Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến bào chữa

21/03/2021
Trong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình luật sự cần quan tâm đến kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng gỡ tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng càng cao.

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc bào chữa

Trong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình luật sự cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng gỡ tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng càng cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay các luật sư thường không chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập chứng cứ của vụ án hình sự mà chủ yếu dựa trên những chứng cứ được cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp hay lời khai, thông tin từ những người liên quan trong vụ án được ghi chép lại thành văn bản lưu tại hồ sơ. Tình trạng này một phần xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, những khó khăn, bất lợi của luật sư trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập chung cú để phục vụ cho quá trình bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong một vụ án hình sự. 

Khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 ghi nhận 03 quyển của người bào chữa, bao gồm: Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đo vật, yêu cầu; Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chúng cứ, tài liệu, đổ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tien hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Để nghị cơ quan có thẩm quyễn tiến hành tő tụng thu thập chứng cú, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Theo Điều 88 BLTTHS năm 2015, để thu thập chứng cu, người bào chữa có quyển gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn để liên quan đến vụ án; để nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu diện tử liên quan đến việc bào chữa.

Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan n vụ án do người bào chữa cung cấp, cơ quan tiến hành tổ tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 BLTTHS năm 2015. Theo quy định của pháp luật, những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do người bào chữa thu thập được có giá trị như những tài liệu, đồ vật do CQĐT thu thập. Vì vậy, luật sư có kế hoạch chủ động tự điều tra, thu thập chứng cú là rất trọng. Những tài liệu, đồ vật này sẽ được coi là chứng cứ trong vụ án nến nó phù hợp với quy định tại khoản 2 Điểu 88 BLTTHS năm 2015.

2- Trường hợp việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn cần phải làm gì?

Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, người bản chữa có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thân chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Cùng với việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, thì đây là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo đảm quyển thu thập chứng cứ của người bào chữa, là cơ sở cho việc nàng cao vị thể của người bào chữa trong TTHS.

Trên thực tế, các loại tài liệu mà luật sư thường thu thập hay tư vấn cho thân chủ hay gia đình thân chủ thu thập là các tài liệu về nhân thần bị can, các tài liệu phản ánh thành tích, công trạng của bị can và nhân thân của bị can: các bằng khen, giấy khen, các tài liệu xác nhận là con em gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng... Luật sư cần lưu ý không phải mọi tài liệu đều có ý nghĩa trong việc đề xuất áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm v khoản 1 Điểu 51 BLHS năm 2015: "Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác" hay các tình tiết khác theo hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điểu 51 BLHS nhưng nếu ít nhiều có ý nghĩa trong việc phản ánh nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội thì luật su cũng không nên bỏ qua mà nên khuyến khích gia đình thân chủ thu thập.

Ngoài ra, nếu thân chủ là người già, đau yếu, là phụ nữ có thai mà CQĐT chưa chú ý làm rõ các vấn để trên thì luật sự nên thu thập các tài liệu phản ánh về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của thân chủ (giấy khai sinh, giấy chứng sinh, bệnh án, giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh...) để yêu cầu để xuất áp dụng các quy định tương ứng của BLHS va BLTTHS đối với những đối tượng đặc thù này.

Hiện nay, pháp luật TTHS không quy định giám định ngoài tố tụng tuy nhiên, các tài liệu giám định ngoài tố tụng cũng có ý nghĩa nhất định trong hoạt động chứng minh, tạo cơ sở cho các để xuất của luật sự về sự cán thiết trưng cầu giám định, giám định lại, giám định bổ sung hoặc tạo sức ép lên các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thu thập, đánh g chúng cử. Vì vậy, luật sư không nên có thái độ phủ nhận vai trò của ca 76 tài liệu giám định ngoài tố tụng mà không tư vấn cho thân chủ thu thập hoặc giao nộp các tài liệu này.

Ngay sau khi thu thập được những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, luật sư cần cung cấp ngay cho CQĐT bởi trong nhiều trường hợp những tài liệu, đồ vật mà luật sư cung cấp cho CQĐT có thể làm thay đổi toàn bộ nội dung vụ án (chứng minh người bị tạm giữ, bị can không phạm tội, thay đổi tội danh đối với người bị tạm giữ, bị can) hoặc là căn cử để CQĐT có thể đưa ra những quyết định có lợi cho thân chủ của mình như quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

Như vậy, luật sư không nên thụ động, dựa vào các tài liệu, chứng cử sao chụp được từ cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình, mà cần phải triệt để tận dụng những quyển mà pháp luật quy định, cần phát huy khả năng vận dụng, nắm bắt và xác định mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện những yếu tố, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo chữa cho thân chủ. Tuy nhiên, luật sư cần lưu ý không nên quá chú trọng, lấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho bào chữa mà xem nhẹ các tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tung cung cấp, bởi trong hồ sơ của CQĐT có thể chứa đựng nhiều thông tin có lợi cho việc bào chữa.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến bào chữa

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.44594 sec| 954.625 kb