Kỹ năng thông báo tìm người vắng mặt, tuyên bố người đã chết

"Luật lệ không công bằng tự nó đã là một dạng bạo lực"

- Mahatma Gandhi

Kỹ năng thông báo tìm người vắng mặt, tuyên bố người đã chết

Việc vắng mặt trong một thời gian dài nhất định của một cá nhân tại nơi cư trú có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại... của các chủ thể khác. Nhằm khắc phục những hậu quả bất lợi về nhân thân và về tài sản có thể xảy ra cho các chủ thể do tình trạng không xác định về mặt pháp lý của cá nhân do người đó vắng mặt lâu dài tại nơi cư trú, BLDS, BLTTDS đã quy định căn cứ, trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với cá nhân.

Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết là các loại việc dân sự liên quan đến sự vắng mặt của cá nhân tại nơi cư trú. Do vậy, cũng chỉ Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết, về cơ bản, kỹ năng của Luật sư tham gia các loại việc dân sự này được thực hiện trên cơ sở kỹ năng chung và các kỹ năng đặc thù.   

Liên hệ

1- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và chuẩn bị hồ sơ yêu cầu   

 1.1- Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng

Tiếp xúc, trao đổi với khách hàng và phân tích tài liệu, chứng cứ khách hàng cung cấp, Luật sư xác định các tình tiết của vụ việc, yêu cầu của khách hàng. Từ đó, Luật sư xác định điều kiện yêu cầu giải quyết các việc dân sự trên; tư vấn cho khách hàng về yêu cầu: thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú hay tuyên bố một người mất tích hoặc tuyên bố một người là đã chết và giúp khách hàng chuẩn bị hồ sơ yêu cầu.

Các tình tiết cần xác định trong các loại việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết xuất phát từ đặc thù của các loại việc dân sự này. Đó là các tình tiết xác định mối quan hệ giữa người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người vắng mặt tại nơi cư trú, người bị yêu cầu tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết; các tình tiết về thời điểm người bị yêu cầu biệt tích khỏi nơi cư trú; các tình tiết xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết, căn cứ của yêu cầu, các tình tiết về việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm (hoặc về việc đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vẳng mặt tại nơi cư trú, đối với trường hợp yêu cầu một người bị yêu cầu tuyên bố mất tích); các tình tiết xác định tình hình tài sản của người bị yêu cầu, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người bị yêu cầu (trong trường hợp người bị yêu cầu có tài sản)... Xác định được các tình tiết của từng việc dân sự cụ thể, Luật sư mới có thể tư vấn về yêu cầu cho khách hàng. Khác với các loại việc dân sự khác, tham gia giải quyết các việc dân sự liên quan đến sự vắng mặt của người bị yêu cầu tìm kiếm, người bị yêu cầu tuyên bố mất tích ngoài quyền yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích, Luật sư cần tư vấn cho họ về quyền yêu cầu quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, người bị yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Về Tòa án có thẩm quyền giải quyết các loại việc dân sự trên. Luật sư xác định thẩm quyền theo cấp của Tòa án giống như các loại việc dân sự khác. Đối với thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, Luật sư sử dụng điểm b khoản 2 Điều 39 BLTTDS năm 2015 để xác định, theo đó Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng.

Người có quyền yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bổ một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết là người có quyền, lợi ích liên quan với người bị yêu cầu. Đó là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người vắng mặt hoặc liên quan đến các quan hệ dân sự, hành chính, lao động, kinh doanh, thương mại như là người chủ nợ hoặc cho thuê tài sản, cơ quan sử dụng lao động... Người yêu cầu có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Sau khi xác định được các tình tiết vụ việc, Luật sư xác định các tài liệu, chứng cứ cần thiết người yêu cầu phải nộp kèm theo đơn yêu cầu.

1.2- Kỹ năng chuấn bị hồ sơ yêu cầu giải quyết việc dân sự

(i) Kỹ năng soạn thảo đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết được soạn thảo phải bảo đảm yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 362 BLTTDS năm 2015. về hình thức của đơn yêu cầu giống hình thức đơn yêu cầu giải quyết các loại việc dân sự khác. Nội dung đơn yêu cầu phải có đầy đủ các mục quy định tại khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, do đặc thù của các loại việc dân sự trên, Luật sư cẩn lưu ý khi soạn thảo đơn theo mục d khoản 2 Điều 362 BLTTDS năm 2015 về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó. Luật sư trình bày vê các tình tiết theo một trật tự logic là căn cứ đưa ra yêu cầu và sắp xếp các yêu cầu theo thứ tự, khoa học. Chắng hạn, đôi với yêu câu tuyên bô một người mất tích và quản lý tài sản cần trình bày theo thứ tự các nhóm tình tiết sau:

- Các tình tiết về mối quan hệ giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

- Các tình tiết về thời điểm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích rời khởi nơi cư trú (ngày, tháng, năm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích rời khỏi nơi cư trú).

- Các tình tiết về việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm đối với yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích (hoặc về việc đã có quyết định của Toà án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú).

- Các tình tiết xác định tình hình tài sản của người bị yêu cầu; cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài sản của họ; danh sách những người thân thích của người bị yêu cầu.

- Về yêu cầu: yêu cầu Tòa án tuyên bố ông (bà)... bị mât tích. Nếu có yêu cầu quản lý tài sản của người bị yêu cầu thì trình bày rõ: yêu cầu quản lý những tài sản cụ thể nào và yêu cầu giao cho ai quản lý từng tài sản cụ thể.

(ii) Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu

Tùy thuộc vào từng vụ việc, yêu cầu của khách hàng, Luật sư xác định các loại tài liệu, chứng cứ cụ thể, phù hợp nộp kèm theo đơn yêu cầu, là cơ sở để Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong hồ sơ yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết cùng với đơn yêu cầu thông thường có các tài liệu, chứng cứ sau:

- Nhóm tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu. Nhóm tài liệu, chứng cứ này xác định tương tự trường hợp yêu cầu tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sư, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi.

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền yêu cầu của người yêu cầu: Đây là nhóm tài liệu, chứng cứ chứng minh giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có sự liên quan về hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng hoặc có các quan hệ dân sự, hành chính, kinh tế, lao động.

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh thời điểm phát sinh quyền yêu cầu; yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp. Ví dụ, đối với yêu cầu tuyên bố một người mất tích cần có các tài liệu, chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết như xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hộ khẩu hoặc của cơ quan đại điện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài về thời điểm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích biệt tích; tài liệu, chứng cứ chứng minh việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm vắng mặt nơi cư trú nhưng vẫn không có tin tức của người đó (Giấy xác nhận của các cơ quan báo chí, phát thanh hoặc truyền hình về việc người đó đã đăng, phát tin tìm người vắng mặt..

- Nếu có yêu cầu quản lý tài sản của người bị yêu cầu còn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh các tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người bị yêu cầu, danh sách những người đang quản lý tài sản của họ (đối với việc dân sự yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích)

Các tài liệu, chứng cứ gửi kèm theo đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết ngoài việc phải đảm bảo tính đầy đủ cũng phải bảo đảm tính hợp pháp. Tùy thuộc từng vụ việc, Luật sư tư vấn cho người yêu cầu nộp hoặc thực hiện việc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến.

2- Kỹ năng tham gia giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu

2.1- Kỹ năng thu thập, cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, trên cơ sở thông báo giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ của Thẩm phán được phân công giải quyết và việc xác định các tài liệu, chứng cứ cần phải có để giải quyết yêu cầu, Luật sư xác định các tài liệu, chứng cứ cần thu thập bổ sung, tư vấn cho khách hàng thu thập và cung cấp cho Tòa án. Tùy thuộc vào trường hợp bảo vệ cho người yêu cầu; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng như ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Luật sư thực hiện kỹ năng thu thập và cung cấp chứng cứ phù hợp chứng minh cho yêu cầu, ý kiến của đương sự mà Luật sư bảo vệ.

Do đặc thù của việc giải quyết loại việc dân sự thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người bị mất tích, một người là đã chết nên trong thời gian chuẩn bị giải quyết đơn yêu cầu, Tòa án đều phải ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu. Đối với giải quyêt việc dân sự thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Trường hợp giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị mât tích, một người là đã chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích, là đã chết. Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 BLTTDS năm 2015. Do phải thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người bị biệt tích trong giải quyết các loại việc dân sự nên Luật sư tư vấn cho khách hàng về chi phí người yêu cầu có nghĩa vụ nộp để thực hiện việc công bố thông báo trên báo hàng ngày của trung ương và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương theo đúng quy định tại Điều 385 BLTTDS năm 2015. Riêng đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích, một người là đã chết, thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích, một người là đã chết là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên nên thời hạn giải quyết hai loại việc này tương đối dài. Luật sư tư vấn, xác định trước cho khách hàng về thủ tục, thời hạn để họ có sự chuẩn bị về thời gian, tâm lý.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu có các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết các việc dân sự, Luật sư tư vấn cho đương sự đề nghị Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết việc dân sự.

2.2- Chuẩn bị bản trình bày yêu cầu, ý kiến phát biểu trong phiên họp giải quyết việc dân sự sơ thẩm

Tại phiên họp giải quyết việc dân sự, người yêu cầu trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải trình bày ý kiến về yêu cầu và căn cứ.

Về phương pháp soạn thảo dự thảo bản trình bày yêu cầu hoặc ý kiến bảo vệ quyền lợi cho đương sự khi tham gia thủ tục giải quyết việc dân sự tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết, Luật sư cũng xây dựng theo ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần đề xuất. Trong bản trình bày yêu cầu, ý kiến của đương sự, Luật sư tập trung phân tích những căn cứ đề nghị Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu cụ thể của người yêu cầu; ý kiến, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi phân tích các căn cứ, Luật sư đánh giá, sử dụng tài liệu, chứng cứ thực tế trong việc dân sự, kết hợp với viện dẫn, phân tích quy đinh cua pháp luật nội dung, tố tụng để đưa ra kết luận cụ thể về từng vấn đề cần phải giải quyết các loại việc dân sự.

Về luật áp dụng giải quyết các yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết, Luật sư chú ý sử dụng, viện dẫn, phân tích các điều luật trực tiếp quy định về giải quyết các loại việc dân sự này. Các Điều 64 BLDS năm 2015, Điều 381, 382, 383, 384, 385 BLTTDS năm 2015 cần được sử dụng để viện dẫn đề nghị Tòa án chấp nhận (không chấp nhận) yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; nếu có yêu cầu quản lý tài sản của người bị yêu cầu, Luật sư sử dụng thêm các Điều 65, 66, 67 BLDS năm 2015. Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người bị mất tích, Luật sư cần sử dụng Điều 68 BLDS năm 2015; Điều 385, 387, 388, 389 BLTTDS năm 2015; nếu có yêu cầu quản lý tài sản cần sử dụng, viện dẫn thêm các điều 69, 71 BLDS năm 2015; Điều 385, 388, 391, 392, 393 BLTTDS năm 2015 cần được sử dụng, viện dẫn khi yêu cầu tuyên bố một người đã chết.

Phân tích, tập luận trong bản trình bày ngắn gọn, chặt chẽ có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế. Trên cơ sở phân tích, lập luận về căn cứ của yêu cầu, Luật sư đề nghị Tòa án áp dụng luật nội dung, tố tụng chấp nhận, không chấp nhận từng yêu cầu cụ thể.

3- Kỹ năng tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự

Kỹ năng tham gia phiên họp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong thủ tục giải quyết việc dân sự thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết thực hiện tương tự như tham gia thủ tục giải quyết các việc dân sự khác. Tại phiên họp, Luật sư cần có kỹ năng xử lý tình huống và đặc biệt là thực hiện kỹ năng trình bày yêu cầu, ý kiến của đương sự trong việc dân sự.

Trường hợp bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu, Luật sư trình bày căn cứ của yêu cầu và đề nghị Tòa án chấp nhận yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tuyên bố một người là đã chết. Trường hợp bảo vệ quyền lợi cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Luật sư trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người cỏ quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc giải quyết việc dân sự. Ý kiến đó có thể là đề nghị Tòa án chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của người yêu cầu (tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng và việc đánh giá, sử dụng tài liệu, chứng cứ trong từng việc dân sự cụ thể). Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thống nhất với yêu cầu của người yêu cầu thì Luật sư trình bày thống nhất với trình bày của người yêu cầu nhưng nếu đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu, Luật sư phải trình bày được các căn cứ của việc không chấp nhận. Theo đó, nội dung trình bày cần chia thành những căn cứ đã thống nhất và không thống nhất với các căn cứ người yêu cầu đưa ra và cuối cùng là đề nghị Tòa án áp dụng pháp luật tố tụng, nội dung không chấp nhận từng yêu cầu cụ thế của người yêu cầu.

Luật sư cần chú ý từng việc dân sự cụ thể có những vấn đề thống nhất và không thống nhất của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để trình bày phù hợp. Chẳng hạn, ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể là thống nhất với yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, tuyên bố một người mất tích nhưng lại không thống nhất đối với yêu cầu quản lý tài sản cùa người bị yêu cầu; hoặc là, bên đương sự là người yêu cầu có yêu cầu được quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú. Đánh giá tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ, xác định tài sản không thuộc quyền sở hữu của người vắng mặt tại nơi cư trú, sau khi trao đổi với khách hàng, Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bên đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phân tích, lập luận kết luận tài sản người yêu cầu yêu cầu quản lý không thuộc quyền sở hữu của người vắng mặt tại nơi cư trú, đề nghị Tòa án không chấp nhận yêu cầu này.

Trong quá trình diễn ra phiên họp, Luật sư phải hết sức tập trung vào công việc, lắng nghe, ghi chép phần trình bày cũa tất cả những người tham gia phiên họp và cũng cần chú ý đến tình tiết, chứng cứ mới xuất hiện tại phiên họp. Qua việc ghi chép, nếu thấy có những tình tiết, chứng cứ còn thiếu hoặc mới được bổ sung tại phiên họp thì khi trinh bày yêu cầu hoặc ý kiến, Luật sư sử dụng nội dung bản trình bày đã soạn thảo trước đó đồng thời trình bày bổ sung những tình tiết, đánh giá các tài liệu, chứng cứ mới để làm căn cứ cho các yêu cầu, ý kiến đề nghị.

Ví dụ, bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu khi tham gia việc dân sự yêu cầu tuyên bố một người mất tích, bắt đầu phần trình bày, Luật sư có thể trình bày như sau.- "Kính thưa chủ tọa phiên họp, thưa vị đại diện Viện kiểm sát, tôi là Nguyên Văn A, là Luật sư thuộc văn phòng Luật sư T, đoàn Luật sư tỉnh N. Tôi tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự ngày hôm nay với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho ông Lê Văn H, là người yêu cầu trong việc dân sự: yêu cầu tuyên bố bà Trần Thị C bị mất tích. Thay mặt ông H, tôi xin trình hày yêu cầu và căn cứ yêu cầu của ông H như sau... ”.

Sau đó, Luật sư tiếp tục trình bày phần nội dung. Phần này, Luật sư trình bày căn cứ, yêu cầu, ý kiến đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (tùy thuộc vào việc Luật sư bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu hoặc người có liên quan). Luật sư cần trình bày được tình tiết, đánh giá. sử dụng chứng cứ và viện dẫn, phân tích luật theo một trật tự khoa học, logic để kết luận về từng vấn đề cần giải quyết và yêu cầu.

Nguồn: Tổng hợp từ giáo trình kỹ năng cơ bản của Luật sư tham gia giải quyết các vụ việc dân sự (HVTP - 2021)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng thông báo tìm người vắng mặt, tuyên bố người đã chết

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.58368 sec| 1156.953 kb