Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ

"Tri thưc đi lệch khỏi công lý có thể gọi là sự xảo quyệt hơn là trí tuệ"

- Marcus Tullius Cicero -

Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ

Tội phạm về chức vụ là tội phạm xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành công vụ.

Khách hàng trong các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm về chức vụ có thể chính là những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... hoặc người thân của họ. Khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ có những đặc điểm đặc thù so với khách hàng trong các loại vụ án hình sự khác.

Liên hệ

1- Đặc điểm của khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ:

Khách hàng trong các vụ án hình sự liên quan đến tội phạm về chức vụ có thể chính là những người tham gia tố tụng như bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan... hoặc người thân của họ. Khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ có những đặc điểm đặc thù so với khách hàng trong các loại vụ án hình sự khác.

- Họ thường là những người có học vấn cao, có trình độ hiểu biết về xã hội cũng như chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, từng trải trong cuộc sống;

- Là những người có điều kiện về kinh tế, quen với cuộc sống đầy đủ về mặt vật chất;

- Bản thân họ có quan hệ xã hội rộng, quen biết nhiều và thường cho rằng các mối quan hệ này có thể có những tác động nhất định giúp được họ trong quá trình giải quyết vụ án;

- Những người này có quá trình làm việc, cống hiến cho nhà nước, xã hội được ghi nhận bằng các bằng khen, huân, huy chương. Không chỉ bản thân người phạm tội, mà những người thân trong gia đình họ cũng thường có nhiều đóng góp cho xã hội;

- Trước khi phạm tội họ là người có chức vụ, quyền hạn, thậm chí nhiều người có chức vụ, quyền hạn cao trong xã hội, đã quen được người khác vì nể, tôn trọng, phục tùng. Có những trường hợp, khi còn đương chức, người phạm tội giữ chức vụ quan trọng, trong quá trình làm việc thường xuyên tiếp xúc với pháp luật, với Luật sư và do thói quen làm việc quan liêu, cậy quyền đôi khi họ còn có thái độ coi thường vai trò của Luật sư. Nay mặc dù đã phạm tội, địa vị pháp lý đã thay đổi nhưng họ vẫn chưa thay đổi được cách hành xử, cái nhìn đối với vai trò của Luật sư;

- Do có nhiều mối quan hệ xã hội, nhiều nguồn thông tin, có điều kiện kinh tế nên họ rất thận trọng trong việc tìm kiếm và lựa chọn Luật sư. Trước khi quyết định mời Luật sư, họ thường tham khảo các ý kiến tư vấn, giới thiệu, nghiên cứu các thông tin về Luật sư, thậm chí đến rất nhiều Văn phòng Luật sư để tham khảo, so sánh;

- Họ thường đặt ra các yêu cầu cao đối với Luật sư trong quá trình thực hiện công việc;

- Xét về mặt tuổi tác, khi đã đạt đến một chức vụ nào đó, thì thường con người ta cũng phải đạt một độ tuổi nhất định nào đó, đặc biệt là trong môi trường làm việc, và những quan niệm của người Á Đông, do đó, thông thường khách hàng trong các vụ án về tội danh này không còn quá trẻ.

Từ những đặc điểm riêng biệt này, việc tiếp xúc, trao đổi giữa Luật sư với khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ cũng có những đặc thù riêng so với các loại án hình sự khác.

2- Các vấn dề cần lưu ý khi tiếp xúc, trao dổi với khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ:

[i] Khi khách hàng có nhu cầu mời Luật sư, qua việc giới thiệu hay các nguồn thông tin khác về Luật sư họ sẽ liên lạc hoặc trực tiếp đến Văn phòng Luật sư để trao đổi công việc. Trong trường hợp khách hàng liên hệ với Luật sư đề nghị được gặp, địa điểm cho cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa khách hàng và Luật sư để trao đổi về công việc tiến tới việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý nên được bố trí tại trụ sở Văn phòng Luật sư. Điều này sẽ tạo nên sự trang nghiêm và góp phân khãng định vị thế của Luật sư trong quá trinh làm việc.

[ii] Trong thực tiễn, có những trường hợp, khách hàng với thói quen được người khác phục tùng sẽ liên hệ và mời Luật sư bố trí trực tiếp đến nhà khách hàng để trao đổi về vụ việc cũng như việc mời Luật sư tham gia vụ án. Về nguyên tắc, Luật sư cần luôn nhiệt tình, tạo điều kiện cho khách hàng, tuy nhiên, trong lần gặp gỡ đầu tiên, khi hợp đồng chưa được giao kết, nếu Luật sư thực hiện theo yêu cầu này của khách hàng thì có thể vô tình chúng ta đã đánh mất đi vị thế của mình, và dù được mời tham gia vụ án thì sau này sẽ khó có thế “tự chủ” trong công việc. Sau khi đã chính thức giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, trong quá trình làm việc thì tùy theo tình hình, điều kiện để bố trí nơi làm việc với khách hàng cho phù hợp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tránh những nơi “nhạy cảm” có thể ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của Luật sư.

Ví dụ 1: Trong một vụ án xảy ra tại tỉnh HG, Luật sư H đã hẹn khách hàng (là vợ của X - người bị khởi tố bị can về tội tham ô tài sản, hiện đang bị tạm giam) đến gặp tại một quán cà phê kin đáo. Trong lúc gặp gỡ, công an xuất hiện và bắt giữ, sau đó khởi tố Luật sư H vì cho rằng Luật sư đã có hành vi dâm ô với vợ của bị can X. Luật sư H thì không thừa nhận và cho rằng mình bị cơ quan công an “đặt bay" vì đã nhiều lần giúp khách hàng đấu tranh với các hành vi sai trái cùa các cơ quan chức năng. Qua sự việc này, chủng ta không bàn đến nội dung sự việc, mà cần rút ra bài học kinh nghiệm là tránh những nơi gặp gỡ “nhạy cảm ".

[iii] Khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ thường là người có điều kiện về kinh tế, vật chất, quan hệ xã hội rộng nên họ thường để ý đến cách ăn mặc, cư xử khi tiếp xúc nên khi gặp gỡ với khách hàng. Luật sư cần ăn mặc trang phục nghiêm túc, tác phong làm việc, tiếp xúc đàng hoàng, chững trạc. Điều đó sẽ góp phần tạo được lòng tin với khách hàng.

[iv] Các vụ án liên quan đến tội phạm về chức vụ, đặc biệt là các vụ án lớn thường được các cơ quan báo chí quan tâm, nếu có điều kiện, trước khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư nên nghiên cứu, tìm hiểu trước về vụ việc để có thể thu thập một số thông tin ban đầu. Có được những thông tin sơ bộ, ban đầu về vụ việc sẽ giúp Luật sư thuận lợi hơn khi gặp gở, trao đổi với khách hàng. Thêm nữa, điều đó sẽ giúp cho khách hàng nhìn nhận Luật sư là người có sự am hiểu rộng, quan tâm đến vụ án của họ.

[v] Người phạm tội trong các vụ án về chức vụ thường có rất nhiều mối quan hệ xã hội, thậm chí có những mối quan hệ rất nhạy cảm, phức tạp. Do đó, trong trường hợp khách hàng đến mời Luật sư không phải chính là bị can, bị cáo thì Luật sư nên trao đổi để xác định rõ mối quan hệ giữa họ với người phạm tội. Điều này không những để thuận lợi cho Luật sư khi xin làm thủ tục đăng ký bào chữa mà còn tránh những rắc rối có thể xảy ra. Trên thực tế đã có trường hợp người đầu tiên đến mời Luật sư để bảo vệ cho người phạm tội lại là người tình của người phạm tội, sau này, chính vợ của bị can cũng đến văn phòng mời Luật sư dẫn đến những vấn đề tranh chấp. 

[vi] Đối với các tội phạm về chức vụ, việc chứng minh hành vi phạm tội thường rất phức tạp, liên quan nhiều đến các quy định của pháp luật về quyền hạn của người phạm tội, các chính sách pháp luật chuyên ngành, các lĩnh vực chuyên môn sâu... Chính vì vậy, trong quá trình tiếp xúc, trao đổi, Luật sư nên biết cách đặt câu hỏi, lắng nghe, ghi chép để thu thập được nhiều thông tin liên quan đến vụ việc.

[vi] Trong vụ án hình sự về tội phạm chức vụ, chính khách hàng là người trong cuộc, nên sẽ là người hiểu rõ nhất về toàn bộ sự việc. Thông thường họ sẽ có những quan điểm, lập luận để tự bào chữa cho hành vi phạm tội của mình. Luật sư nên trao đổi để biết được các quan điểm tự bảo vệ của khách hàng. Những nội dung này rất có ích cho việc bảo vệ sau này.

[vii] Khách hàng trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường có yêu cầu cao đối với Luật sư, đòi hỏi Luật sư phải làm việc có tính chuyên nghiệp, thậm chí có những trường hợp khách hàng yêu cầu Luật sư phải giúp đỡ thực hiện những công việc không thuộc phạm vi tố tụng giải quyết vụ án.

Vi dụ 2: Trong một vụ án về tội “Tham ô tài sản”, bị can nguyên là một cán bộ có chức vụ cao trong tỉnh, đang bị tạm giam để phục vụ điều tra, vợ bị can đề nghị Luật sư giúp trực tiếp đến gặp Chủ tịch UBND, Bí thư Tỉnh ủy để trình bày, xin cho bị can được tại ngoại. Hoặc trong một vụ án khác về tội lợi dụng quyền hạn chức vụ trong khi thi hành công vụ, khi đến mời Luật sư, gia đình bị can đề nghị Luật sư phải cam kết trong hợp đồng là sẽ bào chữa cho bị can được hưởng án treo... Đối với những yêu cầu như vậy, Luật sư phải giải thích cho khách hàng hiểu các quy định của pháp luật, đạo đức hành nghề Luật sư không cho phép Luật sư nhận, thực hiện các công việc đó, cam kết những nội dung đó.

[iv] Cùng với việc trao đổi với khách hàng đề có các thông tin về nội dung sự việc, nắm được tâm tư nguyện vọng của khách hàng, Luật sư cũng cần đề nghị khách hàng cung cấp các thông tin về nhân thân, quá trình công tác, cống hiến cho xã hội, các bằng khen, huân, huy chương của người phạm tội, và của gia đình đề chuẩn bị cho việc xem xét đề nghị cho họ được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. 

Trong trường hợp người phạm tội đang bị áp dụng biện pháp tạm giam thì khi đến gặp Luật sư, gia đình họ thường có đề nghị Luật sư tư vấn, hỗ trợ để xin cho bị can được tại ngoại điều tra. Do đang quen sống trong điều kiện đầy đủ về vật chất, được người khác tôn trọng, phục tùng nên việc bị tạm giam, cách ly khỏi cuộc sống xã hội thường gây ra “sốc tâm lý” cho bản thân người phạm tội và gia đình họ. Viêc họ có nguyện vọng mong muốn người thân được tại ngoại điều tra là hoàn toàn chính đáng. Trong trường hợp này, Luật sư cần tư vấn cho họ các quy định của pháp luật liên quan đến việc tạm giữ, tạm giam Giúp gia đình làm các đơn từ cân thiêt, với những lý do xác đáng gửi tới các cơ quan có thẩm quyền đề nghị thay đổi biện pháp ngăn chan Bàn thân Luật sư cũng có thể gửi đơn tới các cơ quan về việc này. Tuy nhiên, Luật sư cũng cần làm công tác tư tưởng cho họ biết việc xin thay đổi biện pháp ngăn chặn ngay trong giai đoạn điều tra, khi vừa khởi tố, bắt tạm giam là rất khó khăn để họ đỡ thất vọng trong trường hợp đề nghị không được chấp nhận. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án tội phạm về chức vụ, có thế thấy, đối với các bị can không phải là đầu vụ, chỉ là đồng phạm, có vai trò không đáng kể, nếu đã thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, đã khắc phục hậu quả... thì sau khi kết thúc điều tra, có thể được xem xét thay đổi biện pháp ngăn chặn. Do đó, Luật sư cần tư vấn cho bị can và gia đình để họ nắm được quy định, thành khẩn khai báo, hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng để có thế được hưởng các chính sách khoan hồng của pháp luật, được tại ngoại sau khi kết thúc điều tra.

Trong trường hợp bị can bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam để phục vụ điều tra, tạm giam đồng nghĩa với việc bị tạm thời cách ly khỏi cuộc sống xã hội, thiếu thông tin về gia đình, bị can thường mong muốn được gặp gia đinh, người thân. Luật thi hành tạm giữ, tạm giam có quy định quyền của bị can bị tạm giam được gặp người thân mỗi tháng một lần. Luật sư cần tư vấn cho bị can và gia đình biết đe đăng ký, làm thù tục thăm gặp.

Hành vi phạm tội của người có chức vụ thường liên quan đến rất nhiều vấn đề chuyên môn, văn bản pháp luật. Trong quá trình công tác tại cơ quan, người phạm tội sẽ có nhiều mối quan hệ với anh em, bạn bè, đồng nghiệp. Luật sư nên đề nghị khách hàng giới thiệu, tiếp các đối tượng nậy. Đây là một nguồn quan trọng để Luật sư có thể khai thác thông tin về vụ việc, thu thập tài liệu, chứng cứ.

Tội phạm về chức vụ thường là những người có trình độ hiểu biết, từng trải trong cuộc sống, độ tuổi không còn quá trẻ, do đó, Văn phòng Luật sư cũng cần xem xét lựa chọn những Luật sư có thâm niên, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sống để thụ lý vụ việc. Trên thực tiễn, đã có những trường hợp bị can ở trong trại giam, sau khi gặp gỡ Luật sư được gia đình mời đã từ chối Luật sư vì cho rằng Luật sư không đủ trình độ, kinh nghiệm, và còn quá “non” để thực hiện công việc.

3- Ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và viết đơn mời Luật sư trong các vụ án về tội phạm chức vụ

Sau khi khách hàng và Luật sư thống nhất về việc mời Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ, về nguyên tắc, giữa Luật sư và khách hàng sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và viết đơn mời Luật sư.

Khách hàng trong các vụ án liên quan đến tội phạm về chức vụ thường là những người có trình độ, thích phương pháp làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ các nguyên tắc, do đó, các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng cần được soạn thảo chặt chẽ, tránh việc mồi bên hiêu một cách có thể gây ra các ưanh chấp sau này. Trong thực tế, đã có trường hợp khách hàng đến mời Luật sư tham gia bào chữa vào thời điểm họ vừa bị khởi tố, hai bên giao kết hợp đồng, trong hợp đồng quy định thời hạn thực hiện hợp đồng đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, khi tham gia giải quyết vụ án, dựa vào trình độ chuyên môn, sự nhiệt tình, nồ lực, cương quyết đấu tranh cùa Luật sư mà bị can đã được đình chỉ điều tra ngay trong giai đoạn điều tra. Khi đó, phía Luật sư cho rằng vụ án như vậy là đã rất thành công và hợp đồng sẽ dừng lại ờ đó. Tuy nhiên, sau đó, phía khách hàng lại đến Văn phòng và yêu cầu Luật sư phải hoàn lại phần lớn tiền thù lao vì cho rằng bị can đã được đình chỉ ở giai đoạn điều tra nên Luật sư sẽ không phải tham gia tiếp các giai đoạn truy tố, xét xử nữa. Nếu xét về câu chữ trong hợp đồng thì yêu cầu của khách hàng là có cơ sở pháp lý, tuy nhiên, phía Luật sư thì cho rằng yêu cầu của khách hàng là không phù hợp, không có tình có lý, vì để có được kết quả đó, Luật sư đã phải rất nỗ lực. Với kết quả đó, lẽ ra khách hàng còn cần phải khen thường, động viên cho Luật sư chứ không nên căn cứ vào câu chữ của hợp đồng để đòi lại tiền thù lao. Sau khi trao đổi, khách hàng đã hiểu ra và chấp nhận. Tuy nhiên, căn cứ pháp lý trên, nếu khách hàng không chấp nhận thì rõ ràng Luật sư sẽ phải trả lại một phần thù lao cho khách hàng. Từ thực tiễn trên, để tránh tranh chấp, khi soạn thảo hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng nói chung và khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ nói riêng đều cần chặt chẽ, rõ ràng.

Cùng với việc ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư cần yêu cầu khách hàng viết đơn mời Luật sư. Theo quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hành nghề, đơn mời Luật sư cùng với giấy giới thiệu của văn phòng và thẻ Luật sư là những loại tài liệu cần thiết trong bộ hồ sơ làm thủ tục đăng ký bào chữa nộp cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, để tham gia quá trình tố tụng, Luật sư chỉ cần làm thủ tục đăng ký bào chữa một lần. Giấy thông báo người bào chữa do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cấp có giá trị trong suốt quá trình tố tụng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự

4- Vấn đề thù lao, chi phí làm việc cho Luật sư trong các vụ án về tội phạm chức vụ 

Một trong những vấn đề cần lưu ý, thỏa thuận rõ ràng khi ký hợp đồng là điều khoản về thù lao và chi phí Luật sư. Khách hàng trong các vụ án tội phạm về chức vụ thường có yêu cầu rất cao đối với Luật sư. Luật sư phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong cuộc sống cùng các mối quan hệ xã hội có thể hữu ích cho công việc của họ, nhiệt tình với công việc... Trên thực tế, các vụ án về tội phạm chức vụ thường rất phức tạp, không chỉ về chuyên môn pháp luật mà đôi khi còn liên quan đến các quan hệ xã hội, chính trị phức tạp... Do đó, Luật sư tiếp nhận các vụ án loại này thường là những Luật sư đã có thâm niên trong nghề, có trình độ nghiệp vụ và về tuổi tác thường cũng không quá trẻ. Để có những Luật sư đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của công việc phức tạp thì mức thù lao của Luật sư đối với các vụ án về tội phạm chức vụ thường cũng cao hơn các vụ án khác. Tuy nhiên, khách hàng trong các vụ án này thường có điều kiện về kinh tế nên sẽ có khả năng chi trả. Điều này cũng không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Đã có vụ án, người phạm tội là một người có chức vụ cao trong xã hội, dư luận xã hội đánh giá đây là một người rất giàu trong xã hội. Tuy nhiên, khi vợ bị can đến mời Luật sư lại luôn cố tỏ ra là gia đình rất khó khăn, thậm chí, khi nộp tiền phí theo hợp đồng, họ mang đến toàn tiền lẻ và đưa ra lý do rằng đã phải nhặt nhạnh, vay mượn mới có...

Do nhiều nguyên nhân, quá trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án tội phạm về chức vụ thường dài hơn các vụ án hình sự khác như cướp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích... Trong quá trình điều tra thường phải gia hạn thời gian điều tra, việc Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung thường xảy ra, phiên tòa xét xử cũng thường kéo dài, cá biệt có những phiên tòa kéo dài hàng chục ngày, thậm chí hàng tháng. Do đó, khi tiếp nhận vụ án, Luật sư cần tính toán cân nhắc mức thù lao, chi phí phù hợp với tính chất của vụ án, các công việc mà khách hàng mong muốn Luật sư thực hiện. Trong các trường hợp bị can bị tạm giam, khách hàng thường mong muốn Luật sư có mặt trong tất cả các buổi hỏi cung để làm chỗ dựa tỉnh thần cho bị can, hoặc khi đã kết thúc điều tra thì thường xuyên vào thăm để động viên tỉnh thần bị can và là cầu nối thông tin, tình cảm giữa bị can và gia đình, Luật sư phải xem xét tính toán một mức thù lao, chi phí phù hợp với thời gian, công sức mà Luật sư sẽ phải bỏ ra, các công việc khác sẽ bị ảnh hưởng khi phải dành thời gian cho vụ án này.

Thông thường khi tính chi phí, thù lao, Luật sư có thể tính thù lao trọn gói theo vụ việc, theo tháng hoặc tính theo giờ làm việc thực tế, có thể gộp chung hoặc tách riêng giữa thù lao Luật sưchi phí đi lại công tác đối với các vụ án ở xa... Đối với các vụ án lớn, phức tạp thì Luật sư khó có thể tính toán chính xác được thời gian kết thúc vụ án nên cần có các điều khoản dự kiến điều chỉnh mức thù lao, chi phí trong trường hợp vụ án kéo dài.

Theo quy định của pháp luật, khi được mời tham gia vụ án hình sự, Luật sư không được hứa hẹn kết quả với khách hàng. Do đó, khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, Luật sư không được đưa cam kết 1 kết quả trong hợp đồng. Trên thực tiễn, đã có trường hợp Luật sư khi ký kết hợp đồng đã cam kết kết quả khi thu tiền của khách hàng. Sau đó, khi kết quả vụ án không được như mong muốn, không trả lại tiền cho khách hàng, dẫn đến khách hàng khiếu nại đến Đoàn Luật sư, và đã bị xử lý bằng hình thức tước thẻ hành nghề.

5- Vấn đề bí mật thông tin khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ 

Khách hàng trong các vụ án về chức vụ thường là những người có địa vị xã hội, có nhiều mối quan hệ, nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, nhạy cảm nên họ thường rất quan tâm đến vấn đề giữ bí mật thông tin. Có những vụ án tội phạm về chức vụ có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội, người phạm tội nguyên là cán bộ cấp cao, nắm giữ nhiều thông tin quan trọng, có những vấn đề họ tâm sự với Luật sư, thậm chí có trường hợp còn muốn qua Luật sư bắn tin tới các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền để “mặc cả” về hướng xử lý vụ án của họ. Trong những tình huống như vậy, Luật sư cần thận trọng xử lý thông tin, có hướng giải quyết phù hợp để vừa đảm bảo được vấn đề đạo đức nghề nghiệp vừa sử dụng các thông tin một cách hiệu quả, đúng luật trong quá trình tác nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình.

 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tiếp xúc, trao đổi với khách hàng trong các vụ án về tội phạm chức vụ

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39031 sec| 1164.078 kb