chỉ có phục tùng pháp luật mà mọi người đã đặt ra vì mình mới là tự do".

- Rousseau (Pháp)

Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án hình sự

Vai trò của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án hình sự thể hiện qua các công việc: tư vấn, giải thích cho khách hàng các quy định về quyền liên quan tới việc thi hành án; hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản đề nghị, đề xuất liên quan; hỗ trợ khách hàng tìm kiếm, hoàn thiện các tài liệu chứng minh cho đề xuất, đề nghị. 

Khi tham gia giai đoạn thi hành án hình sự, luật sư hình sự cần nghiên cứu, nắm được các quy định của pháp luật về hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án hình sự, các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự để có thể tư vấn cho khách hàng, liên hệ làm việc khi cần thiết. 

Liên hệ

 

I- VAI TRÒ CỦA LUẬT SƯ KHI THAM GIA THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Khi tham gia vụ án hình sự, luật sư có thể tham gia trong nhiều giai đoạn tố tụng như tiền khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành án hình sự cho đến cả các thủ tục tố tụng đặc biệt như giám đốc thẩm, tái thẩm. Về nguyên tắc, luật sư có thể được khách hàng mời tham gia tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ bất cứ khi nào có nhu cầu. Nếu xem xét vai trò của luật sư trong các giai đoạn tố tụng theo quy định của pháp luật, trong các giai đoạn tiền khởi tố, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử... đều đã có những quy định về sự tham gia của luật sư.

Ví dụ: Trong giai đoạn tiền khởi tố, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố đã có quyền mời luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo sự tham gia của luật sư; trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, luật sư tham gia với vai trò người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, đương sự khác; trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thể mời luật sư tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thi hành án hình sự chưa có quy định cụ thể nào về sự tham gia, vai trò của luật sư. Do vậy, thực tế luật sư thường chỉ tham gia trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm mà chưa tham gia nhiều vào giai đoạn thi hành án hình sự. Xét các vụ án oan, sai được phát hiện trong thời gian vừa qua, như vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Hàn Đức Long... sau khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, quá trình tiếp tục kêu oan chủ yếu được thực hiện bởi gia đình, người thân của người bị kết án oan, luật sư có tham gia nhưng vai trò còn rất mờ nhạt.

Tuy nhiên, với những quy định trong Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Đặc xá cùng các văn bản hướng dẫn... có thể thấy vai trò, sự tham gia của luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sự ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ pháp lý của khách hàng trong giai đoạn thi hành án hình sự ngày càng tăng.

Vai trò của luật sư trong giai đoạn thi hành án thể hiện qua các hoạt động cơ bản như: giải thích cho khách hàng các quy định về thi hành án hình sự; tư vấn về các phương án đề nghị với cơ quan có thẩm quyền liên quan tới việc thi hành án; hỗ trợ khách hàng soạn thảo các văn bản đề nghị, đề xuất liên quan; hỗ trợ khách hàng tìm kiếm, hoàn thiện các tài liệu chứng minh cho đề xuất, đề nghị.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

II- MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự, trong một vụ án hình sự, sau phiên tòa sơ thẩm (không có kháng cáo, kháng nghị) hoặc phiên tòa phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật, vụ án bước vào giai đoạn thi hành án. Để có thể tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho thân chủ, luật sư hình sự cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết về các quy định của pháp luật liên quan đến quá trình thi hành án hình sự. Cụ thể là: Chương IX, X Bộ Luật hình sự quy định về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích; Phần thứ năm (Chương XXIII, XXIV) Bộ Luật tố tụng hình sự về bản án, quyết định được thi hành ngay và thẩm quyền ra quyết định thi hành án, một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích; Luật Thi hành án hình sự quy định trình tự, thủ tục, các điều kiện liên quan đến việc thi hành án hình sự. Một số vấn đề luật sư hình sự cần nắm được là:

- Những bản án, quyết định được thi hành:

Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019, bản án, quyết định được thi hành gồm có:

(i) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành bao gồm: Bản án hoặc phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án.

(ii) Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ Luật hình sự. Ví dụ: Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa.

(iii) Quyết định của Tòa án tiếp nhận người đang chấp hành án phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành án.

(iv) Quyết định của Tòa án chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài.

(v) Bản án, quyết định về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại trường giáo dưỡng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra đối với pháp nhân thương mại thuộc thẩm quyền của cơ quan thi hành án hình sự.

Đối với bản án, quyết định của Tòa án tuyên bị cáo phải chịu các loại hình phạt khác, Luật Thi hành án hình sự năm 2019 quy định rõ việc thi hành đối với từng loại hình phạt, cụ thể:

(i) Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo.

(ii) Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.

(iii) Thi hành án treo là việc cơ quan, người có thẩm quyền giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử thách.

(iv) Thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện là việc cơ quan, người có thẩm quyền quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách.

(v) Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(vi) Thi hành án phạt cấm cư trú là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người chấp hành án không được tạm trú, thường trú ở một số địa phương nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(vii) Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(viii) Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(ix) Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(x) Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là việc cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền buộc người chấp hành án không được đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(xi) Thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát.

(xii) Thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là việc cơ quan, người có thẩm quyền đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng để giáo dục theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

(xiii) Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành án hình sự.

Tham gia giai đoạn thi hành án hình sự, luật sư cần nghiên cứu, nắm được các quy định của pháp luật về hệ thống tổ chức các cơ quan thi hành án hình sự các cơ quan, tổ chức liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự để có thể tư vấn cho khách hàng, liên hệ làm việc khi cần thiết. Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019, hệ thống tổ chức thi hành án hình sự bao gồm: Cơ quan quản lý thi hành án hình sự; Cơ quan thi hành án hình sự; Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, cụ thể.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

- Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:

(i) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

(ii) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

- Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

(i) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu;

(ii) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

(iii) Cơ quan thi hành án hình sự công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;

(iv) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương.

- Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

(i) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu có chức năng tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị kết án tử hình, trực tiếp quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam;

(ii) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có chức năng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân và án treo;

(iii) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương có chức năng giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân.

Bên cạnh đó, một số cơ quan khác tuy không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự nhưng có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thi hành bản án hình sự, cụ thể:

(i) Cơ sở chuyên khoa y tế có chức năng thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh.

(ii) Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự.

(iii) Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp Chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành thì cơ quan công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.

Tòa án, Viện kiểm sát có vai trò quan trọng trong hoạt động thi hành án hình sự. Cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án trong thi hành án hình sự bao gồm: Ra quyết định thi hành án, quyết định thành lập Hội đồng thi hành tử hình; Ra quyết định hoặc hủy quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; quyết định đình chỉ thi hành án; quyết định miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; quyết định buộc người được hường án treo phải chấp hành án phạt tù; quyết định kéo dài thời hạn trục xuất; quyết định rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Xem xét, giải quyết việc cho nhận tử thi của người bị thi hành án tử hình; Gửi bản án, quyết định được thi hành và quyết định quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định; Ra quyết định tiếp nhận phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án, chuyển giao phạm nhân là người nước ngoài; Ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án hình sự theo thẩm quyền và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.

Để hoạt động thi hành án hình sự được thực hiện đúng quy định pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, quyền lợi chính đáng của người chấp hành án, pháp luật quy định quyền giám sát việc thi hành án hình sự. Theo đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức trong thi hành án hình sự và các cơ quan, tổ chức khác liên quan đến hoạt động thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (nguồn tham khảo: Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác). 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giai đoạn thi hành án hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.84478 sec| 1146.336 kb